Đánh giá chung và rút ra bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận pháp luật KDQTKinh nghiệm về việc tham gia các FTA thế hệ mới (FTA new generation) của trung quốc (Trang 26)

5.1. Đánh giá chung

Trung Quốc đã rất tích cực, chủ động trong tìm kiếm, tham gia, đàm phán, kí kết các hiệp định FTẠ Nền kinh tế thứ hai thế giới, đã có những hướng đi đúng đắn để tham gia vào FTẠ

Thứ nhất là tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực khơng chỉ về lợi ích thương mại mà cịn để nâng cao vị trí của mình trong khu vực. Đó là các chính sách “ Láng giềng tốt”, “ tăng trưởng hịa bình” làm xích lại mối quan hệ thương mại của Trung quốc với các nước láng giềng, thành tựu lớn nhất của thể nhận thấy là Hiệp định tự do của Trung Quốc và ASEAN.. Bên cạnh đó là việc xây dựng một “Trung Quốc Đại lục”, với những nhượng bộ và chính sách mềm dẻo để thống nhất với Hồng Kông, Macao, Đài Loan

Thứ hai, Trung Quốc đã tận dụng hiệu quả lợi ích mà bát mì Spaghetti mang lạị Bằng cách chọn , tìm kiếm mỡi khu vực một quốc gia tiêu biểu để bắt đầu quá trình đàm phán.khiến cho Trung Quốc khai thác thị trường tốt hơn, có lợi từ sự chồng chéo của các FTA giữa các nước . Trung Quốc đã kí hiệp định thương mại tự do với các quốc gia từ nhiều khu vực như: Châu Âu: Switzerland, Iceland, Nam Á: Pakistan, Maldivies, Châu Mỹ : Chi lê, Peru, Châu úc với Austrailian.

Thứ ba, Trung Quốc xây dựng chiến lược tìm kiếm được nguồn năng lượng và nguyên liệu thô với các quốc gia tham gia thương mại tự do với Trung Quốc, và xuất khẩu thành phẩm quay trở lại các quốc gia nàỵ

Thứ tư, nền kinh tế này cũng rất nhạy bén với các FTA trên thế giới, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của TPP đối với kinh tế Trung Quốc, nước này đã xúc tiến và Thành lập Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), hiệp định 3 bên với Nhật Bản và Hàn Quốc

Thứ năm, Trung Quốc cũng rất tích cực trong chuẩn bị tiềm lực kinh tế và hệ thống chính trị, quân sự để tận dụng để tận dụng lợi ích của FTA và FTA thế hệ mới, giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước và vị thế của cường quốc nàỵ

Tuy nhiên, để đi thêm một bước nữa trong kí kết hiệp định thương mại và hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các quốc gia lớn và đối tác tiềm năng, có rất nhiều thách đang chờ đợi Trung Quốc

Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực RCEP khó có thể đạt được giữa các bên khi đây là một FTA với các vấn đề kí kết như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề, khiến nền kinh tế các nước chịu nhiều áp lực hơn, cạnh tranh nhiều hơn trong khi mức độ phát triển và vị trí của các quốc gia là khác nhau, ngay cả các nước trong khối Asean, nằm ở vị trí trung tâm trong hiệp định này, có trình độ phát triển khác nhau ,cũng mới chỉ có những tiến triển hạn chế trong thương mại tự dọ Hơn nữa các quốc gia tham gia RCEP: Singapore, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và các nước tham gia khác dành nhiều sự chú ý nhiều hơn đến TPP.

Hiệp định ba bên CJK giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những giịa cản là sự cạnh tranh giữa ba nước, bất đồng về chính trị và ảnh hưởng của Mỹ

5.2. Rút ra bài học cho Việt Nam

Nền kinh tế Viêt Nam có rất nhiều nét tương đồng với nền kinh tế Trung Quốc, thông qua việc xem xét đánh giá kinh nghiệm của nền kinh tế đi trước khi tham gia vào FTA và FTA thế hệ mới sẽ giúp Viêt Nam có những bài học kinh nghiệm, đi theo những bước đi đúng đắn của nước láng giềng và tránh lặp lại sai lầm của Trung Quốc trong tự do thương mạị Vì vậy chúng ta cần:

Tích cực tham gia đàm phán kí kết các hiệp định FTA, nhưng cũng phải chủ động xem xét các đối tác phù hợp, đảm bảo sự phát triển nền kinh tế trong nước, chú trọng đàm phán với các quốc gia trong khu vực, và tiếp cận thi trường ở nhiều khu vực khác nhau, tận dụng sự chồng chéo của FTA

Đẩy mạnh các chính sách để tăng cường sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chính sách hỡ trợ điều chỉnh thương mại, xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị

Phát triển kinh tế chiều sâu, chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản xuất và xuất khẩu thành phẩm có giá trị caọ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu Tiếng Việt

1."HIỆP ĐỊNH KHUNGVỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN - TRUNG QUỐC (4/11/2002)(đã được sửa đổi theo NGHỊ ĐỊNH THƯ ngày 5 tháng 10 năm 2003 tại Bali, Indonesia )"

2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, “Trung Quốc với mục tiêu ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA)”, ngày 17 tháng 5 năm 2017, xem tại: http://www.dangcongsan.vn/preview/newid/438118.html

3. TS. Nguyễn Thanh Tâm, “ Tổng quan về các FTA thế hệ mới”, ngày 22 tháng 7 năm 2016, xem tại: http://giaoducvaxahoịvn/tin-phap-luat/t-ng-quan-v-cac-fta-th-h-m- ịhtml

4. TS. Nguyễn Thị Tường Anh, ThS.Nguyễn Thị Minh Thư, “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai hiệp định FTA và bài học cho Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2015, xem tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-nghiem-quoc-te- ve-trien-khai-hiep-dinh-fta-va-bai-hoc-cho-viet-nam-62606.html

Tài liệu Tiếng Anh

1."Ling Ling He; Razeen Sappideen, Free Trade Agreements and the US-China-Australia Relationship in the Asia-Pacific Region, 21 Asia Pac. L. Rev. 55, 76 (2013) "

2."Ying Bi, Rising Mega RTA: China-Japan-Korea FTA under the New Trade Dynamism, 8 J. Ẹ Asia & Int'l L. 299, 322 (2015)"

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận pháp luật KDQTKinh nghiệm về việc tham gia các FTA thế hệ mới (FTA new generation) của trung quốc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)