Các phát hiện trong quá trình đánh giá tình hình tài chính của cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của CTTNHH xây dựng đô thị và thương mại thái hà (Trang 104)

TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY.

Thơng qua việc đánh giá trên, có thể thấy trong những năm vừa qua, có thể đánh giá khái quát chung về tình hình tài chính của công ty năm 2015 như sau:

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Với những khó khăn chung của nền kinh tế và của ngành xây lắp những năm qua công ty vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất liên tục và làm ăn có lãi. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1,862,608,119 đồng, tăng 422,951,542 đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng 29.38%. Đây là kết quả đáng mừng trước sự cố gắng nỗ lực của cả tập thể cán bộ, công nhân, người lao động trong công ty.

- Cơ cấu VLĐ khá phù hợp với đặc điểm của ngành, các khoản phải thu ngắn hạn và HTK luôn là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất và giữ vai trò then chốt trong kết cấu VLĐ của công ty.

- Đặc biệt công ty luôn quan tâm đến vấn đề chăm lo đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên, người lao động đầy đủ để họ luôn an tâm gắn bó với công ty. Công ty luôn trích quỹ khen thưởng phúc lợi để động viên, hỗ trợ kịp thời các nhân viên.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2015 đạt 0,0288 lần tăng 0.0259 lần so với đầu năm là 0.0259, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.03%. Chỉ tiêu này cho biết tại cuối năm 2015, tiền và tương đương tiền có thể thanh toán 0,0288 lần khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty đang được cải thiện.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cuối năm 2015 đạt 0.7980 lần tuy chưa cao nhưng đã tăng, đặc biệt tăng từ hệ số âm là -0.1774 lần từ năm 2014. Qua đó có thể thấy công ty đang cố gắng cải thiện khả năng thanh toán của mình

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: 2.3.1.1: Hạn chế:

Một là, tình hình huy động vốn chưa tốt. Năm qua, trong khi tình

hình bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xây dựng phát triển thì ta thấy quy mơ kinh doanh của CTTNHH xây dựng đô thị và thương mại Thái Hà lại đang thu hẹp lại. Tổng nguồn vốn năm 2015 là 35,694,724,885 đồng, giảm 959,013,288 đồng so với năm 2014. Điều này làm hạn chế năng lực xây dựng của công ty, năng lực lao động của công nhân viên. Trong thời gian tới cơng ty cần tìm giải pháp để mở rộng quy mô kinh doanh hơn nữa. công tác quản trị vốn bằng tiền chưa tốt biểu hiện ở việc báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được lập.

Hai là tỷ trọng HTK trong TSNH ở mức cao (năm 2015 tỷ trọng

HTK trong TSNH chiếm 54.65% tăng 6.07% so với mức 48.58% thời điểm đầu năm). Đối với một công ty xây dựng như CTTNHH xây dựng đô thị và thương mại Thái Hà thì HTK chiếm tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đưa ra chiến lược dự trữ HTK một cách hợp lý để tiết kiệm được chi phí tồn trữ cũng như chi phí giao dịch, nhằm tối thiểu hoá chi phí đầu tư vào HTK. Đặc biệt, trong khi mà công ty chưa có trích lập dự phòng giảm giá HTK trong năm 2015 thì việc tăng dự trữ HTK cần phải được xem xét thận trọng. Việc tăng dự trữ HTK khiến cho DN giảm hiệu suất khai thác, sử dụng vốn tồn kho nói riêng, và ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng như vốn kinh doanh nói chung.

Ba là, cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa hợp lý. Tỷ trọng nguồn vốn

nợ năm 2015 tuy đã giảm so với năm 2014 nhưng vẫn ở mức cao (hệ số nợ năm 2015 là 58.89% giảm 3.19% so với mức 62.09% năm 2014), và mức lãi vay vẫn đang còn khá lớn, điều này ảnh hưởng lớn tới quy mô lợi nhuận thu được.

Bốn là, công tác quản lý công nợ chưa thật sự tốt.Hệ số hoản trả nợ

ngắn hạn năm 2015 giảm 0.02 lần từ 3.82 lần năm 2014 xuống 3.80 lần làm kỳ trả nợ ngắn hạn bình quân tăng lên 0.39 ngày từ 94.34 ngày năm 2014 lên 94.74 ngày. Tuy số thay đổi là không lớn nhưng cũng có ảnh hưởn ít nhiều đến công tác trả nợ của công ty.

Năm là, khả năng thanh toán của công ty cuối năm 2015 rất thấp.

Khả năng thanh toán hiện thời đạt mức 0.8337 lần giảm 0.0051 lần so với năm 2014; khả năng thanh toán nhanh đạt 0.3781 lần giảm 0.0532 lần so với năm 2014, khả năng thanh toán tức thời tuy có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp đạt 0.0288 lần. Cơng ty cần phải tạo dịng tiền ổn định, quản lý chặt chẽ

HTK và tập trung trong việc thu hồi công nợ để cải thiện và nâng cao các hệ số này, góp phần cải thiện tình hình tài chính.

2.3.2.2 Nguyên nhân .

Chủ quan:

 Quy mô kinh doanh của CTTNHH xây dựng đô thị và thương mại Thái Hà lại đang thu hẹp lại.

 Công ty chưa có trích lập dự phòng giảm giá HTK trong năm 2015.

 sự bố trí cơ cấu các khoản mục tài sản là chưa hợp lý, đặc biệt là các khoản mục tài sản ngắn hạn

khách quan:

 Xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là đất nước đang trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 đã tạo ra thị trường cạnh tranh vô cùng lớn cho Công ty.

 Trong năm 2015, kinh tế gặp nhiều khó khăn do gặp phải tình hình căng thẳng chính trị. đồng thời cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành.

 Trong năm 2015 là giá dầu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách, giá hàng hóa giảm sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và đặc biệt là lương thực và dầu thơ, các doanh nghiệp trong nước cịn gặp nhiều khó khăn, áp lực giảm nợ xấu. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến quá trình vận hành máy móc để thi cơng các cơng trình xây dựng.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY .

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội

Xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là đất nước đang trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 đã tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh tế của Việt Nam. Các DN trong nước dễ dàng hội nhập, tiếp thu những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, từ đó thúc đầy năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. Việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua vay vốn, liên doanh, liên kết cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều thách thức, khi áp lực cạnh tranh ngày một lớn, tình hình thị trường trong nước ngày càng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến động thế giới.

Trong năm 2015, kinh tế còn gặp nhiều rủi ro, thách thức, đặc biệt là căng thẳng chính trị ở nhiều khu vực, diễn biến giá dầu cịn khó đoán, nhưng đánh giá chung ,tình hình kinh tế thế giới vẫn được dự báo khả quan hơn năm 2014.Sự phục hồi của các khối kinh tế, các cường quốc kinh tế sẽ trực tiếp và gián tiếp mang lại những thuận lợi cho thị trường Việt Nam. Giá cả thế giới có xu hướng tiếp tục giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí , thúc đẩy tổng cung trong nước, tác động tích cực đến tăng trưởng. Môi trường kinh tế cân bằng hơn, nhu cầu sử dụng hàng nội địa tăng lên, và đặc biệt cuối năm 2015, Việt Nam đã hoàn tất tiến trình gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Kinh tế Việt Nam đã ứng phó tương đối tốt trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài với tăng trưởng GDP ước tính đạt mức 6,5% trong năm nay.Mức tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ đạt

đầu tư và tiêu dùng cá nhân.Bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế còn

gặp phải một số hạn chế, những thách thức chủ yếu tác độn đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 là giá dầu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách, giá hàng hóa giảm sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và đặc biệt là lương thực và dầu thơ, các doanh nghiệp trong nước cịn gặp nhiều khó khăn, áp lực giảm nợ xấu…Năm 2015 là một năm nhiều cơ hộ và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Bước sang năm 2016, Kinh tế Thế giới 2016 sẽ chứng kiến diễn biến

phức tạp hơn, nhất là tác động đan xen chính sách của các nước lớn và cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng thời kỳ tăng trưởng nhanh của kinh tế Thế giới sắp chấm dứt và kinh tế Thế giới lại bước vào chu kỳ 7-8 năm mới với suy thoái và tăng trưởng đan xen như đã diễn ra trong suốt 50 năm qua với đợt suy thoái gần đây nhất là vào các năm 2007-2008. Trong bản báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu 2015 - 2016 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơ quan này vẫn đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và đạt 3,6% trong năm 2016, thấp hơn so với những con số trong dự báo trước đó. Việc IMF công nhận đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ dự trữ quốc tế sẽ có thể đưa tới những hệ lụy khó đoán định cho Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khi bị thâm hụt thương mại và đầu tư quy mô lớn với Trung Quốc.Tiếp nối xu thế tăng trưởng của năm 2015, Chính phủ dự kiến đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%. Có nghĩa là nền kinh tế được Chính phủ đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô.Theo nhóm nghiên cứu EIU (Economist Intelligence Unit), GDP Việt Nam được dự báo tăng xấp xỉ 7%, tương đương mục tiêu tăng trưởng được Quốc hội đề ra. Với tốc độ này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát được dự

báo tiếp tục nằm ở mức thấp vì theo các dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, giá dầu Thế giới không có xu hướng tăng trong nhiều năm tới vì nguồn cung dầu đang dư thừa và các nước cũng khơng biết Iran sẽ cịn tung ra thị trường bao nhiều thùng dầu nữa sau khi các nước phương Tây gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia này. Hội nhập Cộng đồng ASEAN từ năm 2016 sẽ góp thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập TPP ở đẳng cấp cao hơn. Sẽ có cả cơ hội và thách thức đan xen. Thách thức cũng có thể trở thành cơ hội mới để nâng sức cạnh tranh kinh tế nếu Nhà nước và Doanh nghiệp đều nỗ lực. Các Doanh nghiệp nội địa thuần Việt nếu không cố gắng vươn lên trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách kinh tế và chính trị thì các lợi ích của TPP sẽ “rơi” vào khu vực FDI và các đối tác bên ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và TPP nói riêng, nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi tương đối rõ nét, tuy nhiên do quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chậm chạp và mơ hình tăng trưởng mới chưa được thiết lập, vì thế thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập là rất lớn.Việc biến thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành phúc lợi cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực duy trì nền tảng kinh tế vĩ mơ ổn định, tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế và quá trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng hướng tới năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, có nghĩa là hướng tới một thể chế kinh tế dựa trên các nguyên tắc của thị trường cạnh tranh để thúc đẩy hiệu quả nhưng đồng thời cũng tạo ra thiết chế xã hội làm cho quá trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thành công cao nhất mà chi phí xã hội thấp nhất.Có thể nhận định, triển vọng 2016 tiếp tục có tiến bộ, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

BẢNG 3.1: MỤC TIÊU CỦA DN TRONG NĂM 2016

ĐVT: đồng

STT CHỈ TIÊU Mục tiêu năm 2016

1 Tổng VKD 42.833.669.862

2 Vốn chủ sở hữu 17.607.065.137

3 Doanh thu thuần 96.423.721.338

4 Lợi nhuận trước thuế thu nhập DN 2.920.031.638

5 Lợi nhuận sau thuế 2.235.129.743

6 Quỹ khen thưởng phúc lợi 645.323.688

(Nguồn: Phịng tài chính – kế toán)

Năm 2016 là năm vẫn tiêp tục còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt là ngành nghề xây dựng. Vấn đề việc làm và tài chính vẫn là những áp lực gay gắt đối với Công ty trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2016. Ngoài những nhiệm vụ cụ thể đã nêu trong báo cáo của công ty, cơng ty cịn đưa ra những định hướng hoạt động và đề ra một số giải pháp chính cho năm 2016 để tổ chức thực hiện với mục tiêu là duy trì và giữ vững sự ổn định của công ty, tiếp tục phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo như sau:

Về công tác thị trường

 Công tác thị trường là nhiệm vụ sống cịn, cơng ty tập trung tăng

cường cơng tác tiếp thị tìm kiếm việc làm cả về chiều rộng và chiều sâu, tập trung ưu tiên đấu thầu những cơng trình có nguồn vốn nước ngoài (ODA, ADB), vốn ngân sách của Chính phủ và những cơng trình có nguồn vốn rõ

ràng để triển khai thi công xây lắp, đảm bảo đủ cơng ăn việc làm và ln chuyển dịng tiền cho SXKD.

 Đặc biệt chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ chuẩn bị hồ sơ thầu đảm

bảo tính chuyên nghiệp cao, nâng cao chất lượng hồ sơ thầu, đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả trúng thầu cao.

Về công tác thi công xây dựng

 Tập trung củng cố, tổ chức quản lý các cơng trình xây dựng, đảm bảo

yêu cầu chất lượng, tiến độ và vệ sinh môi trường. Chú trọng công tác làm hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng thi công xây dựng hoàn thành với chủ đầu tư, bám sát, đôn đốc quyết liệt công tác thu hồi công nợ để thu hồi vốn, tạo nguồn vốn cho hoạt động.

 Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy công trường,

giám đốc dự án, cán bộ quản lý điều hành đủ về số lượng, có trình độ quản lý điều hành sản xuất, tâm huyết gắn bó với Công ty nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và hiệu quả trong lĩnh vực ngành nghề cốt lõi của Công ty.

 Quan tâm công tác ứng dụng khoa học và công nghệ kỹ thuật mới,

mạnh dạn đầu tư thiết bị thi công hiện đại, tiên tiến nhằm thay đổi năng lực tổ chức thi công của Công ty đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tiến độ, chất lượng và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thi công.

 Tổ chức đánh giá, xem xét lại mơ hình quản lý thi cơng và có những

giải pháp tổ chức phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

 Rà soát, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc theo hướng nâng cao năng

lực quản lý điều hành, gọn nhẹ, hiệu quả, lành mạnh về tài chính.

Về công tác quản lý tài chính:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của CTTNHH xây dựng đô thị và thương mại thái hà (Trang 104)