4.1. Một số đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam
4.1.2.2. Cải cách hành chính
cơng chức,... Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thơng tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp cơng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tốn và hoạt động ngân hàng, cụ thể:
+ Về hoạt động kiểm toán: Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.
+ Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hố cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chun mơn nghiệp vụ.
4.1.2.3. Thay đổi cơ cấu nợ công
Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ công, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.
4.1.2.4. Kiểm sốt nợ cơng ở mức an tồn
Để kiểm sốt nợ cơng ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an tồn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ cơng/GDP và nợ nước ngồi/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ cơng. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan (1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...
4.1.2.5. Sử dụng hiệu quả nợ công
Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:
- Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạngtham nhũng, quan liêu.
- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngồi quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanhnghiệp nhà nước.
- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dr. Marek Dabrowski, National Research University Higher School of Economics, Moscow (2013), Factors Determining a ‘Safe’ Level of Public
Debt.
2. Phịng Nghiên cứu VEPR, Bài thảo luận chính sách CS-10: Những đặc điểm
của nợ công ở Việt Nam
http://vepr.org.vn/upload/533/20151113/CS%2010.pdf
3. The World Bank: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Tháng 7
năm 2015
http://documents.worldbank.org/curated/en/131111468189531717/pdf/ 98139-VIETNAMESE-WP-PUBLIC-Box385180B.pdf
4. The World Bank: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Tháng 7
năm 2016
http://documents.worldbank.org/curated/en/199951468843835123/pdf/ 107004-VIETNAMESE-WP-PUBLIC.pdf
5. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Nợ cơng và tính bền vững ở Việt Nam:
Quá khứ, Hiện tại và Tương lai (RS-05)
6. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012), Nợ công ở
Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp
7. http://www.sav.gov.vn/984-1-ndt/no-cong-va-quan-ly-no-cong-o-viet-
nam.sav
8. http://vepr.org.vn/upload/533/20151113/CS%2010.pdf
9. http://documents.worldbank.org/curated/en/131111468189531717/pdf/
10.http://documents.worldbank.org/curated/en/199951468843835123/pdf/ 107004-VIETNAMESE-WP-PUBLIC.pdf 11.http://www.imf.org/external/np/pp/eng/2015/052715.pdf 12.https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2015/wp15147.pdf 13.http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/no-cong-nguong-nao- la-an-toan-50261.html 14.https://caphesach.wordpress.com/2013/06/19/khai-niem-va-ban-chat-cua-no- cong-phan-dau/ 15.https://caphesach.wordpress.com/2013/06/23/khai-niem-va-ban-chat-cua-no- cong-phan-cuoi/ 16.http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/xac-dinh- no-cong-nhung-diem-khac-biet-32656.html 17.http://nguyentandung.org/hieu-them-ve-khai-niem-tran-no.html 18.http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/117/0/5017/0/7402/ Dau_la_tran_no_cong_an_toan_cua_Viet_Nam_ 19.http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2016-10-22/chinh-phu- quyet-tam-giu-tran-no-cong-65-gdp-37071.aspx 20.http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2016-11-02/gdp-khong-dat- khien-no-cong-ngay-cang-tang-nhanh-37448.aspx 21.http://www.thesaigontimes.vn/156693/No-tra-no-va-khung-hoang.html