Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk tại việt nam (Trang 28 - 29)

Chương 1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt

2.2.6. Rủi ro tài chính

2.2.6.1. Rủi ro

Rủi ro tài chính có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều ngại rủi ro, vì thế khi xem xét tác động của rủi ro tài chính, mặt tác động tiêu cực của rủi ro thường được các DN quan tâm xem xét, đánh giá đầy đủ hơn. Bởi nếu rủi ro quá lớn, không khắc phục được, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng suy thối, mất khả năng thanh tốn và có thể bị phá sản. Là 1 doanh nghiệp lớn sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, Vinamilk đã, đang sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro tài chính tiêu biểu như: Rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất....

Rủi ro tỷ giá: Hiện tại nguyên vật liệu của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu

từ New Zealand, Châu Âu và Mỹ, do vậy Vinamilk cũng chịu rủi ro nhất định về chất lượng nguồn cung cũng như tỷ giá. Giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam (Chiếm 50% chi phí nguyên vật liệu chính hay 25% giá vốn). Mặt khác thương hiệu Vinamilk có mặt ở 43 nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan...Khi tỷ giá giảm ngoại tệ thu được sẽ giảm theo.

Rủi ro lãi suất: Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh

nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay – chi phí sử dụng vốn – trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính tốn, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị

đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

2.2.6.2. Kiểm soát rủi ro Rủi ro tỷ giá:

- Các nhà quản trị phải dự báo trước về tỷ giá hối đoái và lãi suất từ đó hoạch định cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

- Sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá.

VD: Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ để khi mua máy móc thiết bị phịng ngừa tỷ giá tăng trong tương lai giúp cố định chi phí đầu vào cho Vinamilk.

Rủi ro lãi suất: Sử dụng cơng cụ chính như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán

đổi lãi suất để giảm thiểu rủi ro tăng lãi suất khi Vinamilk đi vay, cố định chi phí lãi vay của doanh nghiệp.

Chương 3. Đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk tại việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)