Các kênh chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân việt nam (Trang 28 - 37)

Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thơng thường qua 3 kênh chính và dựa trên sự lan tỏa, đó là liên kết xuôi, liên kết ngược và liên kết theo chiều ngang. Mỗi kênh đều mang lại tác động và hiệu quả riêng đến từng loại doanh nghiệp.

1. Kênh liên kết xuôi

Với kênh liên kết xuôi, các doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng và công nghệ được chuyển giao từ các nhà cung cấp. Trong đó, các nhà cung cấp có thể là trong nước hoặc nước ngồi.

Đối với các nhà cung cấp trong nước thì chủ yếu đến từ các viện, trường và cơ sở nghiên cứu; theo ThS. Phạm Trung Hải(2017) thì nhìn chung các hoạt động chuyển giao cịn nhiều hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồng triển khai công nghệ, liên kết giữa người mua và người bán công nghệ. Việc CGCN giữa các DN trong nước cịn ít, quy mơ nhỏ, nội dung CGCN thường khơng đầy đủ và hình thức chuyển giao cịn đơn giản.

Đối với các nhà cung cấp nước ngồi thì phần lớn các hoạt động chuyển giao đến từ các doanh nghiệp FDI thông qua việc các công ty mẹ chuyển giao công nghệ đến các cơng ty con ở trong nước, ngồi ra các doanh nghiệp cũng thực hiện việc chuyển giao thông qua các kênh khác như mua lại các kiến thức về các quy trình sản xuất tốt hơn (ví dụ như mua giấy phép cho quy trình sản xuất mới) hoặc mua lại các máy móc, thiết bị tiên tiến hơn (ví dụ như lắp đặt các thiết bị hàn đã nâng cấp trong xưởng chế tạo kim loại).

Theo Bộ Khoa học và Cơng nghệ (KHCN), giai đoạn 2010-2017, có 115 hợp đồng chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam với tổng giá trị các hợp đồng chuyển giao được cấp giấy chứng nhận đăng kí ước tính khoảng 447.000 tỷ đồng. Trong số các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện chuyển giao công nghệ và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, cơng nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì chuyển giao cơng nghệ thơng qua các dự án FDI ở Việt Nam vào thời gian qua diễn ra rất đa dạng và phong phú. Nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào nước ta nhất là ở các lĩnh vực như dầu khí, điện

những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo. Nhiều ngành, sản phẩm mới được mới tạo ra với công nghệ hiện đại, chất lượng đạt tiêu chuẩn của quốc tế, góp phần đáng kể vào việc gia tăng năng lực sản xuất và cạnh trạnh trên thị trường của các doanh nghiệp Việt và hàng hóa Việt. Cùng với đó là q trình tiếp nhận kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại hơn. Ngồi ra, chuyển giao cơng nghệ cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, năng lực công nghệ trong nước được nâng cao.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương(2018) cho biết sau 30 năm thực

hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, khu vực FDI đã đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam đã thu hút được 25.949 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 326,3 tỷ USD, trong đó 84% số dự án là đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi. Vốn thực hiện luỹ kế ước đạt 180,7 tỷ USD bằng 56% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn vốn bổ sung quan trọng, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực FDI đóng góp gần 8 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng thu ngân sách nhà nước.  Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia cơng, tỷ lệ nội địa hố thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa đạt kỳ vọng.

Mặc dù có nhiều thành tựu về đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp FDI nhưng theo TS Nguyễn Hữu Xuyên(2019) cho biết: Việt Nam đứng vị trí thứ 103 về hiệu quả chuyển giao công nghệ, trong khi Thái Lan đứng thứ 36, Indonesia đứng

thứ 39, cịn Malaysia ở vị trí thứ 13. Tỉ lệ chuyển giao công nghệ của các dự án FDI tại Việt Nam thì chiếm phần lớn là các hợp đồng chuyển giao công nghệ kém, lạc hậu; chiếm đến 70% các hợp đồng, trong khi đó thì các hợp đồng chuyển giao cơng nghệ cao, tiên tiến thì chỉ chiếm 5% .

Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư(2014) thì tuy các hoạt động chuyển giao cơng nghệ trong các dự án FDI đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế. Hoạt động chuyển giao vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần sớm khắc phục như: Định hướng thu hút cơng nghệ cao, cơng nghệ khuyến khích đầu tư chưa đạt được mục tiêu đề ra. Những công nghệ chuyển giao được chuyển giao trong các hợp đồng thường là phục vụ lợi ích của nhà đầu tư chứ chưa phải theo nhu cầu đổi mới do phía Việt Nam đề ra.

2. Kênh liên kết theo chiều ngang

Trong kênh liên kết theo chiều ngang này thì thơng thường cơng nghệ được chuyển giao từ các doanh nghiệp nước ngoài/doanh nghiệp sở hữu nước ngoài tại Việt Nam đến các doanh nghiệp Việt liên doanh cùng rồi từ đó các doanh nghiệp Việt khác trong cùng ngành sẽ bắt đầu học hỏi kiến thức, quy trình và cơng nghệ; trong kênh này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là các đối thủ cạnh tranh.

Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh(2015) sẽ gây ra 3 hiệu ứng làm tác động lan tỏa công nghệ sang các khu vực doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, đó là: hiệu ứng cạnh tranh (hiệu ứng “quốc tế hóa”), hiệu ứng mơ phỏng (hiệu ứng “bắt chước”) và hiệu ứng lao động. Hiệu ứng cạnh tranh đến từ áp lực cạnh tranh giữa các doanh

trình sản xuất mới từ đó sử dụng hiệu quả các đầu vào và làm tăng năng suất lao động. Hiệu ứng mô phỏng xảy ra khi các doanh nghiệp quan sát và sao chép công nghệ tiên tiến hơn của các doanh nghiệp quốc tế cùng ngành. Và cuối cùng hiệu ứng lao động xuất hiện khi các doanh nghiệp nước ngoài đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm cho lực lượng lao động trong nước và giúp họ tăng năng suất lao động, sau đó lực lượng này tham gia vào các doanh nghiệp trong nước.

Theo kết quả của bài báo điều tra về năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh

nghiệp tại Việt Nam năm 2011, điều kiện cần để có thể lan tỏa theo chiều ngang chính là

một thị trường cạnh tranh. Việc Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường năng động đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau khiến cho các doanh nghiệp phải nỗ lực để cải thiện chất lượng hay giảm giá để nắm được thị phần lớn hơn hay các doanh nghiệp xuất khẩu thu hút và duy trì khách hàng quốc tế. Số liệu điều tra cũng cho thấy cạnh tranh trong nước khá lành mạnh với 78% doanh nghiệp cho biết họ có một số đối thủ nội địa và 46,1% trong số đó phải đối mặt với hơn 10 doanh nghiệp.

Và dựa trên kết quả điều tra với khoảng 7.700 doanh nghiệp của TS Nguyễn Thị Tuệ

Anh(2015) cho thấy hơn 80% chuyển giao công nghệ đã diễn ra giữa các doanh nghiệp trong

nước từ 2009-2013, tuy nhiên phần lớn đến từ các doanh nghiệp trong nước khác ngành. Các doanh nghiệp nước ngoài cùng và khác lĩnh vực chiếm dưới 20% chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước trong cùng kỳ quan sát. Xu hướng chuyển giao công nghệ khơng ổn định: năm 2009 chỉ có 1% cơng nghệ chuyển giao từ các doanh nghiệp nước ngồi, thì tỷ lệ này là 35% trong năm 2011-2012, nhưng sau đó giảm mạnh cịn 10% trong năm 2013. Xu hướng này có thể do bản chất cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, dẫn đến hiện tượng lấn át các doanh nghiệp trong nước. Đáng lo ngại là chiến lược của các doanh nghiệp trong nước thường dựa trên việc sao chép và thích ứng kinh nghiệm của các

doanh nghiệp đầu tư nước ngồi, trong khi doanh nghiệp nước ngồi lại khơng dễ dàng tiết lộ các bí quyết cơng nghệ. Điều đó có nghĩa là chính sách Ưu đãi đầu tư mà chủ yếu là giảm thuế nhằm thu được các tác động lan tỏa cơng nghệ trong khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngồi ít phát huy tác dụng trong suốt thời gian qua.

Trong một kết qủa điều tra của nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển(DERG)(2012) của trường Đại học Copenhagen(UoC) cho thấy có đến 82% các doanh nghiệp phản hồi rằng người lao động chính mang lại chuyển giao cơng nghệ là người Việt Nam, 17% trả lời rằng chuyển giao công nghệ tới từ lao động nước ngồi, và số ít cịn lại nhận được chuyển giao từ người Việt Nam hồi hương( trong số tất cả 7999 phản hồi). Tương tự, tỷ lệ chuyển giao trung bình đến từ lao động Việt Nam từng làm việc cho doanh nghiệp FDI là 29%, so với 81% đến từ lao động Việt Nam từng làm việc cho các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy khu vực tư nhân trong nước cũng có thể đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ thông qua việc lan tỏa công nghệ mạnh mẽ nhờ hiệu ứng lao động, do đó chính sách của nhà nước không nên chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp có vốn nước ngồi mà cịn phải tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp nội địa.

3. Kênh liên kết ngược

Bên cạnh chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo từ các kênh liên kết xi hay liên kết theo chiều ngang thì doanh nghiệp cũng có thể cải tiến cơng nghệ hay phương thức sản xuất thông qua nhà cung cấp, khách hàng hoặc các bên trung gian. Theo TS Nguyễn Thị Tuệ

Anh(2015) nếu có được hợp đồng cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp có vốn nước ngồi

cầu sản phẩm với chất lượng và tiêu chuẩn cao hơn do đó sẽ tạo động lực hoặc buộc các doanh nghiệp phải cải tiến và đổi mới quy trình cơng nghệ để đáp ứng u cầu của khách hàng. Ngoài ra, tác động của sự lan tỏa theo liên kết ngược có thể trở lên mạnh mẽ hơn nhờ đến lợi ích của tính kinh tế theo quy mơ tăng dần, tức là khi quy mơ của doanh nghiệp nước ngồi tăng lên thì cũng kéo theo sự tăng lên nhu cầu về đầu vào trung gian. Lúc đó, khơng chỉ một doanh nghiệp được lợi mà còn kéo theo một số lượng lớn các doanh nghiệp khác trong nước cùng tham gia vào chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nước ngồi, qua đó thúc đẩy cạnh tranh trong một lĩnh vực thị trường cụ thể.

Theo nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển(DERG) thì sự lan tỏa cơng nghệ từ liên kết ngược có thể xảy ra đối với các nhà sản xuất trung gian hoặc các nhà sản xuất cuối cùng. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh(2015) xác định thì các doanh nghiệp sản xuất trung gian mới là các doanh nghiệp dễ có thể thu được sự lan tỏa cơng nghệ từ liên kết ngược với doanh nghiệp có vốn nước ngồi, trong đó chỉ có 18% là doanh nghiệp sản xuất trung gian. Nó cho thấy doanh nghiệp sản xuất trung gian vừa ít, lại khơng thay đổi theo thời gian, chứng tỏ công nghiệp hỗ trợ và sản xuất đầu vào trung gian vẫn kém phát triển và ít thay đổi trong vòng 5 năm (2009-2013).

Dựa vào kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh và công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 cũng đã nêu ra một chỉ báo khá mạnh về chuyển giao cơng nghệ chính là thời hạn hợp đồng, nó thể hiện một khía cạnh vơ hình như là lịng tin và sức mạnh của mối quan hệ làm việc giữa các doanh nghiệp với nhau. Hợp đồng càng dài hạn thì chứng tỏ khả năng và trình độ tinh vi của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng đồng nhất, và nó cũng đóng vai trị như là một cơng cụ để tạo điều kiện cho chuyển giao cơng nghệ có thể xảy ra. Cũng theo điều tra thì thời gian trung bình của hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngồi thường khá ngắn, chỉ trong vịng khoảng 12 tháng. Từ đó

tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp trong nước tạo được mối quan hệ lâu dài và bền vững đối với doanh nghiệp nước ngoài, gián tiếp làm cho việc chuyển giao cơng nghệ gặp nhiều khó khăn, cũng có thể là khơng xảy ra.

Theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh(2015), các doanh nghiệp có quy mơ vừa và lớn sẽ có nhiều khả năng nhận được chuyển giao công nghệ từ khách hàng hơn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Điều này đặt ra vấn đề cho việc xây dựng chính sách chuyển giao cơng nghệ phù hợp do các doanh nghiệp trong nước phần lớn có quy mơ từ vừa đến siêu nhỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

ThS Phạm Trung Hải(2017).Thực trạng và giải pháp chuyển giao công nghệ ở Việt Nam < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-va-giai-phap-chuyen-giao-cong-

nghe-o-viet-nam-125674.html>

Vncpc.org(2018). Thách thức trong chuyển giao công nghệ vào Việt Nam < https://vncpc.org/thach-thuc-trong-chuyen-giao-cong-nghe-vao-viet-nam/>

Dautunuocngoai.gov.vn(2014). Một số nghiên cứu về chuyển giao công nghệ qua FDI

< https://dautunuocngoai.gov.vn/detail/2043/Mot-so-nghien-cuu-ve-chuyen-giao-cong-nghe-

qua-FDI>

Nguyễn Thế Phương(2018). Thu hút FDI nhiều nhưng chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế

<https://www.thitruonghanghoa.com/tin-tuc/thu-hut-fdi-nhieu-nhung-chuyen-giao-cong-

<https://enternews.vn/chuyen-giao-cong-nghe-khong-nhu-ky-vong-143439.html>

TS Nguyễn Thị Tuệ Anh(2015). Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, số 9/2015, tr.60-64

<https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/epaper/view.php?year=2015&no=17#>

Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2011, tr.19-23<http://www.google.com/url? sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&ved=2ahUKEwjo6aKplLPmAhX- yosBHbbyCfQQFjABegQIAxAC&url=http%3A%2F%2Fvietnam.um.dk%2Fen%2F~ %2Fmedia%2FVietnam%2FDocuments%2FContent%2520English%2FFirm-level %2520competitiveness%2520and%2520tech%25202011- Bilingual.PDF&usg=AOvVaw0srhfGbZypvwuSUkcAyu5c>

Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2012, tr.14-20

<https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/Firm-level-competitiveness-technology-in-

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân việt nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)