Nếu biết nhiệt độ bên trong và bên ngoài nhà tức là biết độ chênh nhiệt độ, ta có thể xác định được lượng nhiệt truyền qua kết cấu bao che nào đó của công trình
(tường, cửa, mái...) từ phía có nhiệt độ cao đến phía có nhiệt độ thấp bằng công thức sau:
Q81 = k.F.Δt, W Trong đó:
k: Là hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che, W F: Là diện tích của kết cấu bao che, m2
Δt: Là hiệu số nhiệt độ tính toán(oC). a)Xác định hiệu số nhiệt độ tính toán: Δt = ϕ(tN - tT)
Với: tT: Nhiệt độ tính toán của không khí bên trong nhà, tT = 25 oC tN: Nhiệt độ tính toán của không khí bên ngoài, tN = 34,5oC.
ϕ: Hệ số kể đến vị trí của kết cấu bao che đối với không khí bên ngoài + Đối với trần có mái:
Mái nhà bằng tôn với kết cấu kín thì ϕ = 0,8.
+ Đối với tường ngăn cách giữa phòng có điều hoà với phòng không được điều hoà (phòng đệm):
- Nếu phòng đệm tiếp xúc với không khí bên ngoài: ϕ = 0,7
- Nếu phòng đệm không tiếp xúc với không khí bên ngoài: ϕ = 0,4. + Đối với tường hoặc mái tiếp xúc với không khí bên ngoài: ϕ = 1
Vậy khi đã biết được vị trí không gian điều hoà thì ta tính được độ chênh nhiệt độ đó:
- Khi không gian điều hoà tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời thì: Δt = 1.(34,5 - 25) = 9,5 °C
a)Xác định hệ số truyền nhiệt kết cấu bao che tường và trần 1) Tóm tắt công thức tính Q81t
-Đối với tường bao che dày 200mm = 0,2m . Khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời: Q81t=2,021.9,5.Ft =19,2.Ft (w)
. Khi tiếp xúc với phòng không điều hòa : Qkđh =1,858.6.65.Ft =12,4.Ft (w)
-Đối với sàn bê tông tầng trên cùng ( tầng áp mái ) khi tiếp xúc với không khí bên ngoài :
Qstc =3,245.7,6.Fs =24,7.Fs
-Đối với sàn bê tông trên tầng hầm : Qsth =2,845.3,8.Fn =10,8.Fs
- Đối với kết cấu bao che tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời : Q81 = Qkđh +Qstc+ Qsth (w)
=12,4.Ft +24,7+10,8.Fs
2)Nhiệt truyền qua nền Q82 :
Theo phương pháp này người ta coi nền như một vách phẳng, trong đó nhiệt truyền theo bề mặt nền ra ngoài theo các dải khác nhau. Nền được chia làm bốn dải, mỗi dải có bề rộng 2m riêng dải thứ tư là phần còn lại của nền.
Hệ số truyền nhiệt ki của mỗi dải nền có trị số như sau: Dải 1 có hệ số truyền nhiệt k1 = 0,5 W/m2K;
Dải 2 có hệ số truyền nhiệt k2 = 0,2 W/m2K; Dải 3 có hệ số truyền nhiệt k3 = 0,1 W/m2K; Dải 4 có hệ số truyền nhiệt k4 = 0,07 W/m2K.
Hình 2.3 Cấu trúc dãi nền
Diện tích các dải nền được xác định như sau: F1 = 4(a+b), m2
F2 = 4(a+b) – 48, m2 F3 = 4(a+b) – 80, m2 F4 = (a-12)(b-12), m2
Ta thấy khi F1 < 48m2 thì chỉ có một dải nền. Nhiệt truyền qua nền được tính như sau:
Q82 = (k1F1 + k2F2 + k3F3 + k4F4)(tN - tT) , (W )
qua kết cấu bao che vào Vậy ta có tổng lượng nhiệt truyền phòng Q8: Q81=Q81+Q82 (W)
Kết quả tính phụ tải nhiệt Tầng 1 : Tên Phòng Q1 (W) Q2 (W) Q3 (W) Q4 (W) Q5 (W) Q6 (W) Q7 (W) Văn phòng ĐTN 303 120 1560 0 0 89.8 1169.2 BCN khoa điện 597 240 1560 0 0 73.18 1169.2