Vì lợi ích ràng buộc ngày càng lớn của Mỹ và Trung Quốc mà hai quốc gia này sẽ không để mặc tranh chấp mà tiếp tục cùng nhau tìm ra cách giải quyết. Giải pháp cho tranh chấp được hai phía kế thừa, bổ sung và hồn thiện để chúng ngày một có hiệu quả hơn.
1. Về phía Trung Quốc
a) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Về việc bảo vẹ quyền sở hữu trí tuệ, qua 25 năm cải cách mở cửa, khung pháp luật về tài sản trí tuệ của Trung Quốc đã được hồn thành tương đối rõ rnét bằng một loạt các văn bản pháp luật khá hoàn chỉnh bước đầu tạo lập cơ sở pháp lý cơ bản cho việc bảo hộ, cũng như định ra một cơ chế phối hợp chung nhất giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp trong một nỗ lực chung nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Trung Quốc đã đặt trong tâm hàng đầu là làm cho các quy định pháp luật được thực thi một cách triệt để và có hiệu quả trên thực tế nhằm kiểm sốt tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại nước này.
b) Vấn đề chống bán phá giá.
Trung Quốc cần xây dựng một chính sách chống bán phá giá đủ mạnh. Ở tầm vĩ mơ, chính phủ tăng cường quản lý các hoạt động xuất khẩu, ngăn chặn kịp thời các hành vi bán phá giá. Ở tầm vi mơ, chính phủ tích cực quản lý các doanh nghiệp và xử phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp bán phá giá nhằm bảo vệ và giữ vững môi trường cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Những biện pháp này có thể giúp Trung Quốc tranh được sự cơng kích từ phía Mỹ và các bạn hàng phương Tây khác về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bán phá giá.
Ngoải những giải pháp có hướng lâu dài, Trung Quốc cũng chú ý áp dụng một số biện pháp tức thời nhằm làm giảm căng thẳng thương mại song phương. Đó là ưu tiên tăng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong một thời điểm nào đó, chả hạn như mua máy bay và động cơ máy bay trị giá hàng trăm triệu USD, hoặc ký kết các thỏa thuận thương mại với các hãng chế tạo lớn của Mỹ để làm dịu đi bầu khơng khí căng thẳng. Những biện pháp này rất hữu hiệu hạ nhiệt các cuộc tranh chấp.
2. Về phía Mỹ
Thay vì áp đặt các biện pháp hạn chế hay trừng phạt Trung Quốc, Mỹ nên tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Biện pháp tốt không phải là trợ cấp, trợ giá hay đánh thuế cao hơn đối với các sản phẩm ngoại nhập (như thế chỉ làm quan hệ thương mại thêm căng thẳng), mà là sắp xếp hợp lý, cân đối lại các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế nhằm vực dậy các ngành sản xuất. Hạn chế nhập khẩu hàng của Trung Quốc khơng phải là một biện pháp tốt, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, thêm vào đó cũng có thể nói rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng là động lực cho Mỹ tăng trưởng. động lực cho các doanh nghiệp Mỹ năng động hơn, nâng cao năng suất lao động.
phí, bố trí lại việc trợ giá, kích cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài. Mỹ cũng cần tăng xuất khẩu để giảm thâm hụt mâu dịch, đặc biệt là Trung Quốc và tăng trưởng tại các nước sẽ giúp xuất khẩu Mỹ tăng lên.
3. Giải pháp chung.
Beijing và Washington rất coi trọng các cuộc đàm phán tiếp xúc song phương. Những cuộc thương lượng trước khi áp dụng hành động (đặc biệt là Mỹ) và các chuyên thăm cấp cao lẫn nhau của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ sẽ góp phần giảm thiểu bất đồng, củng cố lòng tin, tăng cường đối thoại giữa hai nước.
Ngoài ra, hai nước này có xu hướng đưa ra những tranh chấp thương mại vào khn khổ WTO thay vì áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đơn phương dễ dẫn đến sự trả thù nhau.
4. Tổ chức, cơ quan quốc tế
Cả Mỹ và Trung Quốc đều tham gia vào rất nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế đa phương và mỗi tổ chức, diễn đàn này lại có những quy tắc riêng nên mỗi quốc gia có thể dùng hoặc lách luật để áp dụng với quốc gia kia.
WTO: đây là biện pháp được cả Mỹ và Trung Quốc sử dụng nhiều nhất mỗi khi có mâu thuẫn, bất đồng để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, WTO trở thành cơng cụ hữu hiệu nhất mỗi khi quốc gia này muốn kiềm chế quốc gia kia. Mặt khác, là diễn đàn đa phương mà các quốc gia tự nguyện tham gia nên WTO cũng có quyền lực rất hạn chế, nếu quốc gia nào vi phạm cũng chỉ có những biện pháp trừng phạt kinh tế (những bp này cũng bị coi là không mạnh tay). Vd: Mỹ và Trung Quốc cùng kiện nhau lên WTO rất nhiều lần vì lỗi bán phá giá, hay hạn chế xuất nhập khẩu. hay Mỹ dùng các cam kết WTO để ép buộc Trung Quốc phải mở cửa thị trường hay việc Trung Quốc tận dụng các quy định về giải quyết tranh chấp để chống lại những áp đặt chống phá giá của Mỹ).
Nhìn chung, việc giải quyết các tranh chấp hay bất đồng thương mại Mỹ - Trung trong những năm tới phụ thuộc vào thiện chí của cả hai bên, cách thức giải quyết có thể là song phương hoặc đa phương nhưng về cơ bản dựa trên bốn nguyên tắc mà hai nước đã thống nhất:
- Hai bên cùng có lợi và cùng có hiệu quả, quan tâm đến lợi ích của nhau khi theo đuổi lợi ích riêng của mỗi nước
- Đặt phát triển lên trên hết. Các bất đồng tồn tại sẽ được giải quyết thông qua hợp tác kinh tế và thương mại mở rộng.
- Tăng cường các cơ chế điều phối trong quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Các tranh chấp sẽ được giải quyết kịp thời bằng các thông báo và trao đổi ý kiến nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình.