XÂM PHẠM KIỂU DÁNG XE ĐẠP ĐIỆN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận sở hữu trí tuệ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP (Trang 28 - 35)

2.1. Tóm tắt sự việc

Nguyên đơn: Cơng ty CP Xe điện tồn cầu PEGA (Công ty PEGA) Bị đơn: Công ty CP Thương mại quốc tế Phú Sỹ (Công ty Phú Sỹ) Nội dung vụ việc:

Công ty CP Xe điện tồn cầu PEGA (Cơng ty PEGA) đã gửi đơn đến Bộ Công Thương đề nghị ngăn chặn việc Công ty CP Thương mại quốc tế Phú Sỹ (Công ty Phú Sỹ) đưa ra thị trường sản phẩm xe điện FUJI CAP – A2 có kiểu dáng xâm phạm quyền

đối với kiểu dáng công nghiệp xe đạp điện CAP – A2 đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của cơng ty cổ phần xe điện tồn cầu Pega LTT.

Xe điện FUJI CAP – A2 2.2. Chủ thể

Công ty PEGA

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp xe đạp điện CAP – A2 đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Công ty Phú Sỹ

Công ty cho ra sản phẩm xe điện FUJI CAP – A2, kiểu dáng được cho là xâm phạm

KDCN của công ty PEGA.

Sau khi PEGA gửi đề nghị, cục Đăng kiểm Việt Nam đã ra thông báo tới công ty Phú Sỹ về việc xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ về kiểu dáng cơng nghiệp. Nhưng công ty Phú Sỹ cho rằng kiểu dáng xe đạp điện CAP-A2 của cơng ty PEGA khơng có tính năng mới so với kiểu dáng xe đạp điện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp BĐQ KDCN số 21511 (ngày nộp đơn 17/11/2014). Đồng thời Công ty Phú Sỹ phát hiện kiểu dáng xe đạp điện này

được Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc cấp ngày 8/3/2016 cho người nộp đơn là ông Zhu Yiping và tác giả là Zhang Qingfeng. Do vậy công ty Phú Sỹ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (BĐQ KDCN) xe điện đã cấp cho Công ty PEGA.

2.3. Diễn biến theo thời gian

Ngày 7/7/2017: Công ty PEGA gửi đơn đề nghị Bộ Cơng Thương ngăn chặn dịng xe FUJI CAP-A2 của công ty Phú Sỹ được đưa ra thị trường.

Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) ra thông báo số 3939/ĐKVN-VAQ tới công ty cổ phần thương mại quốc tế Phú Sỹ (tên thường gọi là Fuji) về việc xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ về kiểu dáng cơng nghiệp. Trong đó:

(i) Yêu cầu tạm đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận số 0010/VAQ14-01/17-00 ngày 18/04/2017 và việc cấp tem hợp quy cho Kiểu loại đạp điện FUJI CAP-A2 kể từ ngày 06/07/2017

(ii) Bắt buộc FUJI tạm dừng việc đưa ra thị trường các xe FUJI CAP-A2 có các vi phạm so với Kiểu dáng cơng nghiệp xe đạp điện đang được bảo hộ của công ty Pega.

Công ty Phú Sỹ nộp đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ BĐQ KDCN số 24079 cho kiểu dáng xe đạp điện số 3-2016-00504 cấp cho Công ty CP PEGA vì cho rằng sản phẩm của cơng ty PEGA khơng có sự khác biệt đáng kể với kiểu dáng xe đạp điện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp BĐQ KDCN số 21511 (ngày nộp đơn 17/11/2014).

Qua tra cứu trên trang web của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc, Cơng ty Phú Sỹ phát hiện kiểu dáng xe đạp điện này được Công ty PEGA nộp ngày 25/3/2016 hoàn toàn giồng với kiểu dáng cơng nghiệp đã được Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc cấp ngày 8/3/2016 cho người nộp đơn là ông Zhu Yiping và tác giả là Zhang Qingfeng.

Phản ứng của công ty PEGA

Gửi nhiều cơng văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ nêu rõ Sản phẩm xe điện nhãn hiệu PEGA kiểu dáng cơng nghiệp số 3-2016-00504 có những khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ Bằng độc quyền kiểu dáng số 215111 của PEGA.

Kiểu dáng công nghiệp đã được Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc cấp giấy chứng nhận CN 303754766S, chính là kiểu dáng cơng nghiệp mà Cơng ty PEGA nhờ đối tác đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc, qua đó tránh tình trạng DN Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Ngay sau khi được Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc cấp giấy chứng nhận, ngày 18/8/2016 ông Zhu Yiping và tác giả là Zhang Qingfeng đã làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho Công ty PEGA.

2.4. Căn cứ pháp lý

Sau khi nhận được đơn kiến nghị của Công ty PEGA Cục Quản lý thị trường - Bộ Cơng Thương đã đi kiểm tra và ngay sau đó có cơng văn số 971/QLTT-CHG về việc xác minh, kiểm tra xe đạp điện có dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp gửi chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố. Theo Công văn 971 nêu rõ, hiện nay trên thị trường các tỉnh, thành phố có một số cơ sở kinh doanh đang bày bán mặt hàng xe đạp điện nhãn hiệu "FUJI CAP-A2" có dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 24079 ngày 21/6/2017 và nội dung kết luận giám định sở hữu công nghiệp số KD056-17Y/KLGĐ ngày 27/6/2017.

Thứ nhất, theo khoản 4, Điều 65 và Điều 125 Luật SHTT 2005 (Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp), Cơng ty PEGA hồn tồn có quyền ngăn cấm FUJI sử dụng đối tượng đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.

Thứ hai, Công ty PEGA đảm bảo được phạm vi quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 16 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp. Cơng ty FUJI có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp theo:

Điều 126 Luật SHTT

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí:

được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính ngun gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mà khơng trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Điều 10, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều luật sở hữu trí tuệ về bảo hệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ ngày 22/09/2006, đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngồi khơng khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

3. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà khơng được sự đồng ý của người đó;

b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng cơng nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

tại khoản 1 Điều này khi kiểu dáng cơng nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

2.5. Kết luận

Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã ra thông báo số 3939/ĐKVN-VAQ ngày 06/07/2017 tới công ty cổ phần thương mại quốc tế Phú Sỹ (tên thường gọi là Fuji, địa chỉ: số 228 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, Địa chỉ xưởng lắp ráp: Xóm 2 thơn Văn Giáp, huyện Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) về việc xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ về kiểu dáng cơng nghiệp.

Cơng ty Pega đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho loại xe CAP-A2 của mình ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Vì thế, theo như các điều luật đã đưa ra ở phần phân tích, Cơng ty Phú Sỹ đã vi phạm về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và không được phép tiếp tục sản xuất cũng như tiêu thụ các loại xe có kiểu dáng tương tự.

KẾT LUẬN

Là một đối tượng của Sở hữu cơng nghiệp, Kiểu dáng cơng nghiệp đóng một vai trị quan trọng trong sự cạnh tranh của thị trường nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Việc bảo vệ cho kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp mình sở hữu là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự cạnh tranh, phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp trên thị trường.

Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp luôn chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ cũng như cần sự xét xử công minh của Các cơ quan chức năng. Để tránh cho những tranh chấp xảy ra thường xuyên và phải bồi thường thiệt hại với mức tiền lớn, các doanh nghiệp nên tự chủ động thực hiện đúng đạo đức kinh doanh, tự nhận thức được tầm quan trọng trong quyền sở hữu kiểu dáng cơng nghiệp, có những hợp đồng mua bán, chuyển nhượng chặt chẽ để tạo sự minh bạch ngay từ đầu. Về phía Nhà nước, việc nghiên cứu cải tiến các quy định trong hệ thống Pháp luật nói chung và Luật sở hữu trí tuệ nói riêng cần phải được chú trọng một cách đúng đắn và phù hợp để có thể quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn thi hàng nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp 2000

2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 3. Luật Dân sự 2005

4. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp 2009

5. Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp (Paris Convention for the Protection of Industrial Property – Paris Convention)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận sở hữu trí tuệ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)