PHẦN I TRUNG QUỐC – ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƢỜNG LẤY KINH TẾ
4. Quyết định và giải pháp của chính phủ
4.2. Giải pháp để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhằm giảm thiểu
tối đa việc phải đánh đổi môi trường
- Hiện nay, Việt Nam đang tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển bền vững, quyết không đánh đổi môi trường. Muốn phát triển bền vững thì cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:
+ Phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế).
+ Phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xố đói giảm nghèo và giải quyết việc làm)
+ Bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường; phịng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
- Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra đối với mọi quốc gia là không thể xem nhẹ, hoặc coi trọng bảo vệ môi trường, hay phát triển kinh tế, phát triển
xã hội, mà trọng quá trình hoạch định chính sách, đặt ra các quy định pháp luật, các quốc gia đều phải bảo đảm hài hòa việc phát triển bền vững cả ba yếu tố này. Đây là một bài tốn khó khơng chỉ đối với các nước kém phát triển mà cả đối với các nước phát triển và đang phát triển.
- Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong đường lối, chính sách của Đảng (Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước) và các văn bản pháp luật của Nhà nước (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt bởi Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ). Khái niệm phát triển bền vững đã được quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, phát triển bền vững được hiểu “là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
- Như vậy, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Thứ nhất, bền vững kinh tế. Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:
• Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện PTBV về kinh tế.
• Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu phát triển bền vững.
• Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.
• Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
+ Thứ hai, bền vững về xã hội. Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc gia được đánh giá bằng các tiêu chí, như hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngồi ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hịa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo khơng cao q và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
+ Thứ ba, bền vững về mơi trường. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch; quá trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về khơng khí, nước, đất, khơng gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Hiện nay, một số biện pháp giúp bền vững về môi trường đã và đang được áp dụng, đó là:
• Kinh tế Xanh: Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; tổng hợp giải pháp phục vụ xã hội nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, phù hợp trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững trong kỷ ngun cơng nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu. Các doanh nghiệp cần định hướng và phát triển phù hợp với Chiến lược dài hạn của Việt Nam trong việc lựa chọn và xây dựng mơ hình kinh tế xanh. Đây được xem là xu hướng phát triển bền vững của đất nước. Vậy làm cách nào để các doanh nghiệp và hộ sản xuất vững bước theo con đường kinh tế xanh? Đó là: Chính quyền địa phương sớm rà sốt, cơng bố, ổn định tiểu vùng nông nghiệp để ngân hàng sớm thực hiện giải ngân cho hộ sản xuất; nhà nước cần có giải pháp đồng bộ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với nơng dân; đẩy
mạnh hoạt động bảo hiểm đối với cây trồng, vật ni, tài sản hình thành trên vốn vay, rủi ro thiên tai; khuyến khích các hiệp hội nghề nghiệp thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, hạn chế cạnh tranh khơng lành mạnh, kìm giá, ép giá… Theo chuyên gia đến từ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, kinh tế xanh còn là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển thêm những mơ hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ hiện nay và mai sau. Phát triển kinh tế xanh ngày càng được cơng nhận là mơ hình phù hợp làm nền tảng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
• Năng lượng sạch và năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững: Có khá nhiều giải pháp khả quan để Việt Nam giải quyết được bài toán về năng lượng, trong khi vẫn giảm được phát thải carbon và ơ nhiễm khơng khí, đồng thời đạt được lợi ích kinh tế cao hơn từ các khoản đầu tư vào lĩnh vực điện và năng lượng.
+ Có thể thấy rõ ràng rằng, Việt Nam cần nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu điện với một nguồn cung điện sạch, bền vững và có chi phí hợp lý. Năng lượng tái tạo chính là cách nhanh nhất để Việt Nam bổ sung nguồn cung điện. Năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm cục bộ và nếu làm đúng thì sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Chính phủ Việt Nam đã cơng bố năng lượng tái tạo là một phần trong cơ cấu năng lượng của cả nước, với kế hoạch bổ sung 18 GW điện mặt trời và điện gió từ nay đến năm 2030. Đây là một sự khởi đầu tốt. Biểu giá hỗ trợ cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo áp dụng trong 18 tháng qua đã mang đến tổng công suất lắp đặt hơn 4 GW điện mặt trời và điện gió tính đến tháng 6/2019. Nguồn điện bổ sung này bao gồm nhà máy điện mặt trời tư nhân nối lưới đầu tiên tại Việt Nam do Công ty cổ phần Điện Gia Lai phát triển với khoản đầu tư từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) - tổ chức phát triển lớn nhất thế giới tập trung vào hỗ trợ các giải pháp của khu vực tư nhân tại các thị trường mới nổi.
+ Tuy nhiên, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả kinh tế của các dự án năng lượng tái tạo. Chỉ với việc áp dụng các tiêu chuẩn chung đơn giản, được đông đảo các đối tác quốc tế công nhận
vào các hợp đồng mua bán điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể thu hút đầu tư được nhiều hơn nữa vào các dự án điện từ năng lượng tái tạo với chi phí thấp hơn - thậm chí thấp hơn cả chi phí của các dự án nhiệt điện than. Và quan trọng là, điều này sẽ giúp không làm gia tăng nợ công của Việt Nam. - Bên cạnh đó, nhà nước cịn đưa ra các cơng cụ kinh tế được sử
dụng nhằm tác động tới chi phívà lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho mơi trường. Các cơng cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:
+ Thuế và phí mơi trường.
+ Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ơ nhiễm". + Ký quỹ môi trường.
+ Trợ cấp môi trường. + Nhãn sinh thái.
- Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ mơi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật cơng nghệ có lợi cho bảo vệ mơi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị mơi trường của quốc gia.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm về chủ đề “Trung Quốc – Đánh đổi môi
trường lấy tăng trưởng kinh tế và liên hệ Việt Nam”. Qua bài tiểu luận, bằng
cách phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc. Từ đó nhằm liên hệ và rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam. Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh việc khai thác môi trường để phục vụ sản xuất, cần tích cực gìn giữ, bảo tồn và khai thác hợp lí để giữ gìn cân bằng hệ sinh thái, đồng thời cũng chính là giữ gìn mơi trường sống của con người. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ mơi trường, có như vậy thì kinh tế, xã hội mới ổn định, bền vững. Qua bài tiểu luận, chúng ta không chỉ hiểu hơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế và môi trường mà cịn hiểu rõ hơn tình trạng cấp thiết của xã hội.
Vì một đất nước giàu mạnh về kinh tế, để mỗi người dân được sống trong môi trường xanh sạch đẹp, mỗi người chúng ta cần cố gắng hơn nữa để chung tay bảo vệ môi trường và cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
TÀILIỆUTHAM KHẢO
Tạp chí tài chình- Cơ quan thơng tin của bộ tài chính: http://tapchitaichinh.vn
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2018), Tổng quan
thủy sản Việt Nam.
Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/
Linh Anh, Hương Xuân (2019), Đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc vẫn đang cịng lưng trả nợ vì cái giá quá đắt.
Matteo Marchisio (2019), China on right track to becoming greener
Văn hóa Nghệ An: http://www.vanhoanghean.com.vn/
Tạp chí mơi trường, Các cơng cụ kinh tế trong quản lí mơi trường.
Châu Như Quỳnh (2018), Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng