Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) ảnh hưởng của chính sách thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động kinh doanh của tổng công ty thép việt nam (Trang 27 - 57)

2.1. Khái quát sơ lược về Tổng công ty Thép Việt Nam

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây của Tổng công ty Thép Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 DT thuần BH & CCDV 31345 29090 26922 25362 17328 GVHB 28767 27624 25188 23908 15892 LN gộp BH & CCDV 2667 1466 1381 1332 1202 Tổng LN trước thuế 319,31 -315,86 -321,37 -46,80 288,04 LNST 224,37 -343,37 -343,88 -78,93 172,58 LNST của công ty mẹ 135,97 -377,08 -255,12 -42,02 132,91

Sau 2 năm liên tục thua lỗ (2012 – 2013) thì năm 2014 Tổng cơng ty Thép Việt Nam đã bắt đầu làm ăn có lãi.

Đến năm 2015, Tổng công ty Thép Việt Nam và các đơn vị thành viên đã sản xuất được trên 1,6 triệu tấn phôi thép (tăng 23,7% so với năm 2014), trên 3,0 triệu tấn thép thành phẩm các loại (tăng 27,7% so với năm 2014).

Năm 2015, Tổng công ty Thép Việt Nam dẫn đầu trong số 5 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam với thị phần 21,76%. Lợi nhuận hợp nhất đạt 172,6 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ đạt 132,9 tỷ đồng, tăng 19,9% so với kế hoạch.

Năm 2015, mọi hoạt động đầu tư tại các đơn vị thành viên được triển khai mạnh mẽ, tập trung vào lĩnh vực sản xuất thép. Với việc đưa dự án mở rộng sản xuất của Công ty TNHH Thép VinaKyoei, dự án dây chuyền mạ màu, mạ nhôm kẽm của Công ty Tôn Phương Nam vào sản xuất từ giữa năm 2015, đã góp phần tăng năng lực sản xuất của công ty lên đáng kể.

Bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh có lãi, chấm dứt tình trạng lỗ các năm trước, cơng tác tái cấu trúc của Tổng cơng ty cũng đạt nhiều kết quả tích cực.

Cũng trong năm 2015, Tổng công ty Thép Việt Nam đã thực hiện thối vốn thành cơng 5 đơn vị gồm: Cơng ty tài chính cổ phần xi măng, Cơng ty TNHH Posvina, Công ty cổ phần Thép Dự ứng lực, Cơng ty cổ phần Kim khí Bắc Thái, Cơng ty TNHH Cảng quốc tế Thị Vải, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Với tiêu chí chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng đầu, trong những năm qua Tổng công ty Thép Việt Nam đã không ngừng đầu tư mới, thay thế các trang thiết bị lạc hậu bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng công ty Thép Việt Nam đang sở hữu nhiều công nghệ, thiết bị hiện đại nhất trong nước và ngang tầm với các quốc gia khác trên thế giới. Tổng công ty Thép Việt Nam luôn đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra

đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu và đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

Sang năm 2016, theo dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 2,9%, thị trường thép thế giới cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ các yếu tố bất ngờ. Tổng công ty Thép Việt Nam đặt mục tiêu sang năm 2016 sản xuất được 2.345 triệu tấn phôi thép (tăng 23,9%), tiêu thụ 595.000 tấn phôi (tăng dự kiến 6,5%). Về thép xây dựng, dự kiến sản xuất 2,9 triệu tấn thép (tăng dự kiến 4,2%), tiêu thụ dự kiến 2,905 tấn (tăng 7,4%). Sản xuất và tiêu thụ 330.000 tấn thép dẹt, sản phẩm thép sau cán tiêu thụ 312.475 tấn. Lợi nhuận hợp nhất đạt 200 tỷ đồng, riêng công ty mẹ đạt 142,2 tỷ đồng.

2.2. Phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty Thép Việt Nam

2.2.1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với ngành thép

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu đối với ngành thép, Nhà nước đã có những điều chỉnh trong chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ, đưa ra những văn bản pháp lý quy định về việc thu thuế xuất nhập khẩu, ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu đối với từng mức thuế suất, từng mặt hàng sắt thép nhất định.

Sự thay đổi của thuế suất thuế xuất nhập khẩu các mặt hàng sắt thép được quy định trong Biểu thuế xuất nhập khẩu qua từng năm. Nhà nước thơng qua tình hình thực tế của hoạt động xuất nhập khẩu và những biến động của thị trường để điều chỉnh các mức thuế suất cho phù hợp.

Biểu thuế xuất nhập khẩu thép của Việt Nam vẫn đang được hoàn thiện dần theo quy định của WTO và theo chương trình cắt giảm thuế quan của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CEPT). Đối với biểu thuế nhập khẩu, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép được quy định rõ ràng với mã số

riêng cho từng mặt hàng nhất định, đối với từng mức thuế suất khác nhau tuân thủ theo các cam kết mà Việt Nam đã ký với các nước thành viên.

Theo thông tư 182/2015/TT-BTC mà Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 2016 đã có sự thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt hoặc thép bán thành phẩm và sắt hoặc thép thành phẩm. Cụ thể:

+ Điều chỉnh tăng mức thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng phôi thép thuộc các mã hàng 7207.11.00, 7207.12.90, 7207.19.00, 7207.20.29, 7207.20.99 hiện đang có mức thuế suất 7%, 9% lên mức 10%, bằng cam kết WTO năm 2015.

+ Đối với các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, do đây là các cam kết mà Việt Nam phải thực hiện theo các hiệp định thương mại trong khu vực nên Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo các Thơng tư Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hiện hành.

+ Việc điều chỉnh, Bộ Tài chính cho biết, theo cam kết WTO (10%) các mặt hàng trên vẫn còn dư địa tăng thêm 1-3%. Đồng thời, năng lực sản xuất phôi thép (phôi vuông) đã dư thừa nên việc tăng thuế góp phần tăng cường biện pháp thuế quan nhằm bảo vệ và khuyến khích việc sản xuất thép trong nước trong bối cảnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cắt giảm sâu.

+ Cùng với đó, đối với thép thành phẩm, Bộ Tài chính tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mã hàng 7210.70.90 từ 3% lên 5% bằng mức trần cam kết WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện tại thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của mã hàng này theo ACFTA, ATIGA, AKFTA là 0%. Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2015 của mã hàng 7210.70.90 là 12 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 9,4 triệu USD (chiếm 78% tổng lượng nhập khẩu).

+ 8 mã hàng sản phẩm sắt hoặc thép khơng hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng hiện đang có mức thuế suất 5% (gồm các mã hàng 7211.19.12, 7211.19.22, 7211.23.10, 7211.23.30, 7211.29.10, 7211.29.30, 7211.90.20, 7211.90.30) được tăng lên 7% để bảo hộ sản xuất trong nước và để thống nhất thuế suất các mặt hàng có tính chất tương đồng trong cùng một nhóm. Về bản chất, các mặt hàng là thép không hợp kim cán phẳng, chỉ khác nhau về hình dạng là đai, dải hay dạng khác nhưng hiện tại đang có mức thuế suất chênh lệch là 5% và 7%.

+ Điều chỉnh tăng thuế từ 5% đến 7% cịn có mặt hàng sắt hoặc thép được mạ hoặc tráng thiếc gồm các mã hàng 7212.10.10, 7212.10.91 để phù hợp nguyên tắc thuế suất của bán thành phẩm không cao hơn thuế suất của thành phẩm, và để thống nhất với mức thuế suất 7% của các mặt hàng tương tự cùng nhóm 7212.

+ Ngồi ra, Bộ Tài chính cịn tăng 6 dịng thuế mặt hàng thép cốt bê tông thuộc các mã hàng 7213.99.20, 7214.20.31, 7214.20.41, 7214.20.51, 7214.20.61, 7215.50.91, 7215.90.10 từ mức 15% lên thống nhất mức 20%, do đây là thép dùng trong xây dựng, trong nước đã sản xuất được đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đó, khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định của nhóm hàng này là 0-35%, cam kết WTO là 15%, 25% tùy dòng.

+ Cũng để bảo hộ hàng hóa trong nước đã sản xuất được và thống nhất mức thuế suất của các mặt hàng trong cùng nhóm, Bộ Tài chính tăng thuế suất 10 dịng hàng sắt hoặc thép khơng hợp kim dạng góc, khn, hình hiện có mức thuế suất 10%, 12% (gồm các mã hàng 7216.10.00, 7216.21.00, 7216.22.00, 7216.31.00, 7216.32.00, 7216.33.00, 7216.40.00, 7216.61.00, 7216.91.00, 7216.99.00) lên thống nhất mức 15%.

2.2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu đến hoạt động kinh doanh

Với mục tiêu đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu cho các thành viên, trong những năm qua Tổng công ty Thép Việt Nam tập trung vào nhập khẩu. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Tổng công ty là phôi thép, thép phế, tấm lá và thép cuộn cán mỏng… Trong đó nhập khẩu phơi thép ln chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu của Tổng công ty.

Phôi thép là một dạng bán thành phẩm, mặc dù nó là thành phẩm của quặng và thép phế nhưng nó lại là đầu vào của thép cây và thép hình. Có hai loại phơi: phơi dẹt và phơi vng. Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập khẩu phôi vuông dùng cho cán thép xây dựng.

Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp đồng thời vừa sản xuất thép thành phẩm vừa sản xuất phôi thép. Tuy nhiên năng lực sản xuất phôi thép của Tổng công ty mới chỉ tự đáp ứng được từ 60 – 70% nhu cầu cho q trình sản xuất thép thành phẩm, do đó trong những năm qua Tổng công ty vẫn phải nhập khẩu thêm phôi thép để đáp ứng nguồn cung nguyên liệu.

Thị trường nhập khẩu phơi thép chính của Tổng cơng ty Thép Việt Nam trong nhiều năm qua là Trung Quốc, bên cạnh đó Tổng cơng ty cũng nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Là một trong những ngành công nghiệp đang được bảo hộ trong một thời gian dài, ngành công nghiệp thép của Việt Nam đang chịu nhiều sức ép lớn từ quá trình hội nhập, mà cụ thể là thực hiện các cam kết với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên. Theo đó mức thuế suất nhập khẩu mặt hàng phôi thép được quy định theo các cam kết mà Việt Nam đã ký với các nước:

+ Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do AFTA:

AFTA là khu mậu dịch tự do của các nước thuộc khối ASEAN. Sự ra đời của AFTA nhằm mục đích tăng cường bn bán trong nội khối, qua đó thúc

đẩy sản xuất tăng trưởng, đồng thời biến ASEAN thành một địa điểm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại khối. Để phát triển khu vực mậu dịch tự do, các nước ASEAN đã thực hiện các chương trình:

Với chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEFT, thuế quan của các nước tham gia được giảm xuống còn 0 – 5%

Loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm sốt hành chính và hàng rào kỹ thuật.

Hài hịa các thủ tục hành chính.

Trong cam kết này, mức thuế suất nhập khẩu mặt hàng phôi thép được cam kết là 0%, được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại.

+ Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA):

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN với Trung Quốc.

Trong cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam đối với mặt hàng thép trong khu vực ACFTA, ngành thép có tổng số 446 mặt hàng, trong đó có 24 mặt hàng cam kết ở mức độ nhạy cảm cao và 11 mặt hàng nhạy cảm thông thường. Các mặt hàng nhạy cảm sẽ khơng có lộ trình cắt giảm hàng năm, nhưng Việt Nam phải cam kết giảm xuống thuế suất 20% vào năm 2015 và xuống 0 – 5% vào năm 2020 đối với các mặt hàng nhạy cảm thông thường; các mặt hàng còn lại của ngành thép được thực hiện cắt giảm theo lộ trình của các mặt hàng thơng thường.

Theo đó đối với mặt hàng phơi thép thì mức độ cam kết cắt giảm với Trung Quốc của Việt Nam là 5% cho đến năm 2014.

+ Quy chế tối huệ quốc (MFN):

Quy chế tối huệ quốc (MFN): đối xử bình đẳng với các nước khác. Theo quy chế này các quốc gia không được phân biệt đối xử với các đối tác thương

mại của mình. Nếu trao cho một nước nào đó một đặc quyền thương mại thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các nước còn lại của WTO.

Biểu thuế MFN của Việt Nam của Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành hàng năm để áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ những nước thành viên WTO. Đặc biệt mức thuế này khơng có lộ trình và có thể tăng giảm theo tình hình thị trường nhưng khơng vượt q thuế suất cam kết với WTO.

Thuế MFN của Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép là 5%. + Cam kết trong WTO:

Về hạn ngạch thuế quan thì Việt Nam khơng áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm thép, mở cửa phân phối sản phẩm sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO. Trong cam kết, các thành viên WTO đã yêu cầu Việt Nam đàm phán tất cả các dòng thuế của sản phẩm thép.

Theo cam kết mức thuế suất sẽ không cắt giảm ngay lập tức mà được thực hiện theo lộ trình nhất định. Theo đó đến năm 2014, mức thuế suất nhập khẩu của mặt hàng phơi thép đã giảm từ 20% xuống cịn 10% so với cam kết tại thời điểm gia nhập.

Theo cam kết trên trong WTO lộ trình giảm thuế suất một số mặt hàng thép được quy định như sau:

2007 2009 2011 2013 2014 2015 2017 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 20 17.5 15 12.5 10 10 10 40 36 32 28 25 25 25 Phôi thép Thép xây dựng

(Nguồn: Số liệu thu thập)

Hình 2.2. Lộ trình giảm thuế của một số mặt hàng sắt thép trong WTO

Từ cam kết trên có thể thấy rằng mức thuế suất nhập khẩu phơi thép đã có những thay đổi đáng kể trong nhiều năm tuân thủ theo các cam kết đã ký và phù hợp với tình hình nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Tổng hợp từ các cam kết hội nhập về thuế suất một số sản phẩm thép như sau:

Bảng 2.2. Mức thuế suất nhập khẩu một số sản phẩm thép Việt Nam theo các cam kết hội nhập Đơn vị: % Mã HS Mơ tả hàng hóa

Mức thuế khi bắt đầu cam kết Mức thuế cam kết tại thời điểm năm 2014 WT O MF N ACFT A AFT A WT O MF N ACFT A AFT A 7207 Phôi thép 20 5 5 0 10 5 5 0 7214 Thép xây dựng 40 10 35 5 25 10 10 5

(Nguồn: Tổng hợp từ các cam kết của Việt Nam trong ngành thép)

Phôi thép luôn là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nhập khẩu của Tổng công ty Thép Việt Nam. Từ năm 2011, giá phơi thép ln có sự dao động, tăng nhẹ qua các năm, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu phôi thép của Tổng công ty. Sản lượng phôi thép nhập khẩu ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất các mặt hàng sản phẩm thép của Tổng công ty.

Ta có sản lượng nhập khẩu phơi thép và sản lượng sản xuất giai đoạn 2011 – 2015 của Tổng công ty Thép Việt Nam như sau:

Bảng 2.3. Sản lượng nhập khẩu phôi thép của Tổng công ty Thép Việt Nam

Đơn vị: tấn Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng 332.890 407.930 486.680 878.070 1.074.420

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)

Bảng 2.4. Sản lượng sản xuất tồn hệ thống Tổng cơng ty Thép Việt Nam

Đơn vị: tấn Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng sản xuất phôi thép 514.052 506.806 718.470 1.334.404 1.610.786 Sản lượng sản xuất thép thành phẩm 508.847 523.540 830.759 2.410.016 3.076.224 (Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Từ số liệu trên có thể thấy:

- Trong giai đoạn 2011 – 2013, khi mức thuế suất nhập khẩu phơi thép vẫn đang trong lộ trình cắt giảm theo cam kết, sản lượng phôi thép nhập khẩu của Tổng công ty tăng nhẹ qua các năm do nhu cầu gia tăng cũng như mức thuế suất nhập khẩu giảm, từ đó tác động đến chi phí nguồn ngun liệu đầu vào giảm. Sản lượng sản xuất các sản phẩm gia tăng làm gia tăng doanh thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) ảnh hưởng của chính sách thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động kinh doanh của tổng công ty thép việt nam (Trang 27 - 57)