MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng 2 các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của các nước ASEAN giai đoạn 2007 2017 (Trang 27 - 32)

5.1. Vai trò của FDI tới nền kinh tế

• Trực tiếp mở rộng nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh tế phát triển

• Tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi kĩ thuật, công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới, quá trình chuyển giao cơng nghệ sản xuất, máy móc… thu hút nhân lực giỏi tham gia sản xuất, phát triển và đẩy mạnh bộ phận R&D.

• Giúp nước nhận đầu tư tiếp thu kinh nghiệm, bí kíp quản lý kinh doanh mà các cơng ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn như kinh nghiệm quản lý sản xuất, nhân sự, quản lý tiên tiến, cấp cao…

• Tạo ra việc làm cho lao động địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp địa phương, thu nhập của người dân địa phương, tạo cơ hội học tập, bồi dưỡng kĩ năng, tay nghề và chất lượng nguồn nhân lực địa phương.

• Tăng thu ngoại tệ, ngân sách quốc gia và địa phương, thúc đẩy thị trường xuất khẩu, mở rộng giao lưu, hội nhập kinh tế.

5.2 Giải pháp kiến nghị nhằm thu hút vốn FDI

Đây là một số những giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra nhằm áp dụng riêng đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam:

Thứ nhất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia, cải cách thể chế, đơn

giản hóa các thủ tục hành chính, giảm gánh nặng thuế, thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, đẩy mạnh vai trò của Nhà nước và Chính phủ trong điều hành chính sách, tăng tính hiệu quả, minh bạch.

Thứ hai, thúc đẩy chính sách thu hút viện trợ ODA cho các cơng trình xây dựng, chú trọng cơ sở hạ tầng để gia tăng vốn FDI tại Việt Nam, đơn giản hóa quy trình thủ tục tiếp nhận vốn, rút ngắn thời gian thực hiện dự án, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức sử dụng vốn, tránh gây thất thốt lãng phí nguồn vốn.

Thứ ba, gia tăng chỉ số nhận thức tham nhũng trong xã hội, tuyên truyền phòng chống tham nhũng, có chính sách phù hợp khuyến khích, tố giác, bài trừ tệ nạn tham nhũng.

Thứ tư, tập trung thu hút có trọng tâm, kết hợp với phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ để có thể tận dụng tối đa sự lan tỏa về mặt cơng nghệ theo chiều dọc thay vì thu hút dàn trải, đề ra chính sách tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp trong nước, hạn chế pháp lý và rào cản thủ tục góp phần đẩy mạnh hoạt động của các nhà đầu tư trong nước và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, tập trung khai thác chuyên gia và cơng nghệ, có chính sách phát triển khoa học - công nghệ trong nước, thu hút nguồn nhân lực giỏi, yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.

Thứ sáu, Chính phủ cần đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết nhằm làm giảm tỷ lệ lạm phát trong nước, nâng cao thu hút FDI về lâu dài: giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, giảm lãi suất ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động thị trường mở, giảm chi ngân sách và các hoạt động đầu tư công, tăng thuế tiêu dùng, tập trung phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và các hoạt động gia tăng giá trị xuất khẩu, đem lại ngoại tệ cho quốc gia.

Cuối cùng, về dân số, cần phải có những chương trình giáo dục, đào tạo nguồn

nhân lực phù hợp, sắp xếp, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp theo hướng công

nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc làm ở những ngành nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị, đầu tư các ngành thu hút FDI mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất, như chế tạo chế biến, dịch vụ - logistics, nông nghiệp, du lịch, giáo dục - y tế.

KẾT LUẬN

Qua phân tích bằng số liệu thực tế, ta có thể hiểu rõ được các yếu tố tác động đến FDI của ASEAN trong giai đoạn 2007 – 2017. Về mơ hình, nhóm đã đưa ra được các biến phù hợp, khắc phục được các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, khơng có hiện tượng tự tương quan và khơng bị bỏ sót biến.

Về thực tiễn, mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên nhưng so với Singapore, các nước được nghiên cứu trong bài tiểu luận vẫn chưa thực sự thu hút được nguồn vốn FDI lớn, gây nên sự mất cân bằng đầu tư ở ASEAN. Vì vậy, dựa vào mơ hình, ta có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng FDI vào các quốc gia này. Cụ thể, xây dựng quy mô nền kinh tế (GDP cao), phát triển cơ sở hạ tầng (được thể hiện gián tiếp qua nguồn vốn ODA), giảm tỷ lệ thất nghiệp (thể hiện qua chỉ số Labor), kiểm soát tham nhũng tốt (chỉ số nhận thức tham nhũng CPI). Ngoài ra các nước cũng đưa ra những chiến lược để tránh khủng hoảng kinh tế (Y9), khiến các nhà đầu tư dè chừng.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng nên bài tiểu luận của nhóm tác giả cịn nhiều hạn chế. Nhóm tác giả rất mong được nghe cơ góp ý để hồn thành bài tiểu luận tốt hơn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn cơ!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Chí Lộc, PGS.TS (2012) Giáo trình Đầu tư Quốc tế, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội

2. ASEAN secretariat (2017), ASEAN investment report 2017, Jakarta, Indonesia

3. ASEAN secretariat (2010), Post-crisis FDI inflows to ASEAN

4. Lim GuechHeang and Pahlaj Moolio, 2013, “The Relationship between Gross Domestic Product and Foreign Direct Investment: The Case of Cambodia”, KASBIT Business Journal, Research Gate.

5. Hang Ngoc Kim Pham, 2015, “The Impact of Official Development Assistance on Foreign Direct Investment: Evidence from Vietnam”, Master's Theses.

6. Aishwarya Singh & Indra Giri, 2016, “Impact of inflation rate on the inflow of foreign direct investment in India”, Project Guru.

7. Rahim M. Quazi, Vijay Vemuri, Mostafa Soliman, 2014, “Impact of Corruption on Foreign Direct Investment in Africa”, Canadian Center of Science and Education, Research Gate.

8. Marcos Hilding Ohlsson, 2007, “Impact of corruption on FDI – A cross country analysis”.

Link: http://hj.diva-portal.org/smash/get/diva2:611227/FULLTEXT01.pdf 9. Hong Hiep Hoang & Duc Hung Bui, 2014, “Determinants of foreign direct

investment in ASEAN: A panel approach”, Institute of Social Sciences of the central Region (ISSCR), Research Gate.

10. Rajah Rasiah, James Asirvatham, Ibrahim Mohammed Adamu, 2017, “Foreign Direct Investment, GDP Growth and Trade Liberalization: Evidence from Pioneering ASEAN Members”, Journal of Economic Cooperation and Development, Research Gate.

11. Samridhi Bimal, 2017, “Determinants of foreign direct investment in South Asia: Analysis of economic, institutional and political factors” Link: https://escijournals.net/index.php/JSAS/article/view/1727.

12. Sasi Iamsiraroj và Hristos Doucouliagos, 2015, “Does Growth Attract FDI?” Link: http://www.economics-ejournal.org/economics/discussionpapers/2015- 18

13. Roya Seifipour, Hamid Reza Koucheki Mottaghi & Mahdi Asari, 2013, “Assessing the Effect of Foreign Direct Investment on Economic Growth in Host Countries Using the Bayesian Econometrics”

14. Imf.org, 2003,Foreign Direct Investment Trends and Statistics: A Summary, truy cập 15/9/2019 Link:

https://www.imf.org/External/np/sta/fdi/eng/2003/102803s1.pdf

15. Stats.oecd.org, 2001,Foreign Direct Investment [online], truy cập 15/9/2019 Link: https://stats.oecd.org/glossary/detail.asp?ID=1028

16. Selectusa.gov, (2019).Key foreign direct investment (FDI) terms and concept [online], truy cập 15/9/2019 Link: https://www.selectusa.gov/fdi-data- glossary

PHỤ LỤC

1. import excel "D:\KTL2\Data.xlsx", sheet("Sheet1") cellrange(A1:L90) firstrow 2. encode country, gen(country1)

3. xtset country1 year, yearly 4. sum

5. corr FDI gdp oda cpi labor inf 6. histogram FDI 7. histogram gdp 8. histogram oda 9. histogram cpi 10. histogram inf 11. histogram labor

12. xtreg FDI gdp oda cpi labor inf y8 y9, re 13. xttest0

14. reg FDI gdp oda cpi labor inf y8 y9 15. estat ovtest

16. xtserial FDI gdp oda cpi labor inf y8 y9 17. reg FDI gdp oda cpi labor inf y8 y9 18. estat vif

19. estat hettest

20. reg FDI gdp oda cpi labor inf y8 y9 21. est store mh1

22. reg FDI gdp oda cpi labor inf y8 y9, robust 23. est store mh2

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng 2 các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của các nước ASEAN giai đoạn 2007 2017 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)