THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
Mặc dù là ngành góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu với những con số ấn tượng, nhưng xuất khẩu thủy sản cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ngay từ khi con tôm, con cá chưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sau đây là một số phương án nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đồng thời cũng giúp ngành thủy sản Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.
Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi
trồng thủy sản tại Việt Nam, tăng cường năng lực công nghệ chế biến.
Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản tại các nước như Israel, châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan... và tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường...
Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trên tại Việt Nam với tỷ lệ thực tế chưa cao và cịn diễn ra khá nhỏ lẻ, khơng tập trung.
Nhiều người dân nuôi trồng thủy sản cịn từ chối sử dụng cơng nghệ cao vì vốn đầu tư lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: Tập trung đầu tư một số doanh nghiệp chế biến thủy sản có vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, với quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại đạt trình độ tiên tiến của thế giới để đảm nhiệm vai trò tiên phong và hướng dẫn về thị trường và công nghệ trong chế biến xuất khẩu, đồng thời chủ đạo các hoạt động dịch vụ kỹ thuật nghề cá. Nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu cơng nghệ hiện đại, bí quyết cơng nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các mặt hàng mới. Củng cố, mở rộng hệ thống khuyến ngư
đến các huyện xã nghề cá, đặt hệ thống này trong mối liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và trường đại học nhằm chuyển giao trực tiếp công nghệ mới và huấn luyện kỹ thuật cho lao động ngành thủy sản.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm các quy định đánh bắt thủy sản. Để đảm bảo nguồn
nguyên liệu phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất thủy sản, phù hợp với quy định của thị trường trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân tham gia đánh bắt thủy sản cần phải thực thi đúng Luật Thủy sản. Đặc biệt là không vi phạm vùng biển nước ngồi, khơng đánh bắt các loài thủy sản bị cấm...
Các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định đánh bắt, quản lý tốt hoạt động đánh bắt thủy sản để đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn lợi này bằng việc giảm dần tàu làm nghề kéo lưới, tổ chức lại khai thác vùng biển xa bờ, ven bờ theo mơ hình khai thác theo tổ, đội và các mơ hình quản lý khai thác có sự tham gia của cộng đồng...
Thứ ba, nâng cao chất lượng môi trường nước. Hiện nay, chất lượng nguồn nước
cung cấp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng so với những năm trước đây, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng thủy sản được nuôi. Để đảm bảo chất lượng nuôi trồng thủy sản, cần nâng cao chất lượng môi trường nước. Người nuôi trồng thủy sản cần áp dụng một số cơng nghệ trong xử lý nước và trong q trình ni như: Cơng nghệ lọc sinh học để loại bỏ chất rắn dạng lơ lửng và các khí độc hịa tan trong nước.
Áp dụng công nghệ Biofloc nhằm loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa để nâng cao chất lượng nước thơng qua chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng, đồng thời sử dụng biofloc làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản. Hay nuôi kết hợp với một số lồi rong biển có giá trị kinh tế có khả năng làm giảm hàm lượng các chất hữu cơ và khí độc hịa tan trong nước. Ni kết hợp với hải sâm hoặc với một số loài cá ăn thực vật và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối, cá rơ phi sẽ có tác dụng tích cực trong việc hạn chế lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao ni.
Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơng tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đồng thời, phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.
Nâng cao vai trò của Cục xúc tiến thương mại bằng cách cung cấp các dịnh vụ marketing, tư vấn, nghiên cứu thị trường thủy sản thế giới, cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho doanh nghiệp. Bộ Thủy sản, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại, các cơ quan thương vụ Đại sứ quán và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức các hội chợ triển lãm với quy mô lớn ở trong và thậm chí ngồi nước, nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thủy sản Việt Nam. Phát huy vai trị tích cực của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong việc mở rộng thị trường, cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản thế giới cho các doanh nghiệp trong nước. Trong tương lai, cần thiết phải có văn phịng đại diện của VASEP tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ… Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nước và trên thế giới, triển khai các dự án hợp tác song phương, đa phương. Ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định song phương, đa phương nhằm kêu gọi trợ giúp vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất thủy sản trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhanh chóng phê duyệt đề án thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu thủy sản do Bộ Thủy sản trình nhằm trợ giúp một phần thiệt hại cho các đơn vị, các tổ chức sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói chung gặp những rủi ro khả kháng hay thị trường xuất khẩu biến động xấu.
Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức
quản lý nhà nước ngành Thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Thủy sản. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong cơng tác quản lý nhà nước về thủy sản.
Tập hợp ngư dân thành đội đánh bắt thủy sản, hướng họ vào con đường làm ăn tập thể, phát triển hình thức kinh tế hợp tác xã, hạn chế tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, khơng có lợi cho ngư dân. Khuyến khích hoạt động liên doanh, liên kết, các dự án 100% vốn nước ngoài đầu tư vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các chợ, các cảng cá, các cơ sở chế biến thủy sản.
Nhân rộng các mơ hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mơ hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu; sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp...
KẾT LUẬN
Qua phân tích và ước lượng bằng số liệu thực tế, ta có thể thấy: ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và mảng xuất khẩu thủy hải sản nói riêng trong giai đoạn 2007 – 2016 dù gặp khơng ít khó khăn, song đã có nhiều phát triển to lớn. Xuất khẩu thủy hải sản ở nước ta là ngành có khả năng cạnh tranh lớn, cần được đầu tư và tiếp tục đề xuất phương án phát triển do có lợi thế có sẵn về nguồn tài ngun thiên nhiên, nguồn nhân cơng. Tuy nhiên, các yếu tố như cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực sản xuất và quản lý kém đã làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặc dù Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại cũng như mở rộng thị trường ra nhiều khối, nhiều nước trên thế giới, song nếu chúng ta không đầu tư công nghệ, tuân thủ quy trình chuẩn quốc tế thì việc mất thị trường là điều không tránh khỏi, đặc biệt ở giai đoạn nền kinh tế thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi Nhà nước, các ban ngành và các doanh nghiệp cần có sự kết hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam, mở rộng thị trường thế giới.
Qua báo cáo phân tích này, nhóm nghiên cứu đã nêu ra thực trạng, những thuận lợi khó khăn, thách thức với xuất khẩu thủy sản Việt Nam và các giải pháp cơ bản để phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đưa thuỷ sản Việt Nam phát triển hơn trong giai đoạn tới.