- Sử dụng nhiều phân hóa học làm cho đát bạc màu, gây ô nhiễm môi trường
CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ
3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Đất, cát
Quá trình cắt và làm tơi
Quá trình điều chỉnh độ ẩm Môi trường
dinh dưỡng Thu gom
Quá trình sàng Phụ phẩm nông nghiệp ( rơm rạ, bã mía, vỏ cà phê …)
Chế phẩm EM Quá trình ủ sơ bộ Quá trình nghiền Quá trình xử lý EM Nhân giống cấp II Nhân giống cấp I Men giống
Quá trình làm tơi mùn Quá trình Phối trộn N, P, K,… Quá trình sấy Quá trình tạo hạt Quá trình đóng bao Sản phẩm N, P, K,…
3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ3.2.1. Phân loại sơ bộ 3.2.1. Phân loại sơ bộ
Mục đích: Phụ phẩm mới thu gom về tại nguồn bao gồm nhiều thành phần phức tạp và nhiều loại nguyên liệu khác nhau như vỏ cà phê, rơm rạ, thân cây đậu… . Vì vậy công đoạn này giúp loại bỏ các thành phần không phải hữu cơ có kích thước lớn, chuẩn bị nguồn nguyên liệu tốt hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn sau.
Cách tiến hành: Phụ phẩm nông nghiệp tại sàn tập kết sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được chuyển lên sàng phân loại để phân loại ra các nguyên liệu khác nhau.
3.2.2. Sàng
Mục đích: Tách đất, cát ra khỏi hỗn hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo.
Cách tiến hành: Hỗn hợp nguyên liệu sau khi phân loại được băng tải chuyển vào sàng lồng. Với kích thước lỗ sàng và độ nghiêng sàng thích hợp, đất, cát có kích thước lọt lỗ sàng được loại ra và được băng tải chuyển ra ngoài. Hỗn hợp này có thể dùng để cải tạo đất. Phần trên sàng tiếp tục đi đến các công đoạn tiếp theo.
3.2.3. Máy cắt và làm tơi
Mục đích: làm nhỏ các thành phần để tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo.
Cách tiến hành: Sau khi phân loại sơ bộ, nguyên liệu tiếp tục được đưa vào máy cắt. Tại đây, nguyên liệu sẽ được phá vỡ nhờ cơ cấu đập cắt của máy và qua đó rác cũng được làm tơi trước khi vào công đoạn sau.
3.2.4. Điều chỉnh độ ẩm
Mục đích: Tạo độ ẩm thích hợp cho nguyên liệu, mặt khác sẽ giảm được lượng chế phẩm EM bổ sung vào nguyên liệu ở công đoạn tiếp theo.
Cách tiến hành: Dùng nước vôi hoặc môi trường dinh dưỡng tưới lên lớp nguyên liệu, trong quá trình thao tác cần đảo trộn để nước vôi thấm vào nguyên liệu đồng đều hơn.
3.2.5. Xử lý EM
Mục đích: Phụ phẩm nông nghiệp sau khi được điều chỉnh độ ẩm thì nguyên liệu sẽ được phun chế phẩm EM nhằm khử mùi hôi, giảm một số thông số vật lý, hóa học,…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo.
Cách tiến hành: Công nhân sẽ trực tiếp phun chế phẩm EM dưới dạng sương mù, giữ trong một khoảng thời gian 6 giờ, xử lí dung dịch EM nồng độ 1/80, dùng 15 lít/m3 và dùng bình xịt đều kháp bề mặt rác, sau 12 giờ đem đi xử lí các giai đoạn tiếp theo.
3.2.6.Ủ sơ bộ
Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân giải một phần nguyên liệu. Ở giai đoạn đầu, nhiệt độ của khối ủ sẽ tăng rất nhanh có thể đạt 60-700C, những sinh vật gây bệnh cũng bị tiêu diệt ở quá trình lên men này
Cách tiến hành: Sau khi phối trộn men vi sinh, hỗn hợp nguyên liệu hữu cơ được chuyển vào buồng lên men nhờ máy xúc. Quá trình lên men là hiếu khí, không khí được cấp cho khối ủ bằng máy nén khí thông qua hệ thống ống dẫn đặt bên dưới nền bể ủ. Quá trình này kết thúc sau 6 ngày ủ.
3.2.7. Nghiền
Mục đích: Tạo ra kích thước đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối trộn, giúp cho men vi sinh thấm đều trong nguyên liệu, giảm thời gian ủ cũng như chất lượng phân ủ sau này.
Cách tiến hành: Hỗn hợp nguyên liệu sau khi ủ sơ bộ được đưa vào máy nghiền. Ở đây nguyên liệu sẽ được nghiền ra kích thước đồng đều thích hợp nhờ cơ cấu nghiền của máy nghiền.
3.2.8. Phối trộn
Mục đích: Trộn hỗn hợp nguyên liệu hữu cơ với men vi sinh để chuẩn bị cho quá trình ủ nguyên liệu về sau.
Cách tiến hành: Nguyên liệu sau khi đã phân loại và tách hoàn toàn các tạp chất sẽ đưa vào máy phối trộn. Phun men vi sinh phân hủy vào dòng chảy nguyên liệu để phối trộn cho đều. Tỉ lệ men vi sinh sử dụng 1,5% so với lượng nguyên liệu hữu cơ cần ủ.
3.2.9. Ủ chín
Mục đích: Đây là quá trình mùn hóa mạnh, sản sinh nhiều hợp chất nitơ vô cơ hòa tan và ổn định phân mùn, vì vậy khi chuyển sang nhà ủ chín không những có tác dụng đảo trộn và làm tơi mùn mà còn làm giảm nhiệt độ khối ủ. Tạo điều kiện cho xạ khuẩn và những vi khuẩn có bào tử phát triển mạnh, những loài vi sinh vật này làm tăng nhanh quá trình mùn hóa.
Cáchtiến hành: kết thúc quá trình lên men mùn hữu cơ được chuyển qua các bể ủ chín, oxi cũng được cung cấp liên tục bởi máy nén khí và hệ thống ỗng dẫn như quá trình ủ sơ bộ trên. Quá trình ủ chín kết thúc sau khoảng 30 ngày ủ, sản phẩm được chuyển đến bãi tập kết, trước khi vào công đoạn tiếp theo.
3.2.10. Làm tơi mùn
Mục đích: Quá trình ủ làm cho mùn hữu cơ bị vón cục do bị chất đống lâu ngày. Do đó cần phải làm tơi mùn tạo điều kiện cho các thành phần hữu cơ chưa được phân hủy bị phân hủy trước khi vào công đoạn tiếp theo.
Cách tiến hành: Mùn sau khi ủ chín được băng tải vận chuyển vào máy đánh tơi. Mùn được làm tơi nhờ các cánh quay quanh trục của máy.
3.2.11. Phối trộn N, P, K và các chế phẩm men vi sinh
Mục đích: Để sản xuất phân vi sinh hữu cơ thì công đoạn quan trọng không thể thiếu là phối trộn các thành phần N, P, K (và đặc biệt là các men vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định đạm và vinh sinh vật phân giải các chất hữu cơ,) …Nhằm tạo ra phân vi sinh với các thành phần thích hợp và có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã đề ra.
Cách tiến hành: Phân hữu cơ sau khi sàng sẽ được băng tải đưa vào thiết bị trộn. Nhờ các cánh đảo trộn hoạt động làm cho hỗn hợp phân hữu cơ cùng với các loại phân ure, superphotphat, kali và các loại men vi sinh đưa vào theo một tỷ
lệ nhất định được trộn đều với nhau tạo thành môt hỗn hợp đồng đều đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng của nhà máy.
3.2.12. Sấy tách ẩm
Mục đích: Làm giảm độ ẩm của phân hữu cơ đến môt độ ẩm nhất định để thuận tiện cho các công đoạn tiếp theo và đảm bảo chất lượng bảo sản phẩm sau này.
Cách tiến hành: Phân hữu cơ được đưa vào thiết bị sấy nhờ băng tải. Tại đây, lượng ẩm được tách ra và sản phẩm sau khi sấy đạt độ ẩm khoảng 28% sẽ được băng tải chuyển qua công đoạn tiếp theo.
3.2.13. Tạo hạt
Mục đích: Tạo ra phân vi sinh ở dạng hạt với kích thước đồng đều thuận tiện cho quá trình sử dụng của người dân sau này.
Cách tiến hành: Hỗn hợp sau khi phối trộn được băng tải vào thiết bị tạo hạt. Tại đây phân được tạo thành hạt và đem đi đóng bao..
3.2.14. Đóng bao
Mục đích: Thuận lợi cho quá trình vận chuyển và bảo quản.
Cách tiến hành: Phân vi sinh dạng hạt sau khi tạo hạt sẽ được băng tải chuyển đến máy đóng bao. Sản phẩm sẽ được đóng thành những bao với khối lượng tịnh 50kg nhờ cân và thiết bị đóng bao tự động.
CHƯƠNG 4