Từ việc nhận diện các thủ thuật gian lận và phân tích căn nguyên của gian lận cũng như nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh chống gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, cho thấy để khắc chế gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Một là, hoàn thiện các quy định pháp luật về DN, về hải quan và về thuế để
tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng minh bạch và phù hợp thực tiễn kinh tế. Những vấn đề chủ yếu có liên quan cần nghiên cứu sửa đổi là:
- Quy định trình tự, thủ tục giám sát chặt chẽ hơn đối với hàng tạm nhập, tái xuất để thực hiện thi cơng cơng trình, cơng việc, dự hội chợ triển lãm….
- Bỏ quy định cho phép DN kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất. Trên thực tế quy định này khơng tạo ra nhiều ích lợi cho phát triển kinh tế, song lại tạo ra mảnh đất màu mỡ cho gian lận thuế nhập khẩu. DN nào muốn mua hàng từ nước ngoài để bán sang một nước thứ ba khác thì thực hiện theo thủ tục hàng chuyển khẩu. Việc giám sát của hải quan đối với hàng hóa chuyển khẩu thuận lợi và chặt chẽ hơn đối với hàng kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất.
- Sửa đổi tiêu chí xác định người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế (để được hưởng ân hạn thuế) trong quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó, tiêu chí “Khơng nợ thuế quá hạn quá 90 ngày” nên sửa thành “Không nợ thuế quá hạn”. Quy định này sẽ giúp loại bỏ bớt những trường hợp thành lập DN “ma” sau đó nợ thuế nhập khẩu và bỏ trốn.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật DN về thủ tục thành lập DN, trách nhiệm giám sát DN sau thành lập và chế tài xử lý DN vi phạm Luật DN để hạn
chế tình trạng DN “ma”. Đặc biệt, cần có quy định xử lý nghiêm DN không chấp hành đúng quy định về góp vốn khi thành lập.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan. Nếu hoạt động
kiểm tra sau thông quan phát hiện kịp thời các gian lận thì một mặt chống thất thu ngân sách có hiệu quả, mặt khác phát ra tín hiệu cảnh báo ngăn ngừa những DN có ý định gian lận. Muốn vậy, phải tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp cho công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan.
Ba là, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chung về DN theo hướng xây dựng
chính phủ điện tử. Thông tin là cơ sở cho mọi quyết định quản lý. Muốn có quyết định quản lý đúng, cần phải có thơng tin tốt. Muốn vậy, cần có cơ chế kết nối thông tin điện tử giữa các cơ quan quản lý nhà nước (Thuế, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Địa chính…) để hình thành kho dữ liệu chung về DN. Đây là nền tảng để hải quan phát huy tác dụng trong kiểm tra, giám sát và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Bốn là, tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản
lý hải quan. Việc chống gian lận về chủng loại hàng, mã hàng, số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào máy móc thiết bị, đặc biệt là các thiết bị soi đặc chủng và thiết bị giám định. Những thiết bị này sẽ giúp nâng cao chất lượng giám sát hải quan và cơng tác kiểm hóa của hải quan.
Năm là, làm tốt hơn nữa công tác hợp tác quốc tế về hải quan và nâng cao
hiệu quả hoạt động của tình báo hải quan. Phải hồn thiện cơ chế phối hợp với hải quan các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và tăng cường lực lượng tình báo hải quan.
Tài liệu tham khảo
1. Khoa Thuế và Hải quan (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chống gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam”;
2. Võ Hồng Quỳnh – Bạch Hoàn: Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam; 3. Taichinhdientu.vn (2/6/2011): Gian lận định mức – một kiểu trốn thuế tinh vi; 4. Lê Xuân Trường (2005), “Đi tìm lời giải cho bài tốn chống gian lận giá tính thuế hàng nhập khẩu”, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 38 (8/2005);
5. Vneconomy.vn, Nguyên Linh: Hai hình thức gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.