Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu hại và khả năng chống đổ
của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Thu 2016
4.2.4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu hại của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Thu tại Thái Nguyên
Sâu bệnh là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất của đậu tương
(cây bị nặng có thể khơng cho thu hoạch). Mật độ trồng khác nhau làm thay
đổi vùng tiểu khí hậu trong quần thể cây đậu tương, do vậy ảnh hưởng đến
tình hình sâu hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương.
Qua thí nghiệm, tơi đã theo dõi đánh giá được tình hình sâu bệnh và
khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu 2016, kết quả thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5: Tình hình sâu hại của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Thu năm 2016 tại Thái Nguyên
Công thức Mật độ ( cây/m2 ) Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) CT1(đ/c) 67 11,3 2,2 CT2 57 10 1,9 CT3 50 9,1 1,8
Qua bảng số liệu ta thấy :
Sâu cuốn lá ( Lamprosema indicata Fabr ): Trưởng thành thân dài 7,5 – 9,5mm, cánh dang rộng 20mm cánh trước màu vàng, phần giữa cánh và gần mép ngồi có 2 vệt ngang màu nâu đen. Trứng hơi vàng hoặc xanh, giao kết với nhau thành một chuỗi dẹt. Sâu non mình dài 20mm. Nhộng dài 6 – 8mm, lúc đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh. Sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu
bì, gây cho lá đậu co rụt khơ chết, giảm quang hợp, lượng vật chất tạo ra ít dẫn tới năng suất giảm. Qua theo dõi TN, chúng tôi thấy sâu cuốn lá hại ở tất cả các mật độ trồng có tỷ lệ lá bị hại dao động từ 9,1- 11,3 % lá bị hại. Trong
đó CT2 và CT3 có tỷ lệ sâu cuốn lá thấp hơn CT đối chứng.
Sâu đục quả (Etiella zinckenlla Treit ) : Sâu đục quả là loại sâu ảnh
hưởng trầm trọng đến năng suất và chất lượng cuối cùng của đậu tương. Sâu
đục quả phá hoại từ khi cây có quả non cho đến khi quả mẩy và chín. Chủ yếu đục vào quả và ăn hạt, làm giảm năng suất. Triệu chứng ban đầu là lớp màng
phủ trắng trên bề mặt của quả, ấu trùng nằm trong đó, ấu trùng sống bên trong hạt, tạo thành một lỗ màu nâu sậm trên hạt và đùn các phần đã ăn ra ngoài.
đã rời đi và đã trở thành bướm. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất phun thuốc
hóa học 1-2 lần ngay sau khi đậu tương hình thành quả non (Trần Văn Điền 2007) [5]. Qua theo dõi TN chúng tôi thấy tỷ lệ quả bị hại tăng dần theo mật
độ trồng. Nghĩa là mật độ càng dày thì tỉ lệ quả bị hại càng cao, cụ thể: mật độ
67 cây/m2 có tỉ lệ quả bị hại là 2,2 %, mật độ 57 cây/m2 có tỉ lệ quả bị hại là 1,9 %, mật độ 50 cây/m2 có tỉ lệ quả bị hại là 1,8 %. Như vậy các CT có tỷ lệ sâu đục quả thấp hơn CT đối chứng ( 2,2%).
4.2.4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Thu tại Thái Nguyên
Bảng 4.6: Khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Thu năm 2016 tại Thái Nguyên
Công thức Mật độ ( cây/m2 ) Khả năng chống đổ (điểm 1-5) CT1 (Đ/C) 57 1 CT2 57 1 CT3 50 1
Khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ là chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm hình thái như : chiều cao cây, số cành… Đánh giá khả năng chống đổ để
thấy được khả năng chống chịu trước điều kiện bất thuận của tự nhiên. Chỉ
tiêu này được đánh giá theo phương pháp Janay 1991 bằng cách đánh giá theo thang điểm từ 1- 5. Qua theo dõi chúng tôi thấy khả năng chống đổ của các CT đều tốt và được đánh giá ở thang điểm 1.