1. Thị trường mục tiêu và các mục tiêuMarketing. Marketing.
Như đã nói ở trên, một Công ty kinh doanh không thể đảm bảo thoả mãn tất cả nhu cầu của mọi tầng lớp người tiêu dùng. Vậy nên mỗi Công ty đều chọn ra cho mình một thị trường mà Công ty có thể đáp ứng được nhu cầu và kinh doanh có hiệu quả. ở đây Công ty kinh doanh mặt hàng tạp phẩm và bảo hộ lao động. Mặt hàng tạp phẩm là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mỗi gia đình, tuỳ chất lượng và sự nổi tiếng khác nhau của loại mặt hàng này mà mỗi loại khách hàng tiêu dùng hàng hoá khác nhau. Công ty chú trọng việc cung cấp tới những người tiêu dùng có mức độ thu nhập thấp ở thành thị đồng thoừi mở rộng mạng lưới cung cấp hàng hoá ra những khu vực nông thôn, miền núi, ở đây hầu như mức thu
nhập của người dân còn thấp nên việc tiêu dùng hàng hoá của Công ty là phù hợp. Như vậy Công ty cần chú trọng vào những người có thu nhập thấp để phát triển việc kinh doanh. Riêng mặt hàng BHLĐ đây là loại hàng hoá phục vụ sản xuất nên Công ty tập trung vào tất cả các đơn vị sản xuất, những đơn vị trong và ngoài quốc doanh. Đây là thị trường lớn những người mua công nghiệp việc đáp ứng được yêu cầu của họ sẽ là thị trường rộng lớn đối với Công ty, mặt hàng BHLĐ phải đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Công ty cần có lực lượng cán bộ có trình độ nghiệp vụ để đảm bảo hàng hoá của Công ty đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sản xuất, tạo sự uy tín của Công ty để xâm nhập vào thị trường rộng lớn này.
Để đạt được hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên t mục tiêu mà Công ty đã chọn, Công ty cần đặt ra các hoạt động Marketing để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn.
+ Tổ chức thành lập mạng lưới kênh phân phối rộng khắp và vươn tới những khu vực nông thôn và miền núi. Tạo lập đội ngũ bán hàng có hiệu quả caokết hợp tuyên truyền quảng cáo trong nội bộ Công ty và ngoài Công ty để tăng uy tín của Công ty trong mỗi khách hàng.
+ Thường xuyên củng cố, thiết lập quan hệ chặt chẽ với bạn hàng, giữ chữ tín trong kinh doanh . Tổ chức hội nghị khách hàng theo chuyên ngành, củng cố mối quan hệ của Công ty với khách hàng, tăng sự hiểu biết và ổn định kênh tiêu thụ.
+ Cung ứng nguyên liệu, vật liệu cho các nhà sản xuất và mua lại phần lớn sản phẩm của họ.
+ Đến tận nhà máy, hầm mỏ, công trường chào hàng, nắm nhu cầu may đo theo kích cỡ quần áo, ký hợp đồng cung cấp hàng BHLĐ.
+ Tạo mọi điều kiện để tham gia dự thầu; ứng tiền dự thầu, ứng tiền đặt cọc đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng được tốt.
2. Vị thế cạnh tranh của Công ty trên thịtrường. trường.
Với lịch sử phát triển lâu dài của mình Công ty cần phải trở lại vai trò người dẫn đầu trên thị trường. Công ty dựa vào những mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và tăng cường mở rộng quan hệ với những khách hàng mới. Những mặt hàng truyền thống phải được duy trì và phát triển đồng thời phát triển những mặt hàng mới đang là nhu cầu trên thị trường, việc phát triển mặt hàng mới có nhiều thuận lợi cho Công ty là Công ty đã có hệ thống đại lý mua hàng của mình và hệ thống kênh phân phối hợp lý. Từ đó Công ty dần chiếm lĩnh những thị trường mục tiêu đã chọn. Những điểm mạnh của Công ty trong sử dụng hoạt động Marketingvà những điều kiện môi trường hoạt động sẽ giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh của mình. Cùng với tư cách là Công ty do Bộ Thương mại thành lập Công ty liên
doanh, liên kết với tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh đẻ đảm bảo cạnh tranh và kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nhận biết được những điểm yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh Công ty cần xây dựng một chiến lược Marketing để tạo ra một vị thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường.