TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích hợp đồng nhập khẩu mỳ HQ (Trang 30 - 33)

3.1. Xin giấy phép nhập khẩu:

- Căn cứ theo Phụ lục “ DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, QUY CHUẨN KỸ THUẬT, AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỚC KHI THÔNG QUAN” Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Cơng Thương thì các hàng hóa trên thuộc loại cơng nghiệp thực phẩm Bột, tinh bột (Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý) có mã HS 1902 phải kiểm tra chất lượng quy chuẩn kỹ thuật và an tồn thực phẩm trước khi thơng quan xuất / nhập khẩu.

- Hàng thuộc danh mục cần kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo quyết định 818/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế

3.2. Thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa:

- Theo CIF Incoterms 2000, nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm do người bán thực hiện. - Thuê tàu: Theo điều kiện CIF, người bán (công ty SEUNG GUANG TRANDING CO.,

LTD) thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ ( Hải Phòng).

Tàu: PEGASUS ZETTA / 0029S Cảng đi: Incheon, Hàn Quốc Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam Ngày đến: 13/06/2017

 Mua bảo hiểm: Theo điều kiện CIF 2000, người bán(công ty SEUNG GUANG TRANDING CO., LTD) phải ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa mà người mua phải chịu. Bảo hiểm mà người bán phải chịu trong hợp đồng đó là mức bảo hiểm tổi thiểu. 110% tổng giá trị lô hàng (8,214 USD*110%)

3.3. Thanh tốn:

- 100% giá trị hàng hóa sẽ được trả trước bằng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền

- Các bước tiến hành

B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu (Công ty AMISU SERVICE SUPPLYING COMPANY LIMITED đến ngân hàng

Thương Mại Á Châu –ACB gửi 8,214 USD vào cho bên xuất khẩu là côn ty SEUNG GUANG TRADING CO., LTD)

B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua (ACB gửi giấy báo nợ đến công ty Amisu.)

B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.( Ngân hàng Thương mại Á Châu – ACB gửi tiền cho ngân hàng Korea Exchange Bank, ShinhYeonDong Sub- Branch.)

B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.

B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.  Nhận xét: Ưu, nhược điểm của thanh toán T/T trả trước  Ưu điểm :

+ Thanh tốn đơn giản, quy trình nghiệp cụ dễ dàng + Tốc độ nhanh chóng

+ Chi phí thanh tốn qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh tốn LC + Bên mua khơng bị đọng vốn kí quỹ LC

+ Chứng từ hàng hóa khơng phải làm kĩ lưỡng như LC

+ Thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên khơng sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả

 Nhược điểm:

+ Chứa đựng rủi ro lớn cho người mua vì cỏ thể người xuất khẩu khơng chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm nhà nhập khẩu rơi vào trạng thái bị động

 Chỉ sử dụng phương thức này khi 2 bên mua bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ.

3.4. Nhận hàng:

 Khi tàu đến cảng Hải Phòng, hãng tàu Pan Continental Shipping phát ra thông báo thời gian sẵn sàng làm hàng, đại lý cơng ty VINAFREIGHT Hải phịng VN phải liên hệ trực tiếp cho cảng, ủy thác cho cảng dỡ hàng và chuẩn bị các chứng từ, phương tiện nhận hàng.

 Đổi các giấy tờ yêu cầu lấy lệnh giao hàng D/O.

 Nhận hàng và kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing list để báo lại cho bên bán trong trường hợp bị thiếu hàng hay tổn thất trong thời gian quy định.

 Sau đó cơng ty này sẽ làm thủ tục thông quan và chuyển hàng tới người nhập khẩu là Công ty AMISU SERVICE SUPPLYING COMPANY LIMITED.

3.5. Làm thủ tục hải quan:

 Khai tờ khai hải quan và nộp, xuất trình chứng từ trong bộ tờ hồ sơ hải quan gồm: + Tờ khai hải quan: 2 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao (đối với hàng hóa nhập khẩu biên giới thì khơng phải nộp);

+ Hố đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao; + Vận tải đơn: 1 bản sao.

Chứng từ nộp thêm:

+ Bản kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính, 1 bản sao + Giấy phép nhập khẩu: 1 bản chính

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 1 bản chính và 1 bản so thứ ba. Lần đầu nộp bản do Tổng cục Hải quan Seoul cấp.

Nhận viên hải quan kiểm tra tờ khai hải quan và bộ hồ sơ, quyết định xem hàng có đủ điều kiện thơng quan nhập khẩu khơng. Trong case này, người nhập khẩu đã phải chỉnh sửa hồ sơ Hải quan 1 lần do sai sót trong CO. Ngay sau khi được thơng báo, người nhập khẩu liên hệ xin chứng nhận xuất xứ mới do Phòng thương mại cơng nghiệp Wonju cấp để bổ sung và hồn thành thủ tục hải quan.

Nhận thông báo thuế của Hải quan và tổ chức để hải quan kiểm tra hàng hóa Hải quan xác định số thuế phải nộp

Sau khi nộp đủ thuế Hải quan sẽ đóng dấu

3.6. Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

Khi thực hiện hợp đồng về nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, thiếu hụt... thì bên nhập khẩu cần phải lập ngay hồ sơ khiếu nại để không bỏ lỡ thì hạn khiếu nại.

Cần phải căn cứ vào trách nhiệm nghĩa vụ của các bên để lựa chọn đối tượng khiếu nại cho phù hợp: đối tượng đó có thể là người xuất khẩu hay người vận tải hay bên bảo hiểm.

- Đối tượng khiếu nại là người bán nếu người bán không giao hàng, giao hàng chậm hoặc thiếu, giao hàng không đúng theo quy định của hợp đồng.

- Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu họ không mang hàng đến giao, mang hàng đến chậm so với quy định của hợp đồng th tàu, hàng hóa khơng phù hợp với B/L.

- Đối tượng khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể khiếu kiện tại hội đồng trọng tài theo điều kiện hợp đồng đã kí.

Trong q trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu có nhiều loại chứng từ kèm theo các bước thực hiện như: chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tại, chứng từ giao nhận, chứng từ bảo hiểm, chứng từ Hải quan, ROROC, COR.. Các loại chứng từ này thường là kết quả xác nhận các bước thực hiện của hợp đồng nên rất có ý nghĩa trong việc thanh quyết tốn, giải quyết tranh chấp khiếu nại… Nhà nhập khẩu phải thận trọng đối với từng loại chứng từ trong quá trình lập chứng từ, trong ghi chép, yêu cầu phải rõ ràng khơng tẩy xóa, nhất là các hóa đơn thanh toán và bảng kê chi tiết, vận tải đơn.

Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản giám định, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm... Việc khiếu nại sẽ được giải quyết giữa hai bên. Nếu hai bên không tự giải quyết đượchoặc khơng thoả đáng thì người nhập khẩu có thể kiện bên đối tác ra Hội Đồng Trọng Tài Quốc Tế hoặc ra Toà án.

KẾT LUẬN

Bất kỳ một giao dịch thương mại quốc tế nào dù là xuất khẩu hay nhập khẩu, giao dịch về hàng hóa hay dịch vụ đều phải được tiến hành dựa vào hợp đồng thương mại giữa hai bên. Đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, khi các quốc gia đều thúc đẩy ngoại thương, việc buôn bán trao đổi giữa các quốc gia trở thành một phần quan trọng thì việc am hiểu về hợp đồng thương mại và các chứng từ liên quan trong mỗi giao dịch lại càng trở nên cần thiết.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích hợp đồng thương mại giữa hai cơng ty Seung Guang trading và Amisu services supplying company limited, nhóm đã có nhận thức đầy đủ hơn về một hợp đồng thương mại cụ thể ở đây là hợp đồng nhập khẩu cùng các chứng từ liên quan đi kèm, từ những điểm nhận xét, những thiết sót rút ra được từ bản hợp đồng này nhóm cũng đã hiểu hơn về những điều cần thiết và nên có trong một hợp đồng thương mại, củng cố thêm kiến thúc cho môn học Giao dịch thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích hợp đồng nhập khẩu mỳ HQ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)