3 .Thước cặp
5. Đồng hồ so
5.1. Đặc điểm và công dụng
Là dụng cụ đo chính xác 0.01 - 0.001mm. Đồng hồ điện tử cịn chính xác hơn.
Đồng hồ so dùng để điều chỉnh vị trí lắp ráp linh kiện, dụng cụ gá, kiểm tra sai lệch hình dạng hình học như độ cơn, độ thẳng, độ song song, vng góc, độ khơng đồng trục.
5.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ so
Vòng tai 9 của vỏ đồng hồ 1 là chỗ gá lắp khi lắp đồng hồ so. Khi đo, đầu đo 8 tiếp xúc với bề mặt đo của chi tiết, cùng với sự thay đổi kích thước đo, cần đo 7 sẽ di chuyển hướng trục trong ống lồng 6. Thông qua kim 4, 5 và đĩa chia độ 3 để đọc ra lượng dịch chuyển
Hình 2.20: Cấu tạo của đồng hồ so
5.3. Một số loại đồng hồ so
Hình 2.21: Một số loại đồng hồ so
5.4. Cách sử dụng
- Khi sử dụng đồng hồ so trước hết phải gá lên giá đỡ vạn năng, sau đó chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần đo.
33
- Điều chỉnh mặt số lớn cho kim đúng vị trí số “0”. Di chuyển đồng hồ so tiếp xúc suốt với bề mặt cần kiểm tra.
5.5. Cách bảo quản
- Khi sử dụng phải hết sức nhẹ nhàng tránh va đập. - Giữ không để trầy xước hoặc vỡ mặt đồng hồ.
- Không nên dùng tay ấn vào đầu đo để thanh đo di chuyển mạnh.
- Khi đo thì đồng hồ so phải ln được gá ở trên giá, khi sử dụng xong phải đặt đồng hồ vào đúng vị trí ở trong hộp và cất vào nơi quy định. - Không để đồng hồ so ở chỗ ẩm ướt.
5.6. Kiểm tra độ song song bằng đồng hồ so
Đặt chi tiết lên bàn máp, gá đồng hồ so lên giá đỡ, cho đầu đo tiếp xúc với bề mặt chi tiết. Đẩy chi tiết trên bàn máp đồng thời quan sát sự thay đổi của đồng hồ so. Nếu có sự thay đổi so với vị trí đầu tiên thì 2 bề mặt khơng song song, ngược lại nếu khơng có sự thay đổi thì 2 bề mặt song song.
5.7. Bài tập
Kiểm tra hình dạng của bề mặt các chi tiết
- Bước 1: Kiểm tra đồng hồ so
- Bước 2: Gá chi tiết lên thang đo
- Bước 3: Ghi chép số liệu