1) GNP bình quân đầu người
Như đã trình bày ở trên, mặt hàng xuất khẩu củ quả sấy của Vinamit nhắm tới nhóm các thị trường có nền kinh tế tốt, người dân có mức lương ổn để đảm bảo được sự tiêu thụ sản phẩm với mức giá hợp lí. Do vậy tiêu chí đầu tiên nhóm chọn để đánh giá là GNI bình quân đầu người (2016) của 4 quốc gia. Đây là một tiêu chí quan trọng, bởi nó ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tiêu thụ của mặt hàng ở thị trường mới, do đó nó chiếm trọng số 20%.
Bảng 3. GNI bình quân đầu người (PPP) năm 2016 của 4 nước Úc, Chile, Ấn Độ và Hàn Quốc tính theo USD (Nguồn: databank.worldbank.org)
Qua bảng có thể nhận thấy trong năm 2016, mức GNI bình qn của Úc là cao nhất, tiếp theo đó là Hàn Quốc, Chile và thấp nhất là Ấn Độ. Do sự chênh lệch giữa các quốc gia là khá lớn nên với tiêu chí này, Úc được 4 điểm, Hàn Quốc 3 điểm, Chile 2 điểm và Ấn Độ được 1 điểm.
2) Cơ cấu dân số theo tuổi
Mặt hàng trái cây sấy của Vinamit có độ thơm ngon cùng với bao bì bắt mắt. Sản phẩm thường được ưa thích bởi nhóm khách hàng trẻ tuổi bởi độ ngọt, giịn giống như một món ăn vặt hàng ngày. Vì vậy nhóm lựa chọn tiêu chí đánh giá cơ cấu dân số theo độ tuổi của các quốc gia, thơng qua phân tích kết quả tỷ lệ dân số có độ tuổi từ 15 – 64 của các nước trong năm 2016. Tuy nhiên tiêu chí này cũng chưa phản ánh được hẳn toàn bộ thị trường, nên chỉ chiếm trọng số là 10%.
Biểu đồ 1. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của 4 nước Chile, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc năm 2016 (Nguồn: indexmundi.com)
Từ biểu đồ, ta có Hàn Quốc là nước có dân số trong nhóm tuổi 15 – 64 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 4 nước, theo sau là Chile, Úc và Ấn Độ. Do sự chênh lệch không quá nhiều nên Hàn Quốc được 4 điểm, Chile được 3 điểm, Úc và Ấn Độ 2 điểm.
3) Sở hữu trí tuệ
Đây là một vấn đề vô cùng đáng quan tâm trong thương mại quốc tế, đặc biệt là khi các nước ngày càng thắt chặt các quy định về việc này. Đối với Vinamit, đây lại càng là một tiêu chí lưu ý vì năm 2012, Vinamit đã phải trải qua một vụ kiện tại thị trường Trung Quốc do bị một công ty khác giả mạo thương hiệu. Việc đề cao sở hữu trí tuệ ở các nước sẽ tạo điều kiện công bằng cho các nhà nhập khẩu. Nhóm lựa chọn tiêu chí đánh giá điểm IPRI (International Property Rate Index) – chỉ số xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của các nước năm 2016 và cho tiêu chí này chiếm trọng số 20%.
Bảng 4. So sánh điểm IPRI của 4 nước Úc, Chile, Ấn Độ, Hàn Quốc năm 2016 (Nguồn: internationalpropertyrightsindex.org)
Trong bảng trên, điểm IPRI của Úc cao vượt trội so với 3 quốc gia còn lại. Đây là nước nổi tiếng với việc kiểm sốt rất chặt chẽ vấn đề về sở hữu trí tuệ, nhãn mác cũng như bản quyền. Theo sau đó là Chile, Hàn Quốc tương đương nhau và Ấn Độ xếp cuối cùng. Do vậy, Úc được 4 điểm, Hàn Quốc và Chile 3 điểm còn Ấn Độ 2 điểm.
4) Mức độ khan hiếm sản phẩm
Khi nhu cầu tăng cao mà khơng đáp ứng được đủ thì các nước sẽ nghĩ tới việc nhập khẩu sản phẩm. Tuy nhiên nếu không phải là mặt hàng quá thiết yếu, quốc gia đó vẫn có thể lựa chọn sản phẩm khác thay thế, vì vậy tiêu chí Mức độ khan hiếm của sản phẩm chiếm 10% trọng số. Quốc gia càng khan hiếm doanh nghiệp càng có cơ hội thâm nhập vào thị trường.
Trong 4 nước, Ấn Độ là nơi dồi dào nguồn ngun liệu nhất. Nơi đây có khí hậu nóng ẩm phù hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới – nguồn nguyên liệu chính cho sản phẩm của Vinamit. Ấn Độ là nơi trồng nhiều nhiều mít nhất thế giới với sản lượng
hàng triệu tấn một năm. Úc cũng là một quốc gia có khả năng trồng các loại cây nhiệt đới với điều kiện tự nhiên thuận lợi ở Queensland. Trong khi đó, Hàn Quốc lại phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu thực phẩm bởi 70% diện tích của Hàn Quốc thuộc địa hình đồi núi, khơng phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp thương phẩm. Ngồi ra, phần lớn diện tích đất nơng nghiệp được dành trồng lúa. Nơng nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,3% GDP của Hàn Quốc (2014). Đối với Chile, nhiệt độ các vùng trong nước khác biệt nhau nhưng tựu chung là hoặc rất nóng hoặc là mưa nhiều, khơng phù hợp để trồng các loại cây như mít, chuối,… Như vậy đối với tiêu chí này, Hàn Quốc và Chile cung được 3 điểm, Úc được 2 điểm và Ấn Độ 1 điểm
5) Mức độ đáp ứng rào cản gia nhập
Ngày nay thế giới ngày càng phẳng, các rào cản thuế quan sẽ sớm được xóa bỏ. Đối với mặt hàng nông sản, dự báo sang năm 2018 hầu hết các quốc gia sẽ đưa mức thuế về 0. Chính vì vậy, giờ đây các quốc gia ngày càng thắt chặt các rào cản phi thuế quan và các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật nhập khẩu. Đối với một doanh nghiệp Việt như Vinamit, đây là vấn đề đáng được lưu tâm nhiều nên tiêu chí này chiếm 20% trọng số.
Về Chile, quốc gia này với Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1971. Đầu năm 2014, FTA giữa 2 nước có hiệu lực làm cho giao thương cũng trở nên khá phát triển. Chilê có rất ít rào cản đối với hàng nhập khẩu hoặc đầu tư, cho phép các cơng ty nước ngồi được hưởng sự bảo vệ giống nhau và hoạt động theo các điều kiện tương tự như các doanh nghiệp trong nước. Về bảo vệ thực vật, Chile cũng có các quy định về vấn đề này để ngăn chặn dịch bệnh, tuy nhiên không quá gay gắt như các quốc gia khác.
Hàn Quốc cũng là một quốc gia ngày càng mở cửa hội nhập với thế giới. Trước kia thuế nhập khẩu vào Hàn Quốc rất cao, đặc biệt là nơng nghiệp vì đây là lĩnh vực khá nhạy cảm của Hàn Quốc. Tuy nhiên, kể từ khi kí kết các FTA, Hàn Quốc đã nới lỏng rất nhiều quy định cho các nhà xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Sau khi tham gia
FTA ASEAN – Hàn Quốc, Việt Nam lại tiếp tục kí VKFTA với Hàn vào năm 2015, giúp Việt Nam càng có điều kiện thuận lợi để gia nhập thị trường này. Minh chứng là Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường với những mặt hàng hết sức nhạy cảm như mật ong, tỏi, gừng,…Với Vinamit, Hàn Quốc cũng là thị trường đầy cơ hội khi nước này có quy định khá nghiêm ngặt về nhập khẩu lương thực, tuy vậy đây lại là quốc gia ưa chuộng organic và có các tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm mà Vinamit đã đạt được đó là chứng chỉ organic USDA và chứng chỉ organic EU. Điều này giúp Vinamit có lợi thế cạnh tranh hơn so với những nhà xuất khẩu khác như của Trung Quốc hay Thái Lan.
Úc và Việt Nam cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ngồi ra cịn cùng kí kết AANZFTA nên trao đổi giữa hai bên cũng khá thuận lợi. Tuy vậy đối với mặt hàng nông sản, quốc gia này lại không hề dễ dàng để xuất khẩu sang. Úc là một quốc gia không đông dân nhưng mức sống khá cao nên yêu cầu về thực phẩm rất chặt chẽ. Là một trong những quốc gia yêu cầu nghiêm ngặt nhất về kiểm định thực vật, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Ơ-xtrây-li-a đều phải u cầu trải qua q trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An tồn sinh học (Biosecurity Ơ- xtrâyli-a – BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Ô-xtrây-li-a với từng đối tác nên quá trình này diễn ra khá lâu. Việt Nam cũng mới chỉ xuất khẩu được hai loại quả là vải và xoài sang Úc, đang đàm phán để đưa thêm trái thanh long sang thị trường khó tính này. Trong tương lai, tuy đã giảm thiểu nhiều rào cản đối với Việt Nam, nhưng việc đưa trái cây sang Úc vẫn là một thách thức của các doanh nghiệp Việt.
Ấn Độ và Việt Nam đều là thành viên kí kết AIFTA. Nhờ có Hiệp định này, việc giao thương giữa hai quốc gia cũng trở nên bớt khó khăn. Ấn Độ tuy khơng q khắt khe về kiểm định thực vật nhưng lại là nước sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá nhất. Và đây cũng là một yếu điểm của doanh nghiệp Việt khi mang sản phẩm đi xuất khẩu tại thị trường nước ngoài. Trong năm 2017, giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng
có một màn “trả đũa thương mại” trong việc xuất nhập khẩu nông sản, tuy ngắn ngủi nhưng đã đánh vào điểm yếu của thị trường Việt.
Qua các phân tích trên, nhóm chấm Úc với điểm 1, Ấn Độ điểm 2, Hàn Quốc điểm 3 và Chile 4 điểm cho tiêu chí này.
Khoảng cách văn hóa
Mỗi quốc gia đều có một nên văn hóa khác nhau mang bản sắc dân tộc riêng. Tuy nhiên ít nhiều giữa chúng cũng có một vài điểm chung. Và chính những điểm chung đó tạo nên thói quen tiêu dùng, sinh hoạt giữa cơng dân các nước có những nét giống nhau. Sản phẩm củ quả sấy của Vinamit mang đậm hương vị truyền thống Việt Nam với nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ nội địa, phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt. Sản phẩm này chắc chắn cũng hợp thị hiếu với những quốc gia có nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam. Vì thế tiêu chí này nhóm đánh giá chiếm trọng số 20%.
Trong 4 nước, Chile là nơi có khoảng cách địa lý xa với Việt Nam nhất, đến nửa bán cầu. Có lẽ đó cũng là một số lý do khiến văn hóa giữa hai nước cũng có sự khác biệt. Người Chile chủ yếu nói tiếng Tây Ban Nha, điều này tạo khá nhiều khó khăn khi giao thương với Việt Nam vì ngơn ngữ này chưa thực sự phổ biến ở nước ta. Ẩm thực của Chile thường đề cao các món ăn truyền thống như cháo, súp, bánh mì,… được chế biến cầu kì, bắt mắt, khá nhiều món được ăn kèm với rượu vì họ là một trong những quốc gia sản xuất nhiều rượu vang nhất thế giới. Hương vị Việt ở đây mới chỉ xuất hiện chủ yếu trong các món phở, bún.
Úc là một nước nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cùng Việt Nam. Đây là quốc gia duy nhất trong 4 nước có ngơn ngữ chính là tiếng Anh, vì vậy giao thương giữa hai bên cũng khá thuận tiện. Nền văn hóa của Úc pha trộn khá nhiều giữa các nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, chủ yếu Úc vẫn thiên về văn hóa phương Tây hơn. Họ ưa chuộng các sản phẩm organic, đây cũng có thể xem như thế mạnh của Việt Nam.
Ấn Độ cũng là một quốc gia châu Á như Việt Nam nên ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa phương Đơng. Tại đây, nơng – lâm – thủy sản cũng là một ngành quan trọng và chiếm tỷ trọng cao. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức thứ nhất và tiếng anh là ngơn ngữ chính thức thứ hai của Ấn Độ. Người dân Ấn thường thích ăn các loại đồ ăn có gia vị, thích đồ ngọt, món ăn có cả món chay và mặn. Trái cây khá được ưa thích ở đây nên sản phẩm của Vinamit có thể sẽ dễ dàng phù hợp với thị hiếu của mọi người.
Hàn Quốc là quốc gia gần nhất với Việt Nam trong 4 quốc gia kể trên. Sự phát triển của âm nhạc, phim ảnh Hàn khiến cho làn sóng Hàn hóa phổ biến ở rất nhiều quốc gia Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam. Tiếng Hàn cũng là một trong những ngôn ngữ được học nhiều nhất ở Việt Nam. Ngày nay, số lượng người Việt sang sinh sống ở Hàn ngày càng đơng, ước tính lên đến 100.000 người. Hàn Quốc là một trong số những quốc gia ưa thích thực phẩm organic nhất. Ở đây việc ăn những thực phẩm như snack cũng rất phổ biến, và họ cũng rất yêu thích trái cây của Việt Nam. Đây là một lợi thế rất lớn nếu Vinamit xuất khẩu sang thị trường này.
Với những phân tích ở trên, nhóm đánh giá Hàn Quốc được 3 điểm vì nhiều sự tương đồng với thói quen ăn uống của người Việt, 3 quốc gia còn lại đều được 2 điểm.