Khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài (Outbound Tourism)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế vấn đề kinh tế đối ngoại của trung quốc giai đoạn 2000 2018 (Trang 31 - 37)

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, du lịch Trung Quốc đã và đang có những bước phát triển vượt bậc. Hoạt động đi du lịch nước ngồi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đặc biệt là chính sách của Trung Quốc đối với du lịch nước ngoài (outbound) được nới lỏng. Người dân Trung Quốc mong muốn ra ngoài để khám phá các vùng miền khác trên thế giới, điều này hình thành nên thị trường rất lớn cho các quốc gia khác.

2.1. Số lượng lượt khách đi (Departures)

Trung Quốc hiện là thị trường du lịch tăng trưởng mạnh nhất thế giới nhờ nguồn thu nhập khả dụng của người dân nước này tăng cũng như việc nới lỏng các quy định về du lịch nước ngoài. Trong năm 2018, người Trung Quốc đã thực hiện tổng cộng 162 triệu lượt đi nước ngoài, gấp gần 15 lần con số chỉ 11 triệu của năm 2000.

Các quan chức ngành du lịch châu Âu nhận định, chủ các khách sạn, cơng ty du lịch, nhà hàng và thậm chí cả lái xe taxi tại nhiều nước sẽ cần phải bồi dưỡng kiến thức về các món ăn, văn hóa và ngơn ngữ nếu họ muốn lôi kéo khách Trung Quốc khỏi những địa điểm quen thuộc như Hong Kong, Đài Loan, hay Maldives.

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2016 20170 0 20 40 60 80 100 120 140 160 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 11 31 35 41 46 48 57 128 135 143 1.26 3.18 3.45 3.83 4.58 4.50 5.03 9.15 9.16 9.13 Số lượt Tỷ trọng

Nguồn: World Statistics https://world-statistics.org/index-res.php?

code=ST.INT.DPRT?name=International%20tourism,%20number%20of %20departures

Travel China Guide (Nguồn: Ministry of Culture and Tourism of People's Republic of China) (https://www.travelchinaguide.com/tourism/2018statistics/)

Một số nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành nước có số lượng khách đi du lịch nước ngồi lớn nhất thế giới:

- Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm 1960 và 1970, quy mô kinh tế Trung Quốc bé hơn nhiều so với Mỹ, với GDP năm 1960 của Mỹ gấp 9 lần Trung Quốc. Phải tới cuối những năm 1970 khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa, kinh tế nước này mới bắt đầu tăng tốc. Đến năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới xét về GDP danh nghĩa và tiếp tục giữ vị trí này cho tới thời điểm hiện tại, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Một số chuyên gia kinh tế dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2030.

Một động lực chính phía sau sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc là mạng lưới nhà máy sản xuất được mọi thứ, từ đồ chơi tới điện thoại di động, cho người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 giúp Trung Quốc càng củng cố vững chắc vị thế là công xưởng và nhà thương mại lớn nhất thế giới.

Trong báo cáo phân tích 186 nền kinh tế của McKinsey, Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu lớn nhất của 33 nền kinh tế và là nguồn cung cấp hàng hóa lớn nhất của 65 nền kinh tế.

Ngoài thương mại, Trung Quốc cũng trở thành "tay chơi" lớn trong hoạt động đầu tư toàn cầu trong vài năm gần đây. Trong giai đoạn 2015 - 2017, Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới cả về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và tiếp nhận đầu tư.

- Tỷ lệ nghèo đói giảm

Kỷ niệm 70 năm thành lập nước, Trung Quốc giờ đây có thể tự hào về thành tích xóa đói giảm nghèo – một trong những chương trình quan trọng và có tính biểu tượng trong việc hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả ở quốc gia này. Báo cáo từ Chính phủ Trung Quốc cho biết, từ năm 1978 đến 2018, số người nghèo ở nước này đã giảm từ 770 triệu xuống còn 16,6 triệu và tỷ lệ nghèo từ 97,5% xuống cịn 1,7%. Thu nhập bình qn đầu người tồn quốc tăng gần 25 lần trong giai đoạn 1978 – 2018. Các cải cách kinh tế đã và đang cải thiện vận may của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc. Theo World Bank, đến năm 2018, hơn 850 triệu người đã thốt nghèo và đất nước đang trên đà xóa đói giảm nghèo tuyệt đối vào năm 2020.

Biểu đồ 31. Lượng người dân Trung Quốc sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia từ năm 2010 – 2017

Đơn vị: Triệu người

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0 50 100 150 200 250 230.1 170.7 137.8 115.4 98.2 78.2 62 43

Số người trong diện nghèo đói

Triệu người

Nguồn: World Bank http://povertydata.worldbank.org/poverty/country/CHN

- Thu nhập các hộ gia đình tại Trung Quốc tăng lên dẫn đến nhu cầu du lịch cũng tăng cao.

Bùng nổ kinh tế từ những thập kỷ trước đã và đang làm gia tăng thu nhập khả dụng của người dân Trung Quốc, và cũng như tại các quốc gia khác với nền kinh tế đã được

một cá nhân.

- Đồng Nhân dân tệ được người dân nhiều quốc gia chào đón: Nhiều quốc gia chấp nhận thanh tốn bằng đồng tiền của Trung Quốc từ dịch vụ taxi, cửa hàng tiện lợi,..

- Ngồi ra, chính sách cấp thị thực nhập cảnh (visa) nới lỏng tại nhiều quốc gia trên thế giới góp phần cho sự tăng lên mạnh mẽ lượng du khách Trung Quốc.

2.2. Chi tiêu du lịch của TQ (Spending- Expenditure)

Nhờ các mối quan hệ đầu tư và thương mại mạnh mẽ hơn với các quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường, người dân Trung Quốc đang chi tiêu du lịch nhiều hơn tại các thị trường mới nổi.

Biểu đồ 32. Chi tiêu du lịch nước ngoài của Trung Quốc

Đơn vị: Tỷ USD 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2016 2017 0 50 100 150 200 250 300 14.2 21.8 24.3 29.8 36.2 43.7 54.8 250 250 258 Chi tiêu Tỷ USD

Nguồn: World Statistics http://world-statistics.org/index-res.php? code=ST.INT.XPND.CD?name=International%20tourism,%20expenditures

%20(current%20US$)

Statista https://www.statista.com/chart/15588/international-tourism-expenditure-in-

2017/

Chi tiêu cho du lịch quốc tế của người Trung Quốc đã tăng lên gấp gần 20 lần chỉ sau gần 20 năm từ 14.2 tỷ USD năm 2000 lên đến 277 tỷ USD năm 2018 và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Điều này có thể cho thấy rằng thu nhập của người dân Trung Quốc đã tăng lên và mức sống của họ cũng tăng lên.

Có thể nói, Trung Quốc là quốc gia “bạo chi” nhất thế giới cho du lịch. Chi tiêu của du khách Trung Quốc dần dần vượt xa 2 nước phía sau là Đức và Mỹ. Các quốc gia khác trong Top 10 cịn có Nhật Bản và Australia đều ghi nhận sự gia tăng về chi tiêu cho du lịch. Nhưng Nga là nước tăng trưởng mạnh gần sát Trung Quốc nhất với tốc độ tăng hơn 28% vào năm 2017 (35,6 triệu USD – World Statistics).

“Sự tăng trưởng ấn tượng trong chi tiêu cho du lịch của Trung Quốc và Nga cho thấy sự gia nhập thị trường du lịch của tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo ở các quốc gia này”, Tổng thư ký Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Taleb Rifai khẳng định.

Hiệp hội du lịch Đức (DRV) cho biết họ đã dự báo trước được việc người Trung Quốc sẽ vượt người Đức trong việc chi tiêu do nước này có dân số nhiều hơn cả Bắc Mỹ, Nga và châu Âu cộng lại. “Nhưng dù sao việc họ đã vượt qua chúng tôi cũng thật thú vị”, chủ tịch DRV Juergen Buechy khẳng định với hãng tin Reuters.

Ông Buechy cũng cho biết du khách Trung Quốc thường thực hiện các chuyến đi xa hơn người Đức, những người thường chỉ tới các địa điểm tại Địa Trung Hải. Điều đó có nghĩa là chi phí trung bình cho mỗi ngày đi nghỉ của người Trung Quốc cao hơn.

Từ bài phân tích trên có thể rút kết luận về tình hình kinh tế đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời thấy được nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc của đất nước này trong giai đoạn 2000 – 2019.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, Trung Quốc đã tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình, đồng thời tạo ra những lợi thế mới để giúp nền kinh tế phát triển hơn nữa. Hiện nay, Trung Quốc là một trong số những quốc gia đi đầu về sử dụng cơng nghệ hiện đại và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện những nhược điểm như chất lượng nguồn lao động, cơ sở vật chất lạc hậu, chênh lệch trình độ giữa các vùng, chênh lệch giàu nghèo... Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những vấn đề quốc tế như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tranh chấp quốc tế và đặc biệt là xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây.

Nguồn: http://www.gov.cn/zhengce/content/2017-08/18/content_5218665.htm

3 Nguồn: http://english.mofcom.gov.cn/article/newsrelease/policyreleasing/201801/20180102706193.shtml4 Nguồn: http://www.xinhuanet.com/english/2017-05/14/c_136282982.htm 4 Nguồn: http://www.xinhuanet.com/english/2017-05/14/c_136282982.htm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế vấn đề kinh tế đối ngoại của trung quốc giai đoạn 2000 2018 (Trang 31 - 37)