CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.2 Bài học đối với các doanh nghiệp
3.2.1 Doanh nghiệp cần có chiến lược xuất khẩu phù hợp
Doanh nghiệp có nguy cơ cao bị kiện bán phá giá khi thiếu chiến lược xuất khẩu phù hợp. Mỗi một doanh nghiệp xuất khẩu khi xây dựng chiến lược kinh doanh đều lựa chọn cho mình một thị trường xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững và tránh các vụ kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu thì thị trường chủ lực chỉ nên chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng da giày của Việt Nam tại EU vừa qua, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp chiếm đến 80 – 90% sản lượng sản xuất đã khiến cho các nhà sản xuất cùng ngành các nước Châu Âu chú ý. Và khi giày mũ da Việt Nam bị kiện bán phá giá tại thị trường này, các doanh nghiệp kể trên đã khơng thể thốt khỏi danh sách bị đơn.
3.2.2 Các doanh nghiệp gia công không nên chủ quan trước các vụ kiện bán phá giá phá giá
Trong số 60 doanh nghiệp da giày Việt Nam bị kiện, có rất nhiều doanh nghiệp chỉ phục vụ gia công cho các đối tác nước ngồi mà khơng trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Châu Âu. Tất cả các công đoạn như thiết kế mẫu, cung cấp nguyên liệu, định giá và chọn thị trường xuất khẩu… đều do đối tác quyết định. Doanh nghiệp Việt Nam không hề nghĩ tới rằng họ có thể bị liên quan tới việc bán phá giá ngay cả khi họ khơng đóng vai trị trực tiếp quyết định giá sản phẩm, cũng không hề hay biết xuất khẩu đi đâu, giá thành sản phẩm sẽ như nào. Nhưng thực tế vụ kiện là bài học cho chứng minh điều
hoàn toàn ngược lại rằng, doanh nghiệp dù chỉ gia cơng vẫn có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Chính vì vậy, ngay cả các doanh nghiệp chỉ gia công cũng không nên chủ quan, phải ln chủ động để ứng phó trước các vụ kiện bán phá giá.
3.2.3 Các doanh nghiệp cần có hệ thống sổ sách hạch tốn kế tốn rõ ràng, minh bạch
Việt Nam tuy chưa được cơng nhận là có nền kinh tế thị trường hồn chỉnh nhưng theo Luật pháp chống bán phá giá của EU thì nếu như chứng minh được rằng mình hoạt động theo cơ chế thị trường và khơng có sự can thiệp của Nhà nước thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể được điều tra trực tiếp.
Để được hưởng quy chế này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được 5 tiêu chí do EU đề ra. Trong đấy, tiêu chí thứ hai về việc doanh nghiệp có hệ thống số liệu được kiểm toán độc lập theo tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng cho tất cả các mục đích là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong số 8 doanh nghiệp được chọn làm mẫu lần này chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đạt chuẩn là Công ty giày 32. Kết quả này cho thấy hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu kém. Đa phần hệ thống sổ sách kế tốn của các cơng ty Việt Nam không đầy đủ, minh bạch và thống nhất. Ở một số doanh nghiệp, hệ thống kế tốn thậm chí cịn chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, cũng như chuẩn mực quốc tế. Ngồi ra, rất ít doanh nghiệp Việt Nam có báo cáo tài chính được kiểm tốn vì hầu hết đều lo sợ việc công khai các thông tin tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung, hệ thống kế tốn thiếu minh bạch chính là điểm yếu và cũng là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt khơng được cơng nhận hoạt động theo cơ chế thị trường, gây nên khó khăn khơng nhỏ trong các vụ kiện như này.
3.2.4 Doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết với nhau và hỗ trợ nhau trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá
Thực tế thời gian trước đây cho thấy, số lượng vụ kiện bán phá giá có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khơng hề nhỏ với 34 vụ lớn nhỏ nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn tỏ ra rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các vụ
kiện như này. Tâm lý thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam là ai bị kiện thì người ấy lo nên khi cịn chưa bị sờ ngó đến thì các ngành hàng chưa bị kiện sẽ không mấy quan tâm đến những vấn đề này. Cho nên khi nhận được thơng tin ngành hàng của mình bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp mới bắt đầu cuống cuồng, khơng biết ứng phó như thế nào. Thậm chí cịn tỏ ý lảng tránh khơng muốn tham gia vụ kiện. Như trong vụ kiện chống bán phá giá vừa qua, Phó giám đốc cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dép Nam Á – ơng Nguyễn Văn Giàu đã nói: “Nam Á khơng nằm trong danh sách điều tra nhưng nếu có chắc chắn doanh nghiệp cũng xin rút lui vì nếu tham gia vào vụ kiện sẽ rất tốn kém chi phí và thời gian”. Để có sự chuẩn bị tốt nhất trong các vụ kiện, các doanh nghiệp trong cùng ngành cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau và đồng lịng để ứng phó với phụ kiện, mang về một kết quả có lợi nhất cho Việt Nam.
KẾT LUẬN
Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU đã kết thúc với thơng báo chính thức của Ủy ban Châu Âu về việc chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 3/2011. Các sản phẩm da giày của các doanh nghiệp Việt đã có dấu hiệu khởi sắc khi thốt khỏi loại thuế mang tính trừng phạt áp đặt suốt 5 năm, tuy nhiên những tổn thất mà nó mang lại ln là bài học thực tiễn quý báu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung trong việc đối phó với các vấn đề phịng vệ thương mại trong tương lai.
Da giày, dệt may hay thủy sản đều là những ngành hàng của Việt Nam coi thị trường EU là thị trường xuất khẩu chủ lực. Thị trường EU rộng lớn thực sự rất hấp dẫn và đầy tiềm năng nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá rất cao. EU đã xây dựng một quy chế về chống bán phá giá với những điều luật hết sức chặt chẽ và thường xuyên dùng biện pháp này như một công cụ để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước chống lại sự thâm nhập ồ ạt của các sản phẩm từ nước ngoài. Càng hội nhập sâu rộng với các hoạt động thương mại quốc tế, hàng hóa Việt Nam càng tăng trưởng mạnh ở các thị trường nước ngồi thì chúng ta càng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt là tại các thị trường khó tính và bảo hộ cao như EU và Mỹ.
Chính vì vậy, vụ kiện giày mũ da là một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng khác của Việt Nam nếu muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường EU. Để tránh được những rủi ro khơng đáng địi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tự mình rút ra những bài học kinh nghiệm và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng ứng phó khi vụ kiện xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức ActionAid Việt Nam và Hiệp hội da giày Việt Nam, Báo cáo kết quả
nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối với ngành da giày Việt Nam.
2. Báo Vietnamnet, 2005, Doanh nghiệp châu Âu phản đối vụ kiện da giày Việt Nam, https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-chau-au-phan-doi-vu-kien-da-giay-vn-109746.htm (truy cập ngày 1/12/2019)
3. Nhóm phóng viên nghiên cứu, 2010, Ngành da giày đối mặt khó khăn từ việc EC
áp thuế chống bán phá giá, https://nhandan.com.vn/kinhte/item/8462202-.html (truy cập
ngày 30/11/2019)
4. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Vụ kiện chốt thép
trong WTO và tác động đến Việt Nam, http://chongbanphagia.vn/vu-kien-chot-thep-
trong-wto-va-tac-dong-toi-viet-nam-n3585.html?fbclid=IwAR1q-2sL-
XwVLf0rbGJlApowHhqystXWQuU4sb84B0cSHFL7u0C9fAk1_I0 (truy cập ngày 28/11/2019)
5. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Vụ việc tư vấn số
13- Giày Việt Nam bị kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá ở Braxin- Những vấn đề cần lưu ý, http://chongbanphagia.vn/vu-viec-tu-van-so-13--giay-viet-nam-bi-kien-
chong-lan-tranh-thue-chong-ban-pha-gia-o-braxin--nhung-van-de-can-luu-y-n3586.html? fbclid=IwAR2BWpzVkRCoObBqA7oG5K2qNy0AN-
WnJUmgjvG164KwU5qzNKehpkF1zVs (truy cập ngày 28/11/2019)
CBPG đối với giày mũ da Việt Nam tại EU- Bài học cho xuất khẩu Việt Nam,
http://www.trungtamwto.vn/an-pham/3322-nhin-lai-vu-kien-cbpg-doi-voi-giay-mu-da- viet-nam-tai-eu---bai-hoc-cho-xuat-khau-viet-nam- (truy cập ngày 29/11/2019)
7. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2009, EU bất đồng về gia hạn thuế chống bán phá giá
da giày Việt Nam,
https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/eu-bat-dong-ve-gia-han-thue-chong-ban- pha-gia-giay-viet-nam-60202.html (truy cập ngày 30/11/2019)
8. Thu Nguyệt, 2009, Giày da Việt Nam: Phiên chợ chiều,
https://vietstock.vn/2009/12/giay-da-viet-nam-phien-cho-chieu-768-140856.htm (truy cập ngày 30/11/2019)
9. European business, Textiles, leather, clothing and footwear,
https://ec.europa.eu/eurostat/documents/3217494/5706679/KS-BW-09-001-04-EN.PDF/ 311715b5-cacb-435a-a199-4a4a94a0e727 (truy cập 1/12/2019)