Xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực ASEAN+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

3.2 xuất kiến nghị

Thứ nhất, hình thành một ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương chung đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy ra đời đồng tiền chung khu vực cũng như việc giám sát, quản lý hoạt động tiền tệ trong tương lai. Mơ hình ngân hàng trung ương của khu vực ASEAN+3 sẽ tương tự Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với mục tiêu:

- Thanh toán thương mại giữa các thành viên, gia tăng phạm vi hoạt động của mình đại diện khu vực thực hiện các giao dịch thanh tốn với các nước ngồi khối.

- Tư vấn, hỗ trợ quản lý chính sách tiền tệ ở các nước thành viên.

- Giám sát việc thực hiện các chính sách tiền tệ, đặc biệt là dòng chảy tiền tệ trong khối.

Thứ hai, xây dựng hiệp định chung về hợp tác đầu tư

ASEAN+3 nên tổ chức các cuộc họp ở các cấp Bộ trưởng, cấp Thủ tướng nhằm phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để cho ra đời Hiệp định chung về hợp tác đầu tư. Mục đích của việc hình thành là san bằng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực, huy động nguồn vốn từ nước thừa vốn sang nước thiếu vốn, hỗ trợ các nhà đầu tư cung cấp cũng như tư vấn các thông tin liên quan đến các chỉ số kinh tế cơ bản ở các quốc gia, thủ tục pháp lý và các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư, phát triển các ngành có thế mạnh ở từng quốc gia thành viên.

Thứ ba, thành lập tổ chức tư vấn nghiên cứu về kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tiền tệ

Đây sẽ là tổ chức phí chính phủ được hình thành gồm Ủy ban với các cán bộ cao cấp của các nước thành viên cùng với tổ, nhóm hoạt động nghiên cứu theo từng vấn đề, để đạt tới mục đích chung:

- Tổ chức những cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các cán bộ cấp cao của Bộ Tài chính hay Ngân hàng nhà nước của các thành viên.

- Nghiên cứu chéo tình hình hoạt động tiền tệ ở các nước thành viên, liên quan đến chính sách tiền tệ hiện tại và tình hình thực hiện các chính sách.

Thứ tư, xây dựng lộ trình cụ thể cho quá trình thống nhất tiền tệ

Việc hình thành một liên minh tiền tệ - hình thức phát triển cao nhất của liên kết kinh tế quốc tế, phải trải qua từng bước một, khi mà hệ thống tài chính – tiền

tệ của khu vực dần trưởng thành và lớn mạnh qua những thời kỳ khủng hoảng hay tăng trưởng. Do đó, xây dựng một kế hoạch dài hạn, cụ thể cho việc thống nhất tiền

tệ ở ASEAN+3 có ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi là kim chỉ nam cho hành động của toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ để tiến tới đồng tiền chung.

KẾT LUẬN

Nhiều ý kiến cho rằng mơ hình hợp nhất tiền tệ của liên minh châu Âu EU đang bộc lộ quá nhiều bất cập, tuy nhiên nếu xét theo mặt khách quan, thì việc thống nhất tiền tệ khơng phải là nguyên nhân gây ra các cuộc nợ công trầm trọng cho các nước thành viên EU. Ngược lại, việc tham gia vào liên minh tiền tệ đã nâng cao đánh kể uy tín quốc gia cũng như thúc đẩy kinh tế khu vực, và những bất ổn, yếu kém hiện nay là do sự thiếu đồng bộ trong chính sách tài khóa giữa các nước và chính sách vay mượn, chi tiêu bất hợp lý ở một số quốc gia. Do đó, việc hình thành một liên minh tiền tệ vẫn có ý nghĩa to lớn và nhiều tác động tích cực hơn với các nước thành viên, đặc biệt là các nước có nền kinh tế nhỏ sẽ hưởng lợi nhiều hơn.

Có thể thấy chặng đường xây dựng một liên minh tiền tệ vẫn còn rất nhiều khó khăn và trở ngại tại châu Á. Tuy vậy, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi quy mô và lịch sử phát triển của EU so với ASEAN+3 là khá khác biệt, bản thân ASEAN+3 cũng khơng có truyền thống hợp tác kinh tế bền chặt và lâu dài như các nước EU. Do đó, ASEAN hồn tồn có thể tự hào với những chặng đường đã đi qua và tin tưởng vào tương lai của một đồng tiền chung châu Á. Tuy nhiên, những khó khăn trong con đường thống nhất tiền tệ của các khu vực khác nhau lại rất khác nhau, nên ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ liên minh châu Âu EU, các nước Đơng Nam Á cũng cần tìm ra giải pháp và định hướng phù hợp riêng cho khu vực để tiến tới một hình thành một liên minh tiền tệ vững mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Đức Anh (2008). “Liệu đã đến lúc hình thành một liên minh tiền tệ ở Đơng Á”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 23.

2. Nguyễn Tiến Dũng (2012). “Hợp tác tiền tệ ASEAN và các vấn đề chính sách đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 28.

3. Việt Hà (2012). “Khủng hoảng của liên minh tiền tệ châu Âu – Một phân tích kinh tế chính trị”, Tạp chí kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 374.

4. Mai Thu Hiền (2014). “Chính sách tỷ giá hối đối cho nền kinh tế chuyển

đổi Việt Nam”. NXB Bách khoa Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Charles Wyplozs. (2001). “A monetary Union in Asia? Some European lessons”. Journal of International Economic Studies. No. 2.

2. Eichengreen, B. and T. Bayoumi (1994). “One Money of Many: Analyzing the Prospects for Monetary Unification in Various Partt of the World”, Princeton Studies in International Finance, No.76, 9/1994.

3. Eichengreen, B. (2002). “What to Do with the Chiang Mai Initiative?”.

University of California at Berkeley, mimeo.

4. Hefeker and Nabor (2002). “Yen or Yuan? China's Role in the Future of Asian Monetary, Integration”, HWWA Discussion Paper, ISSN 1616-4814, 206.

5. McKinnon, R. (1963). “Optimum Currency Areas”, American Economic

6. Moon, W., Rhee, Y., Yoon, D.R. (2000). “Asian monetary cooperation: a search for regional monetary stability in the post Euro and the post Asian crisis era”, The Bank of Korea Economic Papers, 3, 159–193.

7. Nguyen Tien Dung. (2009), “Vietnam Integrating with the Regional Economy: A Dynamic Simulation Analysis”, Forum of International

Development Studies, 38, 1-22.

8. Paul De Grauwe. (2013). “The Political Economy of the Euro”, Annual

Review of Political Sciences, 16, 153–170.

9. PricewaterhouseCoopers (2011).”What next for the Eurozone? Possible scenarios for 2012”. Economies View. December 2011 Issue.

10. Ramayandi Arief. (2005). “ASEAN Monetary Cooperation: Issues and Prospects”, The Australian National University, Pacific Economic Papers, 349.

11. Robert A. Mundell. (1961). “A Theory of Optimum Currency Areas”, The

American Economic Review, 51 (4), 53-665.

12. Anas Tiktik & Raymond Arjie. (2005). “Economic Surveillance and Policy Dalogue in East Asia”, Report commissioned by The ASEAN Secretariat.

13. Zhang Jikang and Lan Yin. (2006). “Is East Asia suitable for a Monetary Union? Experience from EU and evidence from China, Japan and South Korea”

Website

1. Cổng thơng tin điện tử Bộ Tài Chính (2016), Cộng đồng kinh tế ASEAN: Mức độ hội nhập so với Liên minh châu Âu và những vấn đề còn tồn tại,

2. Ngọc Hải, M. Pearlie (2017), “Liên Minh Kinh Tế và tiền tệ Châu Âu (EMU)”, Inter-Market Analysis Bloger, http://intermarketanalysisblog.com , truy

cập ngày 15/09/2018.

3. Bùi Sỹ Hùng (2013), “Được và mất trong việc tạo lập các liên minh tiền tệ”, Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn , truy cập ngày 20/09/2018.

4. Số liệu sử dụng trong bài: https://data.worldbank.org , http://unctadstat.unctad.org , https://ec.europa.eu/eurostat ,

http://hdr.undp.org/en/composite/HDI , http://www.moj.go.jp , truy câp tháng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực ASEAN+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)