(Đơn vị: Tỷ USD)
Vietnam Canada China Hong Kong SAR, China
Japan Korea,
Rep. Singapore United Kingdom United States 0 100000000000 200000000000 300000000000 400000000000 500000000000 600000000000 700000000000 800000000000 Nguồn: WB
Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ và 40% GDP của Trung Quốc (Lovelock và Wirtz, 2007, trích từ World FactBook, 2007 và EIU Country Data).
Biểu đồ 12. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Việt Nam năm 2001 - 2017 (đơn vị: Tỷ USD) 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 0 2000000000 4000000000 6000000000 8000000000 10000000000 12000000000 14000000000 Nguồn: WB
Thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh gấp đơi so với thương mại hàng hóa với tốc độ tăng trưởng trung bình năm khoảng 15% và chiếm khoảng 20% giá trị thương mại quốc tế. Trong thời gian tới, những con số này sẽ càng tăng bởi một số nguyên nhân:
- Kinh tế thế giới có xu hướng chuyển từ kinh tế sản xuất vật chất sang kinh tế dịch vụ, nhất là tại các nước phát triển.
- Nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng cao theo sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
- Mở cửa thị trường dịch vụ các nước với nhiều hình thức đa dạng hơn.
- Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão làm nền tảng phát triển mạnh hơn các dịch vụ khác.
Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiện nay. Lao động trong ngành dịch vụ
Biểu đồ 13. Tỷ lệ lao động tham gia ngành thương mại dịch vụ trên thế giới (đơn vị: triệu người) 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 35 37 39 41 43 45 47 49 Nguồn: WB
Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là tồn cầu hóa và kinh tế tri thức và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tồn cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế-xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ. Khi nền kinh tế ở một trình độ phát triển cao, xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) đối với dịch vụ lớn hơn nhiều xu hướng tiêu dùng cận biên đối với sản phẩm hàng hóa. Con người có nhu cầu nhiều hơn đối với các sản phẩm phi vật chất của dịch vụ như thẩm mỹ, giáo dục và giải trí thuộc những thang bậc
nhu cầu cao hơn mà nhà tâm lý học Abraham Maslow (1943) đã liệt kê là nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu được tơn trọng và nhu cầu hồn thiện.
Xu hướng kinh doanh cũng thay đổi để đáp ứng các nhu cầu nói trên. Các công ty ngày nay tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao như phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng, phát minh máy móc tự động và chăm sóc phần tâm hồn của con người. Khả năng phát triển của các công ty trong những lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao này gần như khơng bị hạn chế.
Cạnh tranh, như Michael Porter (1990) đã chỉ ra, chủ yếu dựa trên tính độc đáo, sáng tạo của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay vốn đầu tư. Kế đó, chính sách chính phủ cũng thay đổi để thích ứng với những thay đổi trong xã hội và cạnh tranh kinh tế.
Đầu tiên, các chính phủ khơng những khuyến khích những ngành dịch vụ mũi nhọn phát triển làm động lực cho nền kinh tế mà còn quan tâm đến việc cung ứng tốt hơn các loại hình dịch vụ xã hội như môi trường, y tế và an sinh xã hội cho người dân. Tiếp đến, dưới sức ép của cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, các chính phủ sẽ phải mở cửa ngành dịch vụ trong nước.
Sau nhiều năm đàm phán, năm 1995 Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) đã được ký kết và trở thành một trong những hiệp định quan trọng nhất của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóa thương mại dịch vụ nói riêng đang trở thành chính sách ưu tiên của các nước. Những nền kinh tế dịch vụ truyền thống trước đây hình thành dựa trên một số lợi thế vật chất nhất định như cảng biển để phát triển giao thông vận tải, thiên nhiên tươi đẹp để phát triển du lịch kết hợp với mua sắm hay lợi thế về nhiều tiền vốn để trở thành trung tâm tài chính.
Khác với những nền kinh tế dịch vụ truyền thống này, kinh tế dịch vụ hiện đại có nhiều điểm tương đồng với kinh tế tri thức (knowledge-based economy). Không phải ngành dịch vụ nào cũng có hàm lượng trí tuệ cao và là ngành dịch vụ tri thức (knowledge-based services). Tuy nhiên, ngày nay khi những ngành dịch vụ tri thức phát triển vượt bậc, trở nên thống trị lĩnh vực dịch vụ và tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, giúp ngành dịch vụ thống trị nền kinh tế thì nền kinh tế trở thành kinh tế dịch vụ. Vì thế, giống kinh tế tri thức, kinh tế dịch vụ hiện đại phát triển dựa vào sự sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thơng tin. Nói một cách khác, đó là kinh tế dịch vụ tri thức.
2 Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có sự thay đổi quan trọng
2.1 Phương thức cung ứng truyền thống
Như đã trình bày ở phần I, theo quy định của Hiệp định chung về dịch vụ, tồn tại 04 phương thức cung ứng dịch vụ sau đây:
- Phương thức 1 - Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply): Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.
Ví dụ: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngồi cũng khơng cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngồi của mình qua điện thoại, mail…mà khơng cần gặp gỡ trực tiếp.
- Phương thứ 2 - Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (Consumtion abroad): Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác.
Ví dụ: khách du lịch đến một quốc gia và sử dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó.
- Phương thức 3 - Hiện diện thương mại (Commercial presence):
Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên khác. Ví dụ về ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.
- Phương thức 4 - Hiện diện thể nhân (Movement of natural persons):
Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ chỉ là một thể nhân.
Ví dụ: việc mời các giáo viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể nhân.
2.2 Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ mới
Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và tiêu dùng dịch vụ. Phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ đang dần chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống sang việc sử dụng lao động tri thức với những phương tiện hiện đại. TMDV có xu hướng giảm việc trao đổi theo những phương thức truyền thống – đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được tiến hành nhiều hơn qua mạng thơng tin tồn cầu Internet. (4 phương thức cung cấp).
Những tiến bộ khiến cho cách thức thương mại dịch vụ thay đổi nhiều có thể kể đến như cơng nghệ chuỗi khỗi Blockchain, AI, công nghệ học máy, thương mại dịch vụ thông qua nền tảng kỹ thuật số,…
Biểu đồ 14. Tỷ trọng thương mại dịch vụ kỹ thuật số quốc tế so với tổng thương mại dịch vụ (%) 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 40 42 44 46 48 50 52
Nguồn: UNCTAD (unctadstat.unctad.org)
Việc trao đổi thương mại dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ sự phát triển của nền tảng kỹ thuật số online. Chúng cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm nhà cung cấp từ mọi nơi trên thế giới cũng như tìm kiếm mọi loại dịch vụ cần thiết đối với người tiêu dùng. Tỷ trọng thương mại dịch vụ thông qua nền tảng kỹ thuật số đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng khi năm 2005 nó chỉ chiếm hơn 44% tổng kim ngạch thương mại dịch vụ. Nhưng đến năm 2017, con số ấy đã lên đến gần 51%. Điều này chứng tỏ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đang đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi trong phương thức cung ứng sản phẩm dịch vụ.
Biểu đồ 15. Kim ngạch dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông thế giới (đơn vị: tỉ USD) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0 100000 200000 300000 400000 500000 Nguồn: UNCTAD
3 Cơ cấu sản phẩm TMDVQT đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải
Trong bối cảnh thời đại gắn liền với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cơ cấu sản phẩm thương mại dịch vụ quốc tế đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải truyền thống.
Ngành dịch vụ hiện nay phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin. Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ đã giúp cho nhiều loại dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả
hơn rất nhiều. Ví dụ, thơng qua Internet, các cơng ty du lịch có thể cung cấp thơng tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ đơ la chỉ trong vịng một vài giây đồng hồ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim online, thương mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc. Các ngành thương mại dịch vụ quốc tế phát triển mạnh gần đây và tiếp tục có xu hướng tăng dần về tỷ trọng là: Thứ nhất, xét về ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng trong dài hạn, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) bao gồm cả các ngân hàng điện tử (virtual banks) có tiềm năng phát triển rất lớn. Một mặt, nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng có thể đa dạng hố các loại dịch vụ và tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Mặt khác, công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích và xử lý thơng tin như hệ thống chấm điểm tín dụng tự động sẽ giúp các ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Công nghệ thông tin ngày nay đang giúp giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng. Phát triển ngân hàng số là một trong những xu hướng chủ đạo giúp tổ chức tín dụng thích ứng, phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), cũng như tạo nên sự phát triển đột phá trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng. Ơng Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - NH. Đặc biệt, CMCN 4.0 đang khiến các ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính phải ứng dụng nhiều hơn các
cơng nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, cơng nghệ sổ cái phân tán, điện tốn đám mây… và sự tham gia sâu rộng của các công ty cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech).
Thứ hai, dịch vụ thanh toán trực tuyến hiện nay đang dần lên ngôi, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành vật không thể thiếu với mỗi người trong xã hội hiện đại bởi tính nhanh nhạy và tiện dụng. Nhận thấy hành vi này, nhiều dịch vụ thanh toán trực tuyến đã liên tục ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo thống kê của Pew Research Centre (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 25 trên toàn cầu về số người sử dụng smartphone. Trong đó, 53% người mua hàng thực hiện giao dịch online thông qua nền tảng trên điện thoại di động (theo Mobile App Market Report, 2018). Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động là điều tất yếu. Theo đó, giải pháp thanh tốn di động (mobile payments) sẽ trở thành sân chơi tiềm năng. Tiền mặt khơng cịn là mục tiêu của những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhắm đến thị trường thương mại điện tử mới nổi, 2 cái tên nổi bật như Alipay và Apple đã có nhiều cuộc thơn tính để phát triển hình thức thanh tốn di động. Bên cạnh đó, các "ơng lớn" cơng nghệ tại Việt Nam cũng không thể bỏ lỡ cơ hội trong xu hướng mới nổi này. Vì vậy, giải pháp thanh toán di động – mobile payment được dự đoán sẽ thống trị thị trường trong những năm tới. Thứ ba, dịch vụ thương mại điện tử - mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội phát triển mạnh mẽ năm 2017-2018. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… đã kéo theo sự phát triển của hình thức thương mại điện tử tương tác. Năm 2018, giao dịch thông qua mạng xã hội tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Theo đó, xu hướng này khuyến khích sự trao đổi, chia sẻ giữa những người dùng khi trải nghiệm giao dịch
mua bán trên mạng xã hội. Khơng thể phủ nhận tính "bao phủ" rộng khắp của mạng xã hội đã đóng góp tích cực cho lĩnh vực quảng cáo thương mại với độ nhanh nhạy, kịp thời và những thiết kế phù hợp để quảng bá, truyền đạt thông tin sản phẩm.
Thứ tư, với bối cảnh khoa học – cơng nghệ đóng vai trị quan trọng và có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, giáo dục cũng đang bắt đầu có những bước chuyển mình trong cơng cuộc “cách mạng” về đào tạo. Xu hướng giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển và những thay đổi trong hệ thống quản lý cũng như phương pháp giảng dạy là điều tất yếu để đáp ứng với sự thay đổi toàn cầu. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-learning trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước và trong những năm gần đây với đối tượng học sinh phổ thơng, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã ứng dụng đào tạo trực tuyến vào chương trình học. Trên thế giới, đầu tư cho hệ thống giáo dục và học tập thông minh đang nở rộ, ước tính tới hơn 445 tỷ USD vào năm 2020. Và ở thị