Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho mỹ phẩm của SV FTU (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4. Kiểm định giả thuyết

4.1. Kiểm định hệ số hồi quy

Giả thuyết: Giả thuyết: {𝐻0: 𝛽𝑖 = 0

𝐻1: 𝛽𝑖 ≠ 0 𝑣ớ𝑖 𝑚ứ𝑐 ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝛼 = 5%

Nếu P - value < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0. Nếu P - value > 0,05 thì chấp nhận giả thiết H0.

Bảng 3. 2 Kiểm định hệ số hồi quy

Tên

biến Ý nghĩa Hệ

số Giá trị P - value Kết quả Kết luận

wage Thu nhập hàng tháng β̂2 0 .0000861 0.000 < α Có ý nghĩa thống kê Thu nhập hàng tháng có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu mỹ phẩm female Giới tính β̂3 0.1274641 0.025 < α Có ý nghĩa thống kê Giới tính có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu mỹ phẩm brand Thương hiệu mỹ phẩm β̂4 0.1153519 0.019 < α Có ý nghĩa thống kê Thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu mỹ phẩm price Giá thành mỹ phẩm β̂5 0.6464404 0.000 < α Có ý nghĩa thống kê Giá thành của mỹ phẩm có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu mỹ phẩm quality Chất lượng mỹ phẩm β̂6 0.3266552 0.000 < α Có ý nghĩa thống kê Chất lượng mỹ phẩm có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu mỹ phẩm

Nhận xét: Dựa vào giá trị thống kê này ta có thể kết luận tất cả hệ số ước lượng của

các biến wage, female, brand, price, quality có ý nghĩa với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Nói một cách khác, tất cả các biến đều có ảnh hưởng đến số tiền chi tiêu cho mỹ phẩm trung bình hàng tháng của sinh viên ĐH Ngoại thương.

Thứ nhất, thu nhập hàng tháng (wage) tương quan dương với chi tiêu mỹ phẩm: Khi thu nhập hàng tháng được kì vọng tăng thì chi tiêu mỹ phẩm tăng, điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Nếu thu nhập hàng tháng được kì vọng trung bình tăng 1 nghìn VNĐ sẽ làm chi tiêu mỹ phẩm tăng trung bình 0. 00861% trong trường hợp các yếu tố khác khơng đổi. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế, khi thu nhập được kì vọng liên tiếp tăng lên, sinh viên sẽ có nhiều tiền hơn, việc chi tiêu cho các hàng hóa thứ cấp giảm và hàng hóa thơng thường tăng (ở đây mỹ phẩm khơng phải hàng hóa thứ cấp mà là hàng hóa thơng thường). Như vậy dấu của hệ số ước lượng phù hợp với mơ hình kinh tế về chi tiêu và thu nhập.

Thứ hai, giới tính sinh viên sử dụng mỹ phẩm (female) tương quan dương với chi tiêu mỹ phẩm. Điều này có nghĩa là sinh viên nữ (female = 1) chi tiêu cho mỹ phẩm nhiều hơn so với sinh viên nam (female = 0). Chênh lệch trung bình giữa chi tiêu cho mỹ phẩm của sinh viên nữ và sinh viên nam là 0.1274641. Tức là tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm của nữ giới nhiều hơn nam giới trung bình 12.74641% trong trường hợp các yếu tố khác không đổi. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế: nữ giới có nhu cầu làm đẹp và sử dụng mỹ phẩm cao hơn nam giới. Như vậy dấu của hệ số ước lượng phù hợp với mơ hình kinh tế.

Thứ ba, thương hiệu mỹ phẩm sử dụng có nổi tiếng hay khơng? (brand) tương quan dương với chi tiêu mỹ phẩm. Điều này có nghĩa là chi tiêu cho mỹ phẩm nổi tiếng (brand = 1) lớn hơn so với chi tiêu cho mỹ phẩm không nổi tiếng (brand = 0). Chênh lệch trung bình giữa chi tiêu cho mỹ phẩm có thương hiệu nổi tiếng và mỹ phẩm có thương hiệu khơng nổi tiếng là 0.1153519. Tức là tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm có thương hiệu nổi tiếng nhiều hơn mỹ phẩm khơng có thương hiệu nổi tiếng trung

bình 11.53519% trong trường hợp các yếu tố khác khơng đổi. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế: người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các hàng hóa nổi tiếng, đáng tin cậy nhiều hơn. Như vậy dấu của hệ số ước lượng phù hợp với mơ hình kinh tế về thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ tư, giá cả mỹ phẩm (price) có tương quan dương và tác động mạnh nhất tới chi tiêu mỹ phẩm. Điều này có nghĩa là chi tiêu cho mỹ phẩm có giá thấp hơn 250 nghìn VNĐ (price = 1) lớn hơn so với chi tiêu cho mỹ phẩm có giá từ 250 nghìn VNĐ trở lên (price = 0). Chênh lệch trung bình giữa chi tiêu cho mỹ phẩm có giá thấp hơn 250 nghìn VNĐ và mỹ phẩm có giá từ 250 nghìn VNĐ trở lên là 0.6464404. Tức là tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm có giá thấp hơn 250 nghìn VNĐ nhiều hơn mỹ phẩm có giá từ 250 nghìn VNĐ trở lên trung bình 64.64404% trong trường hợp các yếu tố khác không đổi. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế: giá giảm, lượng tiêu thụ tăng, đồng nghĩa với chi tiêu tăng và ngược lại. Như vậy dấu của hệ số ước lượng phù hợp với mơ hình kinh tế về đường cầu của người tiêu dùng.

Cuối cùng, chất lượng mỹ phẩm (quality) có tương quan dương tới chi tiêu mỹ phẩm. Điều này có nghĩa là chi tiêu cho mỹ phẩm có được người mua quan tâm tới chất lượng (quality = 1) lớn hơn so với chi tiêu cho mỹ phẩm không được người mua quan tâm tới chất lượng (quality = 0). Chênh lệch trung bình giữa chi tiêu cho mỹ phẩm có được người mua quan tâm tới chất lượng và mỹ phẩm không được người mua quan tâm tới chất lượng là 0.3266552. Tức là tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm có được người mua quan tâm tới chất lượng nhiều hơn mỹ phẩm không được người mua quan tâm tới chất lượng trung bình 32.66552% trong trường hợp các yếu tố khác khơng đổi. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế: người tiêu dùng, đặc biệt với các hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe như mỹ phẩm, quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Như vậy dấu của hệ số ước lượng phù hợp với mơ hình kinh tế.

4.2. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập 𝛽𝑖 đồng thời bằng 0 có xảy ra hay khơng. (𝑖 = 2,6̅̅̅̅)

Giả thuyết thống kê:

{𝐻0: 𝛽2 = 𝛽3 = 𝛽4 = 𝛽5 = 𝛽6 = 0

𝐻1: 𝛽22+ 𝛽32+ 𝛽42+ 𝛽52 + 𝛽62 ≠ 0 𝑣ớ𝑖 𝑚ứ𝑐 ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝛼 = 5%. Có 𝐹𝑞𝑠 = 𝑅2

1−𝑅2×𝑛−𝑘 𝑘−1

Dựa theo kết quả hồi quy ở trên ta có:

𝐹(5, 261) = 85.78 𝑣à 𝑃 − 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒(𝐹) = 0.0000 < 𝛼 = 0,05 Do đó bác bỏ giả thuyết 𝐻0, chấp nhận giả thuyết 𝐻1.

Kết luận: Mơ hình ước lượng phù hợp

4.3. Ước lượng khoảng tin cậy (KTC) và giải thích

Kiểm định 2 phía, giá trị tới hạn t(0.05; 261) =1.969095. Với độ tin cậy 95%, ta có

lnconsume Hệ số hồi quy Sai số chuẩn KTC P-value

wage 0.0000861 0. 0000182 (0. 0000503;0. 0001219) 0.000 female 0. 1274641 0. 0567217 (0.0157737;0. 2391546) 0.025 brand 0. 1153519 0. 0487753 (0. 0193087; 0.2113951) 0.019 price 0. 6464404 0. 0598878 (0.5285156; 0.7643652) 0.000 quality 0.3266552 0.0528208 (0.2226459; 0.4306644) 0.000 Const 4.813795 0. 0708352 (4.674314; 4.953276) 0.000

Khoảng tin cậy 𝛽2 (0.0000503; 0.0001219) nên khi tăng Tiền lương hàng tháng 1 nghìn VNĐ thì chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 0.00503% đến 0.01219%với các điều kiện khác không đổi. Mối quan hệ giữa wage và consume là mối quan hệ thuận chiều.

Khoảng tin cậy 𝛽3 (0.0157737; 0.2391546) nên Tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm của nữ giới nhiều hơn nam giới 1.57737% đến 23.91546% với các điều kiện khác không đổi.

Khoảng tin cậy 𝛽4 (0. 0193087; 0.2113951) nên Tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm của mỹ phẩm nổi tiếng nhiều hơn mỹ phẩm không nổi tiếng 1.93087 % đến 21.13951 % với điều kiện các yếu tố khác không đổi

Khoảng tin cậy 𝛽5 (0. 5285156; 0.7643652) nên Tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho Mỹ phẩm có giá thành dưới 250 nghìn VNĐ nhiều hơn mỹ phẩm có giá thành từ 250 nghìn VNĐ trở lên 52.85156% đến 76.43652% với các điều kiện khác không đổi.

Khoảng tin cậy 𝛽6 ∈ (0.2226459; 0.4306644) nên Tổng số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm của người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn so với người tiêu dùng không quan tâm đến chất lượng sản phẩm 22.26459% đến 43.06644% với các điều kiện khác không đổi.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho mỹ phẩm của SV FTU (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)