CƠ CẤU LẠI MỐI QUAN HỆ CƠNG NGHIỆP – THƢƠNG MẠI – TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của công ty bưu chính viễn thông (Trang 30 - 33)

2.1. Hiện trạng:

Thơng qua việc phân tích tình hình tài chính tại Chương II, Đề tài đã nêu được một số tồn tại trong hoạt động của nhóm các đơn vị sản xuất công nghiệp, chủ yếu là liên doanh. Trong đó, nổi bật một số vấn đề là doanh thu của một số đơn vị có chiều hướng giảm, vịng quay vốn lưu động còn chậm, nợ đọng vẫn chưa được giải quyết triệt để,

… Điều đó chứng tỏ rằng, việc tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần sản xuất cơng nghiệp cịn nhiều tồn tại. Qua nghiên cứu nhìn nhận một số tồn tại sau đây, chủ yếu liên quan đến mối quan hệ công nghiệp (các đơn vị sản xuất) – thương mại (các đơn vị thương mại của Tổng Công ty) – tiêu thụ (các đơn vị tiêu thụ, chủ yếu là các Bưu điện tỉnh):

Thứ nhất; thị trường của các sản phẩm công nghiệp do các đơn vị liên doanh và công

ty cổ phần sản xuất ra là Tổng Cơng ty, hay nói cách cụ thể hơn là các Bưu điện tỉnh. Về lý thuyết, Tổng Cơng ty góp vốn thành lập một số đơn vị sản xuất công nghiệp (liên doanh và cổ phần) và đưa vốn (một phần) cho các đơn vị này sản xuất là để các đơn vị tạo ra sản phẩm cần cho mạng lưới của Tổng Cơng ty. Cịn đối với các Bưu Điện tỉnh, Tổng Công ty bỏ tiền đầu tư để mua các sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế, trong một số trường hợp, các Bưu điện tỉnh đã không dùng tiền của Tổng Công ty để mua các sản phẩm của Tổng Công ty đã đầu tư sản xuất, mà mua các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp bên ngoài sản xuất.

Thứ hai, Tổng Công ty đã thành lập các công ty thương mại để tiêu thụ các sản phẩm

cơng nghiệp, góp phần đưa các sản phẩm cơng nghiệp lên mạng lưới. Nhưng mối quan hệ giữa thương mại và công nghiệp hiện nay chưa phát huy hết hiệu quả dẫn đến cịn xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa sản phẩm do các đơn vị của Tổng Công ty sản xuất với các sản phẩm do công ty thương mại của Tổng Công ty nhập về.

Thứ ba, các đơn vị sản xuất công nghiệp vừa phải tập trung sản xuất, nghiên cứu cải tiến sản phẩm… để phù hợp với yêu cầu mạng lưới, lại vừa phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, canh tranh với các đơn vị sản xuất trong Ngành, ngoài Ngành và sản phẩm nhập khẩu. Điều này tạo nên tính khơng chun nghiệp cho các nhà sản xuất, gây ra lãng phí trong sản xuất và tiêu thụ.

2.2. Giải pháp:

Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, việc đưa ra một giải pháp tổng thể để cơ cấu lại mối liên kết giữa các khâu sản xuất, tiêu thụ, tài chính là hết sức cần thiết. Cơ chế mới

sẽ phải điều chỉnh được quan hệ giữa Nhà sản xuất, Nhà thương mại, Nhà tài chính và Nhà sử dụng.

Mơ tả cơ chế

- Tổng Công ty xác định nhu cầu về sản phẩm công nghiệp cần cho mạng lưới trong tồn Ngành, thơng qua đề xuất của các Bưu điện tỉnh và các đơn vị thành viên.

- Sau khi được Tổng Công ty phê duyệt kế hoạch đầu tư và mua sắm thiết bị, Nhà sử dụng sẽ ký hợp đồng với Nhà thương mại, bao gồm, số lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật, thời gian giao nhận…

- Nhà thương mại phân chia các hợp đồng thương mại cho các Nhà sản xuất để sản xuất ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của Nhà sử dụng và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Nhà sản xuất.

- Nhà tài chính sẽ là mắt xích nối liền các khâu trong chu trình này, có thể cung cấp vốn cho Nhà sản xuất, Nhà thương mại và them chí cả cho Nhà sử dụng. Tổng Công ty đầu tư vốn cho các sản phẩm của Ngành thơng qua Nhà tài chính.

- Trong chu trình này, Nhà sản xuất sẽ yên tâm sản xuất theo hợp đồng đã ký kết với Nhà thương mại. Tránh được tình trạng sản xuất thừa, thiếu, khơng bị lãng phí vốn khi nhập nguyên vật liệu… Bên cạnh đó Nhà sản xuất cịn được Nhà tài chính cung cấp vốn cho sản xuất, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩn đáp ứng các yêu cầu mới. - Nhà thương mại sẽ được Nhà tài chính cho vay vốn để đặt hàng của nhà sản xuất và khơng phải lo lăng tìm thị trường đầu ra, đầu vào, chỉ thực hiện nhập khẩu những sản phẩm mà Nhà sản xuất không sản xuất được. Lúc này Nhà thương mại sẽ có điều kiện tập trung vào việc tìm kiếm thị trường mới trong nước và ngoài nước cho các sản phẩm của Nhà sản xuất.

Tóm lại, đây là một cơ cấu hoạt động mang tính chun mơn hố cao, nó sẽ giúp các đơn vị sản xuất cơng nghiệp nói riêng và Tổng Công ty nói chung tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc, công sức, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác và hợp lý. Từ đó, làm tăng khả năng hoạt động của các

đơn vị của Tổng Cơng ty có vốn góp và tăng lợi nhuận đầu tư của Tổng Công ty. Hơn nữa, cơ chế hoạt động như vậy sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tập trung hơn vào các cơng viêc chun mơn của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà đơn vị cung cấp: Nhà sản xuất có điều kiện cải tiến chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tạo sản phẩm mới; Nhà thương mại tập trung làm tốt công tác tiếp thị cho các sản phẩm cơng nghiệp của Ngành; Nhà tài chính chun mơn hố trong việc tìm kiếm và cung cấp nguồn vốn cho sản xuất với lãi suất, thời hạn hợp lý, điều hoà được nguồn vốn nhàn rỗi giữa các đơn vị, đầu tư kịp thời vào nhưng dự án cần thiết.

2.3. Kiến nghị triển khai:

Để cơ chế nêu trên được thực hiện có hiệu quả, đề xuất một số kiến nghị như sau: - Thực hiện chun mơn hố triệt để bằng cách áp dụng cơ chế này trong tồn Ngành. Nhưng trước mắt, có thể thực hiện từng bước bằng cách thực hiện thí điểm đối với một loại sản phẩm cụ thể. Sau đó, có tổng kết đánh giá và nhân rộng việc áp dụng ra toàn hệ thống đối với tất cả các loại sản phẩm.

- Có thể thực hiện với một đầu mối tiêu thụ (Nhà thương mại) cho tất cả các loại sản phẩm hoặc đối với mỗi loại sản phẩm có một đầu mối tiêu thụ riêng.

- Đối với tổ chức thực hiện, có thể sử dụng ngay chính các cơng ty thương mại của Tổng Công ty làm trung tâm tiêu thụ. Nhưng nếu không dàn xếp được các mối quan hệ về lợi ích giữa các đơn vị sản xuất công nghiệp với các công ty thương mại hiện nay, thì có thể thành lập ra một hoặc một số công ty thương mại cổ phần để làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị sản xuất công nghiệp. Các công ty thương mại cổ phẩm mới này sẽ do Cơng ty tài chính cùng các đơn vị sản xuất cơng nghiệp đóng góp vốn thành lập và sẽ huy động vì lợi ích của Nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của công ty bưu chính viễn thông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)