Phục vụ thị trƣờng nội địa

Một phần của tài liệu Gói kích cầu của chính phủ và những tác động của nó đến nền kinh tế VN 6 tháng đầu năm 2009 (Trang 40 - 41)

Để giúp đỡ và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào chương trình kích cầu hàng nội địa, các chun gia cho rằng cần phải thay đổi nhận thức và cái nhìn của doanh nghiệp về thị trường nội địa. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, để khơng xảy ra tình trạng “thua ngay trên sân nhà” trước áp lực cạnh tranh của các sản phẩm ngoại nhập hay hàng biên mậu Trung Quốc giá rẻ đổ vào. Tiến sĩ Đặng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Tế và Kinh Doanh Hà Nội có ý kiến về vấn đề này như sau: “Cái thứ nhất là các doanh nghiệp Việt Nam làm hàng chưa chú trọng đến thương hiệu. Cái thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam sinh sau đẻ muộn nên năng lực cạnh tranh của mình cũng phải đối đầu với những doanh nghiệp có kinh nghiệp rất là lâu năm trên thị trường quốc tế. Bây giờ, doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước làm cho thương hiệu của mình tỏa sáng trong khu vực. Khi anh làm thì phải làm cho thị trường trong nước tốt đã thì anh mới cạnh tranh được với quốc tế. Chứ quan niệm là cái gì tốt anh đem ra ngồi, cái gì xấu anh bỏ lại là khơng đúng. Mà anh phải làm là cái gì tốt là

phải sử dụng trong nước đã. Rồi nhiều cái tốt lên, anh mới đem ra nước ngồi. Như thế thì mới bền vững. Trước đây, đánh bắt được con tơm thì con nào to đem đi xuất khẩu, con nào bé thì để lại ăn. Bây giờ phải nghĩ khác đi. Bây giờ phải nghĩ là ai mua con tôm này giá cao thì tơi bán chứ không cần phải nước ngồi hay nước trong và tơi cứ thế tơi cố gắng tiêu chuẩn hóa để mà bán hàng, chứ khơng có phân loại như trước, mà cũng khơng nghĩ là người trong nước thì cần kiệm, dùng hàng kém chất lượng.”

Một phần của tài liệu Gói kích cầu của chính phủ và những tác động của nó đến nền kinh tế VN 6 tháng đầu năm 2009 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)