Khuyến nghị, giải pháp

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng tác ĐỘNG của các NHÂN tố vĩ mô tới cán cân THƯƠNG mại của một số nước ĐÔNG NAM á GIAI đoạn 1991 2017 (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN

3.6 Khuyến nghị, giải pháp

Trong bối cảnh nhiều biến động của nền kinh tế một số nước ASEAN trong giai đoạn 1991- 2018, trên cơ sở các lý thuyết đã nêu ở Chương 1, nhóm tác giả nhận thấy các yếu tố năng suất lao động, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại đều có tác động đến cán cân thương mại của các quốc gia.

Chúng ta cần phân biệt mức thâm hụt “tốt” và “xấu” trong cán cân thương mại. Với một nền kinh tế khơng có lợi thế cạnh tranh về sản xuất hàng hóa cơ bản như Việt Nam, khi năng lực sản xuất mở rộng, máy móc và thiết bị cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu. Loại thâm hụt này trong cán cân thương mại là tốt bởi nó giúp tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu mức thâm hụt thương mại có liên quan tới sự phục hồi “nhen nhóm” của nhu cầu nội địa. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố gây thâm hụt thương mại và điều này được coi là thâm hụt “xấu".

Do vậy, Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đơng Nam Á nói chung cần phải hiểu về các yếu tố tác động đến cán cân thương mại để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục giúp thực hiện mục tiêu kinh tế của từng quốc gia.

Muốn đạt thặng dư cán cân thương mại, cần có sự điều chỉnh giá đồng tiền một cách hợp lý để đem lại lợi thế thương mại quốc tế trên phương diện giá cả. Tuy nhiên, điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả ở trong nước và quốc tế, do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá phải phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương phải có hệ thống theo dõi, giám sát chặt chẽ các điều kiện kinh tế trong nước, các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực, kịp thời đánh giá các rủi ro, nguy cơ mất ổn định để đưa ra những chính sách phù hợp. Ngồi ra, chính phủ cũng cần có những chính sách phủ hợp cải thiện chất lượng độ mở của cả nền kinh tế, đưa ra những biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa. Đồng thời, khu vực kinh tế trong nước cần tranh thủ thời cơ để tiếp thu trình độ khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý khu vực có vốn đầu tư nước ngồi từ đó nâng cao năng suất lao động và chiếm lĩnh thị trường.

KẾT LUẬN

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ mơn, nhóm tác giả đã hồn thành đề tài nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một số nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thị trường xuất nhập khẩu của ASEAN đang chiếm nhiều ưu thế đối với các ngành xăng dầu, linh kiện và sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị ,phụ tùng, dầu thơ, hàng dệt may và các loại thủy hải sản.

Sau khi đã thực hiện ước lượng, kiểm định và khắc phục các khuyết tật, nhóm đã xây dựng được mơ hình khái quát sự tác động của các yếu tố năng suất lao động, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại tới cán cân thương mại. Theo như kết quả thu được, tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, mơ hình khơng bỏ sót biến quan trọng, khơng xuất hiện hiện tượng nhiễu phân phối khơng chuẩn, có hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhưng đã được kiểm soát bằng phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh

Hệ số xác định R2 = 0.530745 cho thấy rằng với mẫu thu thập được thì các biến NSLD, EXCHA và OPEN đã giải thích được 0.530745 % sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc BAL. Do biến phụ thuộc được xét đến là biến số vĩ mô lớn, các yếu tố tác động không chỉ bao hàm về kinh tế mà cịn cả về chính trị, xã hội, vì vậy khơng thể tránh khỏi một số thiếu sót. Đồng thời, do điều kiện hạn chế về số liệu, khả năng nghiên cứu và khơng có nhiều thời gian thu thập đánh giá nên nhóm tác giả chỉ có thể thực hiện với những biến độc lập kể trên mà chưa tiến hành mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài này với các biến vĩ mô khác.

Bản báo cáo trên được hồn thành trên cơ sở tự nghiên cứu tìm hiểu của các thành viên cùng với nền tảng kiến thức môn Kinh tế lượng. Dựa vào q trình xây dựng đề tài nghiên cứu, nhóm có thể nắm rõ hơn về phân tích định lượng và kiểm định đặc trưng có liên quan, áp dụng kiến thức trên lớp vào kiến thức thực tế và rút ra được những mối tương quan ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng kinh tế xã hội.

PHỤ LỤC

Hình 1: Kết quả chạy mơ hình

Hình 5: Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn của nhiễu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Quang Dong & PGS.TS. Nguyễn Thị Minh (2012). Giáo trình Kinh tế

lượng. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012). Giáo trình tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê 3. GS.TS Đinh Xuân Trình & PGS.TS Đặng Thị Nhàn (1996). Giáo trình thanh tốn quốc tế.

Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2002), “Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng

năng suất tổng thể và năng suất ngành”

5. Lê Hoàng Phong & Đặng Thị Bạch Vân (2014) “Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô

đến cán cân thương mại tại Việt Nam” Tạp chí cơng nghệ ngân hàng, số 1, tháng 9 năm 2017.

6. PGS.TS. Nguyễn Cao Văn & TS. Trần Thái Ninh & TS. Ngơ Văn Thứ (2012). Giáo trình

lý thuyết xác suất và thống kê toán. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

7. Tô Trung Thành (2016) “Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn

1977- 2015- Thực nghiệm từ mơ hình VECM” Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 234, tháng 12 năm

2016, tr. 21-30.

8. Rahman (2009), “The Determinants of Bangladesh’s Imports: A Gravity Model Analysis

under Panel Data”, Australian Conference of Economists

9. Thai Tri Do (2006), “A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three

European countries”, PhD thesis

10. Vladimír Benáček, Ladislav Prokop and Jan Á. Víšek (2003) “Determining Factors of the

Czech Foreign Trade Balance: Structural Issues in Trade Creation” Czech National Bank

Research Project No. 20/2001 and Grant Agency of the Czech Republic under Grant No. 402/00/0482

11. Philippe Martin (2006), Productivity, terms of trade and the “home market effect”, University of Paris-1 Pantheon Sorbonne, Paris School of Economics and CEPR

12. M. Aslam Chaudhary and Baber Amin (2012), Impact of Trade Openness on Exports

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên Phân cơng cơng việc Đánh giá q trình làm việc

Thang điểm

Bùi Thị Thu Hiền

(1611110201) - Tìm nguồn số liệu- Chạy Gretl

- Kiểm định khuyết tật mơ hình

- Thảo luận và đưa giải pháp, khuyến nghị

- Tổng hợp bài làm và hồn thành tiểu luận

- Có trách nhiệm với cơng việc, động viên, hỗ trợ các thành viên làm việc

- Phân chia công việc cho các thành viên hợp lý - Hồn thành cơng việc đúng deadline

9,5/10

Đào Thị Khánh Linh

(1611110324) - Phương pháp luận sử dụng trong mơ hình - Giải thích các biến số - Mơ tả về mẫu nghiên cứu

- Ham học hỏi, có trách nhiệm, hồn thành tốt cơng việc được giao - Tích cực góp ý hồn thiện bài làm cho các thành viên khác 9/10 Đặng Thị Hướng (1711110317) - Tìm lý thuyết - Kiểm định độ phù hợp của kết quả với giả thuyết

- Chỉnh sửa tiểu luận

- Nhiệt tình, có trách nhiệm, biết lắng nghe, hồn thành tốt cơng việc được giao

9,5/10

Lê Thị Hà Linh

(1611120066) - Lời mở đầu- Tổng kết

- Tổng hợp tài liệu tham khảo

- Hồn thành cơng việc tốt, đúng deadline - Tích cực tham gia thảo luận

9/10

Nguyễn Cơng Anh

(1611110027) - Tìm lý thuyết- Kiểm định độ phù hợp của kết quả với giả thuyết

- Có trách nhiệm, tích cực học hỏi, hồn thành tốt cơng việc được giao

9/10

Trình Thị Diệu (1711110121)

- Tìm lý thuyết

- Kiểm định độ phù hợp của kết quả với giả thuyết

- Chủ động tìm hiểu, có trách nhiệm, hồn thành công việc đúng deadline

9/10

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng tác ĐỘNG của các NHÂN tố vĩ mô tới cán cân THƯƠNG mại của một số nước ĐÔNG NAM á GIAI đoạn 1991 2017 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)