Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang (Trang 37 - 39)

Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thì công tác kiểm soát hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được Ngân hàng tập trung cao nhất, vì nợ quá hạn được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử dụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng các hoạt động trên, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng.

Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn

Khản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh

số % Tuyệtđối đối(%)Tương Tuyệtđối đối(%)Tương

Nợ nhóm 1( nợ trong hạn) 68,635 98.46 293,132 99.92 676,286 99.92 224,497 327.09 383,154 130.71 Nợ nhóm 2 746 1.07 36 0.01 12 0.00 -710 -95.17 -24 -66.67 Nợ nhóm 3 172 0.25 153 0.05 180 0.03 -19 -11.05 27 17.65 Nợ nhóm 4 113 0.16 29 0.01 272 0.04 -84 -74.34 243 837.93 Nợ nhóm 5 45 0.06 6 0.00 45 0.01 -39 -86.67 39 650.00 Tổng cộng 69,711 100 293,356 100 676,795 100 223,645 320.82 383,439 130.71

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

Bảng đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn

ĐVT: Triệu đồng

Từ biểu đồ trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng rồi giảm năm 2005 nợ quá hạn là 1,076 triệu đồng đến năm 2006 nợ quá hạn giảm xuống còn 224 triệu đồng sang năm 2007 thì nợ quá hạn tăng lên là 509 triệu đồng. Do trong năm 2007 có những khách hàng kinh doanh không đạt hiệu quả nên không có khả năng trả được nợ và đặc biệt vào năm 2007 loại hình cho vay nông nghiệp bị quá hạn nhiếu so với tổng nợ quá hạn của năm 2007 cụ thể là năm 2007 nợ quá hạn chiếm 509 triệu trong đó nợ quá hạn của nông nghiệp chiếm đến 350 triệu. Nguyên nhân là một số khách hàng kinh doanh thủy sản và nông nhiệp gặp thiên tai và chưa có kinh nghiệm làm ăn lâu nên kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn của nông nghiệp tăng cao trong năm 2007.

Nhìn chung nợ nhóm 1 (nợ trong hạn) tăng qua các năm, nợ nhóm 2 (NQH<90 ngày) có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2005 là 746 triệu đồng, năm 2006 là 36 triệu đồng giảm xuống 710 triệu đồng so với năm 2005 sang năm 2007 là 12 triệu đồng tiếp tục giảm xuống 24 triệu đồng so với năm 2006. Nợ nhóm 3 (từ 90 ngày đến 180 ngày) giảm rồi tăng, cụ thể năm 2005 là 172 triệu đồng, năm 2006 là 153 triệu đồng giảm xuống là 19 triệu đồng so với năm 2005 đến năm 2007 là 180 triệu đồng tăng lên 27 triệu đồng so với năm 2006. Nợ nhóm 4 (180<NQH<=360 ngày) và nợ nhóm 5 (>360 ngày)

cũng tương tự như nợ nhóm 3.

Tuy doanh số cho vay tăng liên tục, dư nợ luôn duy trì ở mức cao nhưng nợ quá hạn lại giảm mạnh và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên Ngân hàng không nên quá chủ quan mà cần nổ lực hơn nữa trong công tác thu nợ và có kế hoạch quản lý nợ chặt chẽ nhằm hạn chế nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w