Đánh giá và thảo luận

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ và đề XUẤT GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THƯƠNG mại VIỆT NAM GIAI đoạn 2014 2016 (Trang 25)

2. VẬN DỤNG MƠ HÌNH LỰC HẤP DẪN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH

2.2. Vận dụng mơ hình lực hấp dẫn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

2.2.5. Đánh giá và thảo luận

Từ bảng 5 ta thấy tất cả các biến độc lập trong mơ hình đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%, cụ thể:

P-value lnGDPj=0.000 thể hiện GDP của nước nhập khẩu có ý nghĩa thống kê và khi GDPj tăng 1% thì lượng xuất khẩu của Việt Nam sang nước j đó sẽ tăng xấp xỉ 0.48% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này đúng với giả định của nhóm nghiên cứu.

Giải thích: Bởi khi quy mô kinh tế của nước nhập khẩu hàng của Việt Nam tăng giống như tác động đến đường cầu trong mơ hình cung cầu. Nếu coi quốc gia nhập khẩu đó là một khách hàng thì khi GDP của quốc gia đó tăng giống như thu nhập của người khách đó tăng và vì vậy nhu cầu chi tiêu của họ sẽ tăng lên làm đường cầu dịch sang phải khiến lượng hàng mà nước đó nhập khẩu cũng tăng lên. Một cách giải thích nữa là khi GDP một quốc gia tăng lên đồng nghĩa với việc nền kinh tế của quốc gia đó đang lớn dần lên, và nhu cầu sản xuất, đầu tư và chi tiêu cũng lớn hơn vì vậy việc nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam như một nguyên vật liệu đầu vào hoặc để đáp ứng nhu cầu lớn hơn trong tiêu dùng cũng là một điều hiển nhiên.

P-value của lnGDPi=0.007 thể hiện GDP của Việt Nam có ý nghĩa thống kê và khi GDP của Việt Nam tăng 1% thì sẽ dẫn đến sự gia tăng 0.17% trong lượng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này đã chứng minh rằng GDP của Việt Nam có tác động tích cực tới lượng xuất khẩu của Việt Nam sang nước ngồi như dự đốn trước đó của nhóm nghiên cứu.

Giải thích: Mối quan hệ này có thể giải thích như tác động từ sự dịch chuyển đường cung trong thị trường sang phải (nếu chúng ta coi thị trường thế giới là một thị trường chung) bởi nếu Việt Nam có khả năng gia tăng sản xuất và sản lượng quốc dân thì dường như khả năng xuất khẩu ra nước ngồi cũng gia tăng.

P-value của lnPOPj=0 do đó biến POPj có ý nghĩa thống kê. Cụ thể khi dân số nước nhập khẩu (cụ thể là nước j) tăng 1% thì lượng xuất khẩu của Việt Nam sang nước j đó tăng 0.17% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Do đó biến POPj có tác động tích cực đến lượng xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia j như nhóm nghiên cứu đã dự đốn trước đó.

dẫn đến việc lượng hàng xuất đi của Việt Nam sang quốc gia đó cũng tăng. Điều này cũng đã được nhắc đến ở một vài nghiên cứu trước về Việt Nam (trong Tiến, 2008; Thái, 2006; Trang, Tâm và Nam, 2011).

P-value của FTA=0.057 thể hiện biến FTA có ý nghĩa thống kê. Cụ thể theo kết quả định lượng mơ hình, nếu nước ta có kí kết hiệp định thương mại với nước j thì lượng hàng xuất khẩu của nước ta sang nước j sẽ tăng lên 0.56% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Điều này có nghĩa rằng biến FTA có tác động tích cực đến lượng xuất khẩu của Việt Nam như nhóm nghiên cứu đã dự đốn.

Giải thích: Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Hiếu và Thủy (2010) với biến AFTA. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng kết quả này chính là do ảnh hưởng của Hiệp định ưu đãi về thuế quan có hiệu lực chung với các nước ASEAN (CEPT-ASEAN), theo đó thỏa thuận giữa các nước ASEAN nhằm cắt giảm 85% dịng thuế hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang về mức 0-5%. Các dịng thuế cịn lại sẽ được giảm theo lộ trình. Thỏa thuận cắt giảm thuế này đã tạo ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên ASEAN.

P-value của lnDIST=0.000 thể hiện biến DIST có ý nghĩa thống kê. Cụ thể khoảng cách giữa thủ đô của hai quốc gia tăng lên 1% thì sẽ làm giảm lượng xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia đó đi 0.79% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Điều này đã chứng mình tác động tiêu cực của khoảng cách giữa Việt Nam và đối tác nhập khẩu của mình đúng như nhóm nghiên cứu đã dự đốn.

Giải thích: Đây là một tác động tương đối dễ hình dung do nếu khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa thì chi phí vận chuyển hàng hóa càng lớn, thời gian lưu hàng lâu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm khi cập càng đến khiến cho các nước nhập khẩu có tâm lý e ngại khi nhập hàng từ các quốc gia có khoảng cách địa lí xa. Cụ thể nếu Theo nghiên cứu của Huy và Taikoo Chang trong Impacts of Economic Intergration on Vietnam’s Trade Flows cũng đã chỉ ra như vậy.

2.2.6. Những hạn chế của mô hình

Nghiên cứu này xem xét, phân tích định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam trên cơ sở áp dụng mơ hình lực hấp dẫn, mơ hình tác động ngẫu nhiên, các kĩ thuật về kinh tế lượng và phân tích định lượng cùng với dữ liệu mảng về 66 nước trong thời gian ba năm từ năm 2014 đến năm 2016. Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn cịn những hạn chế. Đó là: các yếu tố như là sự thay đổi các

nước ngoài thực hiện của quốc gia đối tác vào Việt Nam hay tỉ giá hối đoái của Việt Nam đồng với đơn vị tiền tệ của các quốc gia đối tác vẫn chưa được đưa ra trong các biến giải thích; bộ số liệu được sử dụng phân tích trong khoảng thời gian phân tích từ năm 2014 đến năm 2016 trên 66 quốc gia chưa đủ dài, song vẫn phải dùng do thiếu nguồn dữ liệu tin cậy với mốc thời gian dài hơn phù hợp cho việc ước lượng bằng mơ hình kinh tế lượng; dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là không cân bằng. Nghiên cứu này chắc chắn sẽ đầy đủ và sâu sắc hơn nếu có thêm các biến giải thích, bộ dữ liệu trong quãng thời gian dài hơn và dữ liệu cân bằng.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM MẠI CỦA VIỆT NAM

3.1. Xu thế phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam

Do số liệu của năm 2017 và 2018 chưa được cập nhật đầy đủ trên trang web của Tổng cục Thống kê nên nhóm khơng thể chạy mơ hình kinh tế lượng với dữ liệu của hai năm này, nhưng dựa trên tìm kiếm thơng tin sơ bộ, tình hình thương mại của Việt Nam năm 2017 – 2018 đã có những kết quả tích cực, cụ thể:

Năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 214,0 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 58,9 tỷ USD, tăng 17,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 155,1 tỷ USD, tăng 22,8%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2017 xuất siêu 2,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 28,7 tỷ USD.

Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ lục mới với 482,2 tỷ USD. Cán cân thương mại cả năm 2018 tiếp tục xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công Thương, hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế: xuất khẩu chuyển từ dựa mạnh vào dầu thô sang dựa mạnh vào nhóm hàng điện tử (nếu khơng tính 2 mặt hàng là điện thoại và máy vi tính, linh kiện điện tử, tăng trưởng xuất khẩu cả nước năm 2017 chỉ đạt 15,8%). Xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI), cụ thể là khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu;

thuộc vào một thị trường duy nhất; chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm sốt vấn đề an tồn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc;...

Song, dẫu còn tồn tại nhiều thách thức, hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng sát sao với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đánh dấu thời điểm nước ta hồn thành lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, bắt đầu thực thi các cam kết FTA với mức độ cắt giảm sâu rộng.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thương mại của Việt Nam Nam

Dựa vào kết quả ước lượng giai đoạn 2014 – 2016 và tình hình sơ bộ năm 2017 -2018, nhóm xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thương mại của Việt Nam:

Thứ nhất, xác định rõ các thị trường xuất khẩu và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội

Kết quả ước lượng chỉ ra rằng khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp nên dành sự ưu tiên hàng đầu cho các thị trường lân cận với Việt Nam, đặc biệt là các thị trường ở châu Á. Trong đó, những cái tên hàng đầu phải kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Việt Nam cũng nên chú trọng xuất khẩu vào những thị trường có dân cư đơng đúc và thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ và châu Âu. Dân số đông là minh chứng rằng đây chính là một thị trường lớn, trong đó thu nhập bình qn đầu người cao đồng nghĩa với việc sức mua của thị trường đó là rất lớn. Do vậy, Mỹ và châu Âu đem lại nhiều hứa hẹn và tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào hai thị trường Mỹ và châu Âu lại gặp bất lợi không nhỏ do khoảng cách địa lý lớn. Để khắc phục yếu tố khoảng cách, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường ở châu Á thì trong dài hạn, Việt Nam cần phải phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thơng vận tải để có thể thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là việc xuất khẩu các mặt hàng sơ chế, nơng, thủy, hải sản vì các mặt hàng này

dựng mới các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc, đường sắt xuyên Á, đồng bộ về tiêu chuẩn kĩ thuật để kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông của các nước trong khu vực và giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển từ nguồn của hàng hóa đến các cảng. Cùng với đó, Việt Nam cần xây dựng hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thơng quan về hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu; cải thiện vận tải hàng không bằng việc nghiên cứu và xây dựng các cảng hàng khơng quốc tế có vai trị và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực.

Thứ hai, tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kí kết hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ nên đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia là đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới để mở ra nhiều cơ hội hơn cho hoạt động xuất khẩu. Tính đến nay, Việt Nam đã và đang kí kết, thực thi và đàm phán 27 hiệp định thương mại tự do. Trong đó, các đối tác chủ yếu của chúng ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng do có quá nhiều hiệp định thương mại tự do được kí kết và đàm phán dẫn đến tình trạng các hiệp định thương mại tự do đang chồng chéo lên nhau, khiến khó xác định mục tiêu và định hướng xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam đã tiến hành đàm phán những “siêu” hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự tham gia của 12 nước châu Á - Thái Bình Dương hay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm thành viên ASEAN và 6 nước đối tác, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Các hiệp định thương mại tự do nói chung và CPTPP, RCEP nói riêng sẽ cắt giảm hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan, tăng cường thu hút đầu tư cho nền kinh tế do đó mang lại hiệu quả lớn cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may.

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước

Các báo cáo xuất nhập khẩu cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước ta chủ yếu vẫn dựa vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Do đó, để đảm bảo cân bằng cán cân thương mại về lâu dài, cần phát triển thương mại trong nước theo hướng xây dựng cấu trúc ngành bán buôn, bán lẻ hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo cơng bằng và bình đẳng trong điều kiện mở cửa thị trường

và chuyên nghiệp, phù hợp với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Phát triển nhanh các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại phục vụ cho hoạt động bán buôn các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp (lưu thông trong nước và xuất - nhập khẩu). Tạo lập các kênh, luồng lưu thơng hàng hóa giữa thành thị và nơng thơn, vùng sâu, vùng xa. Phát triển nhanh các loại hình và phương thức bán bn hiện đại góp phần thúc đẩy nhanh q trình tái cơ cấu và nâng cao giá trị gia tăng của các ngành sản xuất, bao gồm tái cơ cấu theo ngành sản phẩm, phát triển vùng sản xuất tập trung và tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Phát triển nhanh các loại hình bán lẻ hiện đại kết hợp với củng cố và nâng cao trình độ văn minh của loại hình chợ truyền thống, cửa hàng, cửa hiệu.

Thứ tư, thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Để phát triển thương mại nói riêng và kinh tế nói chung theo hướng bền vững trong thời đại hội nhập quốc tế, Việt Nam cần thoát khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than đá,... Thay vào đó, ta cần tập trung thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như hàng điện tử, đồng thời ổn định và nâng cao chất lượng nơng sản xuất khẩu ra nước ngồi, xây dựng tốt thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

Thứ năm, chú trọng nâng cao năng lực hỗ trợ, cung cấp dịch vụ hậu cần trong hoạt động thương mại

Cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh tốn, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử trên cơ sở khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao cơng nghệ hỗ trợ thương mại điện tử. Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp gia tăng quy mô, mở rộng phạm vi thương mại và nâng cao hiệu quả kinh doanh, kể cả trên thị trường trong nước và thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa.

KẾT LUẬN

Đã hơn 30 năm kể từ khi nước ta thực hiện cơng cuộc Đổi mới. Trước làn sóng hội nhập của thời đại, Việt Nam càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng thiết yếu của thương mại quốc tế để có thể tìm ra chỗ đứng và giành lấy vị thế của

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ và đề XUẤT GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THƯƠNG mại VIỆT NAM GIAI đoạn 2014 2016 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)