GIẢI PHÁP VĨ MÔ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch thông minh tại việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.1 GIẢI PHÁP VĨ MÔ

Ta có thể thấy sự phát triển của du lịch thông minh kéo theo nhiệm vụ mới trong ngành dịch vụ này. Bài toán đưa ra là chúng ta cần xây dựng một cách tồn diện và có hệ thống các cơ sở hạ tầng và yếu tố nền tảng thúc đẩy ngành phát triển theo một cách hiện đại, hướng đến tự động hóa nhờ CNTT.

Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành các chỉ thị với những mục tiêu cụ thể, giúp ngành du lịch trong nước có thể định hướng phát triển rõ ràng hơn.

Trên thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam.

Đây là định hướng chính sách quan trọng cho ngành du lịch hướng tới các mục tiêu do Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn đã đặt ra.

Theo đó, tới năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được từ 17 đến 20 triệu lượt khách quốc tế (so với 10 triệu năm 2016), phục vụ 82 triệu lượt khách nội địa (so với 62 triệu năm 2016), đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm gồm 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Tuy nhiên qua phần 1.2 ta có thể thấy tại Viêt Nam hiện nay, các yếu tố quan trọng được đề cập đến còn chưa được đẩy mạnh hoặc đang ở một mức rất thấp. Do đó giải pháp đưa ra chính là giải quyết được những bài tốn đó:

Tiến hành triển khai xây dựng những điểm đến thông minh. Áp dụng công nghệ vào việc hỗ trợ các hoạt động của ngành trong các thành phố, điểm đến du lịch. Phủ rộng hệ

thống Wifi, Internet – tạo nền tảng cho những ứng dụng thông minh hay những phần mềm quản lí hiện đại được triển khai.

Phát triển kinh nghiệm thông minh và Xây dựng hệ sinh thái du lịch. Đầu tư phát

triển công nghệ Big Data, phát triển nhiều giải pháp giúp thúc đẩy quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội – nơi có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó ta cũng nên lập ra những liên minh để tạo hệ sinh thái du lịch, đó là liên minh các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ kết nối hoạt động du lịch qua Internet (bao gồm các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý du lịch thông minh, ngân hàng, công ty bảo hiểm, ví điện tử…) Sự hợp tác này sẽ tăng quy mô thị trường, mở rộng phạm vi tiếp cận các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ du lịch thông minh, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Giúp tăng sức cạnh tranh, cùng nhau cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt hơn ra thị trường.

Thứ hai, cần thành lập các hiệp hội chuyên tổ chức, quản lý, đào tạo các linh vực liên quan đến du lịch (ví dụ: Hiệp hội du lịch, hiệp hội hướng dẫn viên du lịch, …).

Hiện nay trên cả nước đã hình thành được khá nhiều các hiệp hội du lịch có tổ chức và quy mô bài bản như: Hiệp hội du lịch tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội du lịch tỉnh Nam Định, Hiệp hội du lịch tỉnh Bắc Giang, … Đặc biệt là sự ra đời của Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA) (ngày 01/08/2016). Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ cho các hội viên phát triển trong hoạt động đào tạo du lịch; gắn nhà trường với doanh nghiệp; doanh nghiệp chủ động tham gia vào cơng tác đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Một số hoạt động trọng tâm trong năm 2016 và 2017 của VITEA gồm: phối hợp Tổng cục dạy nghề xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho ngành du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thực tập và việc làm ngành du lịch; hỗ trợ hội viên phát triển chương trình đào tạo du lịch bằng tiếng Anh; tổ chức các hội thảo chuyên đề về đào tạo nguồn nhân lực, cơ hội, thách thứ trong bối cảnh hội nhập; tổ chức các chương trình hướng nghiệp, hỗ trợ thực tập và tìm việc làm cho sinh viên…

Thứ ba, thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư vào ngành du lịch.

Đây là một giải pháp hết sức hữu ích, giúp đưa hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Tiêu biểu là, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 06 tour du lịch đặc biệt dành cho các đại biểu tham dự APEC lần thứ 25 vừa qua. Cụ thể: Tour 1: Ngũ Hành Sơn - Bảo tàng Chăm; Tour 2: Bà Nà đường lên tiên cảnh; Tour 3: Ngũ Hành Sơn - Phố cổ Hội An; Tour 4: Đà Nẵng - Cố đô Huế; Tour 5: Núi Thần Tài và Tour 6: Trải nghiệm sông Hàn trên du thuyền về đêm hoặc thưởng thức biểu diễn nghệ thuật tại Charming Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch thông minh tại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)