II. Xu hướng phát triển của Thương mai dịch vụ quốc tế
Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong tổng thương mại quốc tế.
thương mại quốc tế.
Thương mại dịch vụ Thương mại hàng hóa
Nguồn: Số liệu thống kê thế giới (http://world-statistics.org/)
Trên đây là biểu đổ thể hiện tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong tổng thương mại quốc tế toàn cầu giai đoạn từ năm 1995-2018. Ngành thương mại quốc tế là sự kết hợp của hai ngành, đó là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Biểu đồ sẽ thể hiện được tỷ trọng hai ngành này so với ngành thương mại quốc tế.
Nhìn chung, cả hai ngành thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa trong giai đoạn này đều tăng do kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, so với tổng tồn ngành thương mại thì ngành thương mai dịch vụ có xu hướng tăng lên, bắt đầu từ năm 1995, ngành thương mại dịch vụ chiếm 19.65% và đến năm 2017, ngành chiếm 22.63% so với toàn ngành thương mại. Tỷ trọng ngành có xu hướng tăng đều và dần chiếm nhiều hơn trong tổng ngành thương mại quốc tế, hơn thế nữa, ngành còn hứa hẹn sự tặng trưởng vượt trội trong giai đoạn sau đó.
Tóm lại, thời gian gần đây, sự mở rộng nhanh chóng của thương mại giai đoạn từ 1995 đến đầu những năm 2018 đã có những bước thay đổi đáng kể. Ở một số khu vực, các rào cản thương mại vẫn còn phổ biến và tiếp tục tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Thuế quan đã được giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn cao đối với một số sản phẩm ở một số nước. Các hiệp định thương mại khu vực đã có xu hướng giảm về số lượng và phạm vi. Những xu hướng này của thương mại thế giới được phản ảnh khá rõ trong thương mại của Việt Nam. Việt
Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, thành cơng trong đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngồi, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc. Tuy nhiên, Việt Nam cần chuẩn bị, nâng cao năng lực trong nước để hiệu quả ứng phó với những tác động tiêu cực từ các diễn biến của thương mại quốc tế.
Ở giai đoạn tiêp theo ( sau năm 2018), trong khi hội nhập đã ổn định hơn, thương mại đã mang lại thịnh vượng cho thế giới, mức độ hội nhập thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước và các chính sách. Mở cửa thương mại tác động ở các mức độ khác nhau ở các nước phản ánh cơ cấu kinh tế, nhất là về mức độ chun mơn hố xuất khẩu, đa dạng hoá sản xuất và chất lượng thể chế. Các bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa độ mở thương mại lớn hơn với thu nhập bình quân đầu người cao hơn và cải cách thương mại (như giảm thuế quan) với năng suất lao động cao hơn và tăng thu nhập, giảm đói nghèo, cho thấy quan hệ nhân quả từ cải cách thương mại và thương mại đối với tăng thu nhập.