1. Kết luận
Tổng dân số, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu , FDI, lạm phát có ảnh hưởng đến
tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia năm 2016
POP, IM, EX giải thích được 98,56% độ dao động của GDP giữa các nước
Mơ hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến và đã được sửa chữa bằng việc
loại bỏ hai biến logFDI và INF
2. Giải pháp
- Dân số
Dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Để có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy phải thực hiện tốt Chương trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình thì quy mơ dân số sẽ ổn định.
Nhằm đạt được các mục tiêu về dân số và kế hoạch hóa gia đình tiến tới ổn định ở mức hợp lý về quy mơ dân số địi hỏi phải được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia của tồn xã hội, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ từ trung ương đến cơ sở; cải tiến cơ chế quản lý, chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục; vận động và cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, v.v.
- FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển lẫn phát triển. FDI là một hình thức đầu tư cố định của hoạt động kinh doanh quốc tế xuyên biên giới được thực hiện hầu như bởi các tập đồn đa quốc gia. Tác động tích cực của dịng vốn FDI ở nước tiếp nhận được kỳ vọng thơng qua tích lũy vốn, chuyển giao kỹ thuật, nắm được các bí quyết cơng nghệ, năng lực sáng tạo và cuối cùng là tăng
trưởng kinh tế. Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dịng vốn FDI.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực, và đang đặt ra những thách thức rất lớn nhưng cũng tạo nhiều cơ hội.
Để tận dụng được các cơ hội đó, địi hỏi các nước phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển dài hạn, đầu tư đích đáng cho hoạt động đổi mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để khuyến khích dịng đầu tư nước ngồi vào các ngành nghề mới.
- Xuất nhập khẩu
Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu.
Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về lợi thế so sánh, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi các quốc gia khác.
Vì vậy cần có những giải pháp trung và dài hạn cho xuất nhập khẩu:
+ Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liêu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu.
+ Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mơ tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngồi vào giúp thay đổi cơng nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp.
+ Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu…).
ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Autralia-New zeland, và ASEAN - Ấn Độ).
+ Hoàn thiện hoặc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa lưu thơng trên thị trường nói chung cũng như đối với hàng hóa nhập khẩu, trước mắt là đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
- Lạm phát
Trước tình hình lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến GDP, Chính phủ các quốc gia đã có nhiều cải cách sâu rộng
+ Cải cách Ngân hàng Trung ương (NHTW).
Cuộc cải cách nhằm thực hiện 4 mục tiêu theo mức độ ưu tiên khác nhau tuỳ từng quốc gia: (1) Sự uỷ nhiệm rõ ràng trong việc theo đuổi ổn định giá cả hơn là tăng trưởng kinh tế (trước đó ưu tiên mục tiêu tăng trưởng); (2) độc lập về mặt chính
trị trong việc xây dựng chính sách tiền tệ, tách rời hoạch định chính sách với quá trình
bầu cử cơ quan lập pháp hoặc hành pháp; (3) độc lập trong hoạt động quản lý và điều hành chính sách tiền tệ từ việc thiết lập lãi suất đến việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ khác mà khơng có sự can thiệp của Chính phủ; (4) tính trách nhiệm trong việc đạt đến mức lạm phát mục tiêu.
+ Thực thi chính sách lạm phát mục tiêu
Lạm phát mục tiêu thực chất là một kiểu chính sách tiền tệ được cụ thể và lượng hố; để thực thi chính sách này địi hỏi NHTW phải được quyền định đoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ trước các tình huống kinh tế và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị.
Thực thi CSLPMT là một chiến lược quan trọng để các chính sách của NHTW trở nên cơng khai, minh bạch, dễ dự đốn hơn, giúp cho lạm phát giảm xuống, giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ tính ưu việt này nên nhiều nước đã áp dụng khá thành công CSLPMT để kiềm chế lạm phát.
+ Đối phó với tình trạng đơ la hố
Đơ la hố đã làm phức tạp nhiệm vụ quản lý chính sách tiền tệ của các nước Mỹ La tinh. Tình trạng này làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn thương, NHTW chần chừ trong việc thả nổi đồng nội tệ vì các tác động có hại của việc phá giá có thể gây tổn thất cho những người tham gia thị trường khơng có bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Để đối phó tình trạng đơ la hố, các NHTW đã phải nâng cao hơn độ tin cậy, trách nhiệm của họ bằng cách cố gắng đạt được mục tiêu lạm phát đã đề ra, đồng thời tạo ra các công cụ để
nâng cao khả năng cạnh tranh của đồng nội tệ với USD, tăng cường sự kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động ngoại hối và rủi ro tỷ giá của các trung gian tài chính. + Đối phó với dịng vốn chảy vào
Để đối phó với tình trạng này, NHTW các nước đã chọn mục tiêu ổn định giá cả, chỉ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi thị trường có biến động quá mức. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực canh tranh về chất lượng hàng hố và giá cả, Chính phủ đẩy mạnh cải cách cơ cấu giúp cho nền kịnh tế linh hoạt hơn, có khả năng chống đỡ với cú sốc từ bên ngoài.
+ Ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng
Thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng là cực kỳ cần thiết, cần trao quyền cho các nhà quản lý ngân hàng để giải quyết những vấn đề đảm bảo tính thanh khoản và khả năng trả nợ từ khi mới chớm nở; thiết lập hệ thống cảnh bảo sớm cho hệ thống ngân hàng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tái cấu trúc ngân hàng và các giải pháp cần được cải tiến để giải quyết các vấn đề khủng hoảng ngân hàng nhằm ít gây tổn thất và có hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng thế giới https://data.worldbank.org
2. GS.TS. Nguyễn Quang Dong, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, Giáo trình kinh tế lượng,
Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2015.Toàn cảnh đầu tư FDI - Vietnambiz.
3. GDP của những nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thay đôi ra sao – NDH ( Người
đồng hành với mọi quyết định
4. Linear Regression using Stata – Princeton university
5. Đánh giá tác động của FDI, xuất nhập khẩu đến GDP – Academiaedu
6. Thực trạng và giải pháp kiềm chế lạm phát các nền kinh tế đang phát triển
7. Giải pháp cho xuất nhập khẩu – Taptintaichinh
8. Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới – Thongtinphapluatdansu
9. Ngân hàng thế giới kêu gọi các nước đang phát triển bảo vệ tăng trưởng - Worldbank