Kết quả kiểm định cho thấy [Prob>chi2] = 0.0000 < 0.05 nên đủ cơ sở bác bỏ H0. Mơ hình có phương sai sai số thay đổi.
4. Giải thích kết quả kiểm định và kiến nghị giải pháp tăng trưởng FDI các tỉnh thành trong các giai đoạn sau:
4.1 Giải thích kết quả kiểm định:
Trước hết, kết quả kiểm định đã cho thấy một số biến độc lập có tác động lên biến phụ thuộc FDI trái với kỳ vọng ban đầu.
Biến LAB đại diện cho chất lượng lao động cụ thể là tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo, ban đầu được kỳ vọng là có tác động dương đến biến FDI tức là một địa phương sở hữu nguồn lao động chất lượng cao và dồi dào sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn do nguồn lao động chất lượng cao sẽ giúp các cơng ty nước ngồi tăng năng suất công việc, đạt hiệu quả cao hơn. Điều này được chứng minh qua kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến
nguồn vốn FDI bằng cả phương pháp kinh tế lượng không gian và truyền thống tại Việt Nam xác nhận chất lượng lao động cao tác động dương lên việc thu hút FDI, như: Esiyok và Ugur (2015), Hoang và Goujon (2014), Meyer và Nguyen (2005). Tuy nhiên, sau khi chạy kiểm định bằng phương pháp OLS, áp dụng trên bộ số liệu năm 2016, nhóm nhận thấy chất lượng lao động lại khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, hay nói cách khác khơng có ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI vào các tỉnh. Từ năm 2011, gần 80% số người làm việc trong các doanh nghiệp FDI là lao động khơng có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, tỷ lệ này gần như không thay đổi cho đến tận năm 2016. Trong một thời gian dài, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ưu tiên thực hiện các hoạt động gia công để khai thác lợi thế lao động giá rẻ của nước ta. Thực tế này đã góp phần làm chậm q trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Nhu cầu sử dụng đối với nguồn lao động chất lượng cao tiềm năng là nhỏ, các doanh nghiệp FDI muốn hướng tới lực lượng lao động sơ cấp nhiều hơn. Một khi các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trình độ thấp thì điều này khơng khuyến khích người lao động quan tâm học tập nâng cao trình độ và các cơ sở giáo dục đào tạo không chịu sức ép của thị trường để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này có thể lý giải vì sao chất lượng lao động khơng phải là một tiêu chí được xem xét và đánh giá khi các nhà đầu tư đưa vốn FDI vào một tỉnh thành tại Việt Nam.
Biến LACO thể hiện của chi phí lao động, ban đầu được kỳ vọng là tác động âm lên biến phụ thuộc FDI, chi phí lao động thấp sẽ khiến cho địa phương trở nên hấp dẫn hơn đối với hoạt động của các công ty đa quốc gia và ngược lại. Các nghiên cứu trước đây của Anwar và Nguyen (2010), Hoang và Goujon (2014), Meyer và Nguyen (2005) cho thấy chi phí này tác động tiêu cực đến FDI. Nhưng kết quả kiểm định cho thấy biến này có ảnh hưởng thuận chiều lên nguồn vốn FDI của tỉnh, tức là các tỉnh có chi phí lao động cao thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngồi hơn. Thực chất, tổng chi phí nhân cơng được tính trên số lượng nhân lực chịu trách nhiệm sản xuất. Những địa phương phát triển hơn như Hà Nội, Hải Phịng, TP.HCM, hiện đại hóa cao, một dự án có thể không cần dầu tư nhiều nhân công nên nếu so ra
bình quân thu nhập của nhân cơng các tỉnh nghèo khó hơn thì thấp hơn các tỉnh giàu có hơn. Điều này thực chất vẫn thể hiện cho việc các nhà đầu tư đang tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ của nước ta, có xu hướng đầu tư vào những nơi có thu nhập bình qn của lao động là thấp để thực hiện những quy trình gia cơng, cần nhiều sức người. Vì là những cơng việc cần nhiều nhân lực nên tổng chi phí của dự án của địa phương có vẻ cao nhưng thực chất bình qn lương của cơng nhân lại thấp. Điều này giải thích nguồn vốn FDI có xu hướng đầu tư vào những nơi có chi phí lao động cao.
Biến PCI là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ban đầu có kỳ vọng là tương quan thuận chiều lên biến FDI, là biến đại diện cho yếu tố cơ sở hạ tầng, đồng thời là đại diện cho yếu tố pháp luật của địa phương. Tuy nhiên sau khi chạy mơ hình biến số này lại được xác định là tác động âm lên FDI. Có thể lý giải do các nhà đầu tư đã quay sang các tỉnh có điều kiện khó khăn hơn, những thị trường mới, có thể nhằm đến nguồn lao động hơn là cơ sở hạ tầng. cơ cấu giá trị FDI có xu hướng dịch chuyển về vùng Duyên hải miền Trung vốn có nhiều khó khăn và giảm thiểu đầu tư tại khu vực Đông Nam Bộ cũng như Đồng bằng sơng Hồng. Ngồi ra, những địa phương khó khăn thường có nhiều sơ hở và lỏng lẻo trong pháp luật và quản lý, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tạo ra lợi nhuận khi quyết định đầu tư.
Còn lại, các biến khác đều thỏa mãn kỳ vọng ban đầu về ảnh hưởng của chúng lên biến phụ thuộc FDI.
Biến PO đại diện cho dân số của tỉnh. Khơng chỉ có lực lượng lao động,dân số còn đại diện cho thị trường tiêu thụ, yếu tố mà nhà đầu tư nước ngồi ln chú ý hàng đầu. Dân số tăng, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, đảm bảo mức tiêu thụ cho các yếu tố đầu ra, điều này càng tăng độ thu hút FDI. Trong đa phần nghiên cứu về yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI, yếu tố quy mô thị trường là yếu tố khơng thể thiếu theo lí thuyết động cơ đầu tư của doanh nghiệp nước ngồi. Một địa phương có quy mơ thị trường càng lớn sẽ hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Biến INCO là thu nhập bình quân tháng của lao động theo giá hiện hành, hay là sức mua thị trường. Một thị trường có sức mua lớn tạo ra tiềm năng lớn cho doanh nghiệp về lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem xét đến yếu tố này khi quyết định đưa vốn FDI cho một dự án ở một địa phương. Đây là một trong những tiêu chí phản ánh tiềm năng của thị trường.
Biến LFDI thể hiện cho tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kỳ trước của các tỉnh thành ở Việt Nam. Vốn FDI của những năm trước sẽ có tác động đến các nhà đầu tư cân nhắc xem có nên tiếp tục đầu tư vào địa phương đó hay khơng. Đây là biến giúp nhà đầu tư cân nhắc nên đầu tư ở đâu cho hiệu quả. Nếu một địa phương có FDI của năm trước đó cao, tức là đó là vùng đất với mơi trường hiệu quả, đã từng thu hút được nhiều vốn đầu tư, điều này càng tạo nên lòng tin, tiếp tục đổ vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
4.2 Kiến nghị giải pháp:
Sau 30 năm thu hút FDI, khu vực này ngày càng mở rộng và lớn mạnh, song xu hướng dịch chuyển lao động vẫn chủ yếu một chiều từ khu vực trong nước sang khu vực FDI. Như vậy, tác động lan toả của chất lượng nguồn nhân lực, phong cách, lề lối làm việc, tác phong cơng nghiệp, văn hố DN, trình độ kỹ năng chuyên mơn kỹ thuật, trình độ quản lý, các bí quyết cơng nghệ, các quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực từ khu vực FDI sang khu vực dân doanh và khu vực Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế, khu vực FDI chưa thực sự có đóng góp tích cực cho cơng cuộc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Ngoài ra, đã nảy sinh vấn đề phát triển không đều giữa các địa phương và vùng kinh tế. Những tỉnh và thành phố thu hút nhiều FDI và vốn đầu tư trong nước thì tăng trưởng với tốc độ cao, cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại gắn với q trình đơ thị hóa. Trong khi đó, các địa phương khác vẫn trong tình trạng kém phát triển, dựa chủ yếu vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên.Để khắc phục trạng thái
phát triển khơng đều, cần có quan điểm đúng về thu ngân sách của các địa phương, cũng như đóng góp của các thành phố và tỉnh vào ngân sách trung ương.
Chiến lược phát triển của địa phương và vùng kinh tế kém phát triển cần dựa vào sự cộng hưởng của 4 nhân tố:
Thứ nhất, từng tỉnh phải khai thác lợi thế khác biệt và tiềm năng của địa
phương, trong khung khổ luật pháp đề ra cơ chế khuyến khích đầu tư trong nước, tập trung vận động các tập đoàn kinh tế lớn thực hiện những dự án quan trọng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị để trong từng kế hoạch trung hạn làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, từ đó tạo điều kiện thu hút nhiều FDI.
Thứ hai, hợp tác phát triển giữa các tỉnh và thành phố trong từng vùng, khắc
phục tình trạng mỗi tỉnh là “một vương quốc” có nhiều dự án đầu tư tương tự nhau; phân công và hợp tác giữa các tỉnh để phát huy lợi thế của từng vùng trong đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Tây Nguyên diễn ra ngày 11/3/ 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn... phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời, Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ XXI”.
Thứ ba, các tập đoàn kinh tế và cơ quan nhà nước như điện lực, bưu chính -
viễn thơng, giao thông - vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế cần phân bổ hợp lý vốn đầu tư công và huy động nguồn lực xã hội để xây dựng giao thông, trường học, cơ sở y tế, điện nước, trung tâm thông tin, tạo tiền đề thu hút vốn trong nước và tiến tới thu hút nhiều FDI. Những địa phương có trình độ phát triển cao như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... cần mở rộng quan hệ hợp tác với từng tỉnh còn
kém phát triển bằng nhiều phương thức để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của vùng khó khăn.
Thứ tư, Chính phủ cần coi việc xích gần trình độ phát triển giữa các vùng là
một mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển bền vững, đề ra chỉ tiêu phấn đấu và đánh giá việc thực hiện trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, cần bố trí vốn đầu tư cơng thỏa đáng, có chính sách ưu đãi cao và cơ chế đủ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án đầu tư ở vùng kinh tế khó khăn.
Để kinh tế vùng được hình thành như chủ trương của Nhà nước, cần nghiên cứu từ kinh nghiệm của nước ngoài, cũng như thực tiễn của nước ta từ khi thành lập Ban chỉ đạo vùng để xây dựng mơ hình tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong từng vùng, nhằm nâng cao hơn nữa sự phân công và hợp tác giữa các tỉnh và thành phố trong từng vùng.
KẾT LUẬN
Vậy qua tính tốn và các phương pháp kiểm định, nhóm đã rút ra kết luận rằng FDI của 63 tỉnh thành của Việt Nam trong năm 2016 bị ảnh hường bởi các yếu tố dân số, thu nhập, chi phí lao động, FDI kỳ trước và chỉ số PCI. Ngoài ra, chất lượng lao động, ban đầu được kỳ vọng là có tác động dương lên biến phụ thuộc, tuy nhiên khi đặt trong mơ hình lại khơng có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy, mơ hình hồi quy được đưa ra là phù hợp với mức ý nghĩa 5%.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI ln là vấn đề bức thiết liên quan đến sự phát triển kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng, đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là các nhà kinh tế học. Do đó cần phải có những chính sách khuyến khích và thu hút nguồn vốn FDI và phân bố phù hợp cho từng khu vực kinh tế.
Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn có thể xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, từ đó giúp nâng cao và cải thiện hiệu quả nguồn viện trợ này. Do kiến thức và kĩ năng cịn hạn chế, cùng với thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm tác giả hi vọng đề tài này sẽ là tiền đề để phát triển trong tương lai, chúng em mong nhận được sự góp ý của cơ để có thể cải thiện mơ hình và tìm ra một mơ hình tối ưu nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổng cục Thống kê Việt Nam Niêm giám thống kê Việt Nam Báo cáo điều tra lao động - việc làm www.gso.gov.vn
baodautu.vn
thoibaonganhang.vn ieit.edu.vn
PHỤ LỤC Các kết quả chạy Stata: