Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II HIỆP ĐỊNH đối tác TOÀN DIỆN và TIẾN bộ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế VIỆT NAM (Trang 27 - 34)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thơng tin về CPTPP.

Như đã trình bày, CPTPP là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Nội dung Hiệp định CPTPP tuy đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với TPP trước đó, nhưng vẫn cịn khá nhiều vấn đề mà Việt Nam phải lưu tâm. Bên cạnh những

vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… CPTPP còn đề cập đến một số vấn đề mới như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước…

Tuy nhiên, không thể chủ quan, để các doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào sân chơi này, trước hết cần chủ động tìm hiểu thơng tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.

Doanh nghiệp cần có cái nhìn bao qt đối với hiệp định, khơng chỉ tìm hiểu thơng tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc hiểu rõ CPTTP giúp doanh nghiệp định hướng được lối đi của riêng mình dựa trên nền tảng những chính sách được ưu đãi như nhà nước và những cơ hội lớn mà hiệp định mang lại.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh, tự đổi mới trong bối cảnh mới.

Thực trạng của doanh nghiệp Việt hiện nay phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với đại bộ phận đa số doanh nghiệp này, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua việc nắm bắt các luật chơi mới còn hạn chế, lại thiếu nguồn vốn đầu tư, việc mở rộng quy mơ sản xuất khó khăn, khoa học cơng nghệ lạc hậu, tỷ lệ ứng dụng cơng nghệ cao cịn thấp nên năng suất lao động kém…

Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước thì bản thân các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thơng tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội.

Doanh nghiệp phải tự nhận thấy cần phải thay đổi bằng cách đầu tư vào hệ thống cơ sở sản xuất, đào tạo nhân viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính trên thế giới. Bởi, mỗi khách hàng tại các thị trường khác nhau đều có tiêu chuẩn riêng, doanh nghiệp phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường thì mới có thể bán được hàng.

CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do q trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thơng qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dịng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

CPTTP là sân chơi chung, quy định chung cho khối gồm 11 quốc gia. Trong đó, Việt Nam là nước có nền kinh tế nhỏ nhất; trình độ lao động, năng lực lao động cũng thấp nhất. Trong sân chơi chung, năng lực lao động rất quan trọng; lao động yếu sẽ bị thất thế.

Hiện nay, lao động Việt Nam có nhiều điểm yếu như trình độ kỹ thuật thấp, phần lớn lao động là phổ thông, không phải lao động chun mơn; trình độ ngoại ngữ cũng thấp. Trong khi nhiều nước khác lao động rất chuyên nghiệp và chuyên môn, và tại phần lớn các quốc gia trong khối CPTPP, tiếng Anh là ngơn ngữ chính. Bên cạnh đó, một khó khăn khi hội nhập là văn hóa ứng xử. Cụ thể, văn hóa ứng xử của lao động Việt Nam đang không theo kịp đà phát triển thế giới. Từ cách hành xử trong thương trường đến việc tuân thủ luật lệ, đến cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội, chúng ta cịn có một khoảng cách xa đối với người lao động trong các quốc gia khác.

Do đó, khi "một người thấp đi vào sân chơi của những người cao" thì cuộc chơi chưa cơng bằng và chúng ta phải chạy nhanh hơn để bắt kịp họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh cơng cuộc nâng cao trình độ của người lao động, đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu của ngành, phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành và hội thời quốc tế. Các doanh nghiệp cần chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, tham gia nhiều hơn vào quá trình kiểm tra cũng như giám sát chất lượng đầu ra. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống thông tin thị trường lao động để cung cấp, xử lý thông tin tạo cơ sở tin cậy xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng, gắn sử dụng nhân lực với việc làm.

Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác

Chúng ta thấy rằng, với những quy định trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường các nước tham gia hiệp định cho đến “sân nhà”. Trong bối cảnh khả năng thích nghi của doanh nghiệp với kinh tế thị trường cịn kém, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao thì nguy cơ bị lấn át tại thị trường nội địa khơng phải là ít.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của hiệp định, để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đồn lớn. Đây cũng chính là cơ

hội tốt để các doanh nghiệp của ta tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Việc Việt Nam sớm phê chuẩn CPTPP đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn với thuế suất thấp hơn và các thị trường Việt Nam chưa ký kết hiệp định tự do thương mại như: Canada, Mexico và Peru… Bên cạnh đó, Hiệp định CPTTP sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường lớn như: Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Đó chính là hướng hợp tác mới và tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt trong tiến trình hội nhập.

Ngồi ra, CPTPP là hiệp định mở, trong tương lai có thể có thêm một số thành viên khác ví dụ: Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philippines, càng mở rộng thị trường hợp tác tiềm năng cho Việt Nam, giúp nước ta tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp cần chủ động nguyên vật liệu trong sản xuất.

Một thách thức lớn không thể khơng nhắc đến đối với hàng hóa Việt Nam đó là quy tắc xuất xứ hàng hoá. Một số ngành được đánh giá là hưởng lợi nhiều khi tham gia CPTPP như da giày, dệt may…cũng gặp rào cản về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Để giải quyết bài tốn này, buộc chúng ta phải có lộ trình chủ động ngun liệu trong nước. Hiện đa số doanh nghiệp nhập nguyên liệu đầu vào từ các nước ngoại khối CPTTP.

Do đó, đã đến lúc phải nhanh chóng chuyển từ nhập nguyên liệu từ các nước tham gia Hiệp định CPTPP để đủ điều kiện quy tắc xuất xứ. Hơn nữa, về lâu dài, các doanh nghiệp Việt cũng cần tính đến việc đầu tư, thu hút liên kết đầu tư vùng nguyên liệu tạo ra các chuỗi giá trị sản xuất trong nước. Làm được như thế chính là sợi dây thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên nhờ sự phát triển của chuỗi liên kết các doanh nghiệp trong nước. Với những giải pháp của chính phủ cùng với giải pháp của doanh nghiệp và sự chủ động của mỗi người dân trong việc tìm hiểu thơng tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh

doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy tín và chất lượng để làm ăn quy mô và dài hạn trong tương lai, chúng ta có thể tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tận dụng tốt các cơ hội mà hiệp định CPTPP mang lại để tiếp tục phát triển vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

KẾT LUẬN

CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trải dài hầu hết các lĩnh vực kinh tế: thuế quan, đầu tư, lao động, bảo hộ trí tuệ,… Nội dung Hiệp định đã được thoả thuận và thống nhất giữa các nước tham gia kí kết để có thể mang lại lợi ích cao nhất cho các quốc gia thành viên. Có thể nói CPTPP đã và đang đóng một vai trị quan trọng trong quá trình tồn cầu hố kinh tế và hội nhập quốc tế.

Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa ta với các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là các nước thành viên có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, tham gia CPTPP cũng đặt ra những thách thức về kinh tế-xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thế chế... Việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng... địi hỏi Việt Nam cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ốn định về chính trị- xã hội của ta. Việc thành công khi tham gia CPTPP ra sao phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị kỹ càng của các cơ quan quản lý, sự chủ động nỗ lực của doanh nghiệp và cả người dân. Nếu có thể tận dụng thời cơ này, biến thách thức thành cơ hội, tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển bùng nổ hơn nữa trong tương lai, đồng thời khẳng định mạnh mẽ vị thế của nước nhà trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giới thiệu chung về Hiệp định CPTPP – Bộ Công thương Việt Nam-

http://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/gioi-thieu-chung-ve-hiep-%C4%91inh- cptpp-13573-22.html

Văn kiện Hiệp định CPTPP và các Tóm tắt- Trung tâm WTO và Hội nhập phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam- http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/10835-van-kien-

hiep-dinh-cptpp

TPP, AEC, EU and FTAs with Vietnam - https://sites.google.com/site/ibwvietnam/muc-

dich-cua-tpp

Phòng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (2016). “Tóm lược hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương.” https://baotintuc.vn/infographics/co-hoi-va-thach-thuc-tu-cptpp-doi-voi-viet-nam- 20181102165033104.htm https://bnews.vn/co-hoi-va-thach-thuc-tu-cptpp-doi-voi-viet-nam/78391.html https://baotintuc.vn/kinh-te/hiep-dinh-c ptpp-mo-ra-co-hoi-lon-cho-doanh-nghiep-viet- nam-20190106094221643.htm http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tham-gia-cptpp-kinh-te-viet-nam-se-tang-toc- 302918.html http://hoinhapkinhte.gov.vn/H%E1%BB%99i-nh%E1%BA%ADp-trong-n %C6%B0%E1%BB%9Bc/ID/856/Cac-dau-an-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-Viet-Nam- tu-khi-gia-nhap-WTO-en-nay http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/co-hoi-va-thach-thuc-voi-viet-nam-sau-khi- hiep-dinh-cptpp-co-hieu-luc-301336.html https://baomoi.com/viet-nam-can-chu-dong-truoc-co-hoi-va-thach-thuc-tu-cptpp/c/ 25196231.epi http://www.nhandan.com.vn/www.nhandan.com.vn/nation_news/item/35707902-doanh-

http://enternews.vn/thay-doi-chinh-sach-de-doanh-nghiep-huong-loi-trong-san-choi- cptpp-142927.html https://www.agu.edu.vn/vi/tap-huan-danh-gia-tac-dong-tu-cptpp-va-cac-fta-moi-cua-viet- nam-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-doanh https://vov.vn/kinh-te/cptpp-la-bieu-hien-trinh-do-moi-cua-viet-nam-trong-hoi-nhap- 737510.vov

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II HIỆP ĐỊNH đối tác TOÀN DIỆN và TIẾN bộ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế VIỆT NAM (Trang 27 - 34)