Quy trình tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU sản PHẨM và QUY TRÌNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG bảo VIỆT (Trang 33 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG

2.4 Quy trình tín dụng doanh nghiệp

2.4.1 Lập hồ sơ tín dụng

a. Mục đích:

Tìm hiểu thơng tin của khách hàng

b. Cơ sở lập hồ sơ tín dụng:

Khách hàng cung cấp; Cán bộ tín dụng tự tìm hiểu; Nguồn dữ liệu đã lưu trữ tại ngân hàng về khách hàng

c. Nội dung:

Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý: Giấy phép thành lập doah nghiệp; Biên bản

góp vốn (Doanh nghiệp cổ phần); giấy đăng ký kinh doanh; mẫu dấu; giấy phép hành nghề; người đại diện pháp nhân; kế toán trưởng; quyết định phân quyền, ủy quyền

Tài liệu về tài chính: Báo cáo tài chính 3 năm (2 năm), tháng, quý liền kề: Bảng cân

đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo Kiểm toán, Báo cáo Thuế, Sổ sách kế toán…

Tài liệu thuyết minh vay vốn

Đối với vay ngắn hạn (vốn lưu động): Phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch

vay vốn, trả nợ, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy phép xuất nhập khẩu...

Đối với vay trung, dài hạn: Dự án đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư,

thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán đầu tư và quyết định phê duyệt, quyết định giao đất, cho thuê đất, nhà xưởng, các tài liệu liên quan đến thi cơng cơng trình, dự án..

 Các quyết định, phê duyệt kế hoạch kinh doanh của cấp có thẩm quyền; Các hợp đồng có liên quan đến dự án/phương án vay vốn

Tài liệu về đảm bảo tín dụng

 Các loại tài sản bảo đảm: Tiền, vàng, giấy tờ có giá; Bất động sản; Phương tiện vận tải; Hàng hóa, nguyên vật liệu; Quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ; Quyền địi nợ...

 Giấy chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản (lưu ý tài sản đồng sở hữu)

2.4.2 Phân tích tín dụng

a. Mục đích phân tích tín dụng:

Tìm hiểu thơng tin, hạn chế tình trạng thơng tin không cân xứng, rủi ro ngân hàng; Đánh giá mức độ rủi ro và nhu cầu vay vốn của khách hàng

b. Cơ sở phân tích tín dụng:

Hồ sơ tín dụng; Phỏng vấn khách hàng vay vốn (kĩ năng giao tiếp, đặt câu hỏi, lắng nghe, cảm nhận, diễn giải); Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng (đọc hồ sơ rồi

so sánh với thực tế về cơ sở vật chất: diện tích, máy móc, số lượng cơng nhân, an tốn lao động, quan hệ chủ - nhân viên; số lượng khách hàng đến và tốc độ đáp ứng nhu cầu khách hàng); Nguồn thông tin bên ngồi (CIC; cơ quan thuế, quản lí địa chính, pt thơng tin đại chúng); Thơng tin lưu trữ tại chính ngân hàng

c. Nội dung phân tích tín dụng

Đánh giá năng lực pháp lý: Hồ sơ pháp lý đầy đủ; thành lập hợp pháp; Cơ cấu tổ

chức chặt chẽ; Thẩm quyền của người đại diện; Thời gian hoạt động; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Mục đích sử dụng vốn vay có bị cấm/hạn chế và có trong đăng kí kinh doanh; giấy phép liên quan với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện

Uy tín, tính cách: Phẩm chất đạo đức của người đứng đầu; Văn hóa doanh nghiệp

Năng lực tài chính

Vốn lưu động ròng là nguồn vốn ổn định thường xuyên dùng vào các việc tài trợ

cho các nhu cầu kinh doanh (= Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn)

Chỉ số tài chính

Nhóm 1: Hệ số khả năng thanh tốn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Thể hiện khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động (= Tài sản ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn từ

tài sản lưu động có tính thanh khoản cao -> phản ánh tốc độ trả nợ (= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Tổng Nợ ngắn hạn)

Nhóm 2: Hệ số cơ cấu tài chính

Hệ số nợ: Thể hiện phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ vốn vay

(= Nợ phải trả / Tổng tài sản)

Tỷ suất tự tài trợ: Thể hiện mức độ nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ

Nhóm 3: Hệ số hiệu quả hoạt động

Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh chất lượng của các khoản phải thu và

sự thành công của doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ (= Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình qn)

Vịng quay hàng tồn kho: Phản ánh tính hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn

kho của doanh nghiệp (= Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân)

Vòng quay vốn lưu động: phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử

dụng tài sản lưu động để tạo ra doanh thu (= Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình qn)

Vịng quay tổng tài sản: phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng

tài sản để tạo ra doanh thu (= Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình qn) Nhóm 4: Hệ số hiệu quả sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS): phản ánh khả năng sinh lời của

doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí (ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần x 100%)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): phản ánh khả năng sinh lời trên tổng

tài sản của doanh nghiệp (ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân x 100%)

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE): cho thấy khả năng sinh lời cho các cổ đông

của doanh nghiệp (ROE = LN ròng / VCSH x 100%)

Điểm hòa vốn: có 3 chỉ tiêu

Sản lượng hịa vốn: Qhv = F/ (P – Vc) (F: chi phí cố định; P: giá sản phẩm; Vc:

chi phí biến đổi)

Doanh thu hòa vốn: DThv = P x Qhv

Thời điểm hòa vốn: Thv = Sn x Qhv/ Q (Sn: số ngày trong kỳ; Q: sản lượng sản

xuất trong kỳ)

Phương pháp phân tích hiện đại (Mơ hình điểm số Z):

Z = 1,2X1 + 1,4X2+3,3X3 +0,64X4 +1,0X5

Trong đó: X1 = vốn lưu động rịng/tổng tài sản; X2 = lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản; X3 = EBIT/tổng tài sản; X4 = thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của tổng số nợ; X5 = doanh thu/tổng tài sản

Z > 2.99 (an tồn, chưa có nguy cơ phá sản); 1.8 < Z < 2.99 (cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản); Z ≤ 1.8 (nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao)

Mơ hình 2: (Doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất)

Z’ = 0.717X1 + 0.847X2+ 3.107X3+ 0.42X4+ 0.998X5

Trong đó: X4 = Vốn chủ sỡ hữu/ Tổng Nợ

Z’ > 2.9 (an tồn, chưa có nguy cơ phá sản); 1.23 < Z’ < 2.9 (cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản); Z’ ≤ 1.23 (nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao)

Mơ hình 3: (doanh nghiệp khác)

Z’’ = 6.56X1+ 3.26X2+ 6.72X3+ 1.05X4

Z’ > 2.6 (an tồn, chưa có nguy cơ phá sản); 1.2 < Z’ < 2.6 (cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản); Z’≤ 1.1 (nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao)

Năng lực kinh doanh: Thị trường, sản phẩm và thị phần; Nguồn lực (vật chất; nhân

lực; tài chính; cung ứng nguyên liệu); Năng lực quản lý, quản trị chiến lược

Môi trường kinh doanh

Mơi trường vĩ mơ (PEST): Chính trị (thể chế, chính sách, pháp luật, chính trị);

Kinh tế (tăng trưởng, phát triển, suy thối, khủng hoảng); Văn hóa (quy mơ dân

số về tuổi, giới tính, thu nhập, tập qn, tín ngưỡng); Cơng nghệ (hiện đại; lạc hậu)

Môi trường vi mô (PORTER): Nguy cơ gia nhập; Nguy cơ sản phẩm thay thế;

Quyền mặc cả của người mua; Quyền mặc cả của người cung ứng; Cạnh tranh giữa các đối thủ trên thị trường

Phương án sản xuất kinh doanh

Căn cứ kinh tế và pháp lý:

Căn cứ pháp lý: Doanh nghiệp có được phép kinh doanh mặt hàng định kinh

doanh hay không?

Căn cứ kinh tế: Doanh nghiệp có khả năng thực hiện phương án với quy mơ đó

hay khơng? (Nguồn lực vật chất có đáp ứng được yêu cầu sản xuất; Nguồn nhân lực: số lượng, trình độ; Nguồn lực tài chính: vốn tự có bao nhiêu)

Căn cứ vào vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh: nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng

Tính hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh

Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả, hạn trả: MSL = (Doanh thu – chi phí)/chi phí

Bảo đảm tiền vay: bảo đảm bằng tài sản; bảo lãnh

2.4.2.2 Quyết định tín dụng

a. Cơ sở ra quyết định:

Hồ sơ tín dụng; Kết quả phân tích tín dụng; Thơng tin nền kinh tế thời điểm hiện tại; Chính sách tín dụng của ngân hàng; Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định

b. Hình thức ra quyết định:

Ngân hàng phối hợp cả hai phương thức quyết định thông thường là tập trung ra quyết định và phân quyền ra quyết định để hài hòa giữa việc điều hành, giảm thiểu rủi ro cũng như tiế kiệm thời gian, chi phí

c. Nội dung ra quyết định

Mức cho vay dựa vào các yếu tố:

Nhu cầu vay cần thiết và hợp lý: Đã qua thẩm định đánh giá của Cán bộ tín dụng

Nguồn vốn của ngân hàng tại thời điểm xin vay: Vốn tự có của ngân hàng; Nguồn

ngân hàng huy động được tại từng thời điểm xin vay; Cân đối vốn kế hoạch và thực tế (việc sử dụng vốn của ngân hàng tại từng thời điểm)

Các giới hạn cho vay tối đa: Căn cứ theo vốn tự có của ngân hàn và khách hàng

Xác định thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay bằng thời gian mà người vay có nhu

cầu sử dụng vốn. Ngồi ra cịn căn cứ vào tính chất nguồn vốn của ngân hàng

Lãi suất cho vay: Căn cứ vào lãi suất huy động bình qn; Chi phí hoạt động của

ngân hàng; Mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng; Chi phí vốn tự có, ROE dự kiến; Lãi suất cho vay của đối thủ cạnh tranh; Lãi suất trung bình trên thị trường

2.4.2.3 Giải ngân

 Ngân hàng có thể cấp tiền theo hình thức thuần túy hoặc cấp tiền có điều kiện bằng phương thức giải ngân tiền mặt và chuyển khoản

2.4.2.4 Giám sát và thu nợ

 Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra định kỳ về các mặt tình hình sử dụng vốn vay, tình hình SXKD, tình trạng của các tài sản đảm bảo, nguồn thu và khả năng trả nợ.v.v. Ngoài ra có thể kiểm tra đột xuất khi người vay có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng

2.4.2.5 Thanh lý hợp đồng tín dụng

 Khi người vay trả hết tiền thì tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng trình lãnh đạo ký thanh lý hợp đồng tín dụng để xóa đăng ký thế chấp sau đó thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG BẢO VIỆT

3.1 Một số sản phẩm tín dụng đặc biệt của Ngân hàng Bảo Việt

Các sản phẩm tín dụng mới tích hợp liên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) như Tín An Nghiệp (thấu chi TK lương), Tín Tài Nghiệp (vay tín chấp), tín An Thịnh (thấu chi tài khoản) làm đa dạng them các sự lựa chọn cho khách hàng. Ngoài các quyền lợi của một sản phẩm tín dụng thơng thường, các sản phẩm Bancassurance cung cấp cho khách hàng các quyền lợi bảo hiểm hấp dẫn do Công ty Bảo Việt Nhân thọ cung cấp. Trong trường hợp không may xảy ra rủi ro trong phạm vi bảo hiểm, Công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, kế hoạch tài chính của khách hàng vẫn được đảm bảo thực hiện như mong muốn. Đây có thể coi là những sản phẩm chiến lược của Ngân hàng Bảo Việt giúp Ngân hàng Bảo Việt trở thành một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực Ngân hàng – Bảo hiểm – Đầu tư

3.2 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Bảo Việt

Đặt mục tiêu chiến lược tập trung phát triển nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và khách hàng cá nhân, Ngân hàng Bảo Việt đã nghiên cứu, xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm riêng biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng, ra mắt nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, tăng tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản đảm bảo nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu tiếp cận vốn.

Tính tới thời điểm hiện tại, Ngân hàng Bảo Việt đã triển khai 40 sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp nói chung. Để phát triển phân khúc khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp SMEs, Ngân hàng Bảo Việt đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng này: Tài trợ vốn kinh doanh linh hoạt doanh nghiệp

vừa và nhỏ (SME), Cho vay vốn lưu động linh hoạt khách hàng doanh nghiệp nhỏ SSE, Cấp tín dụng ưu đãi dành cho SME +++, Cho vay vốn lưu động trả góp SME, Cho vay mua Ơ tơ +++… Các sản phẩm này đã có những tác động tích cực cho doanh nghiệp

trong việc cung cấp giải pháp tài chính phù hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp cân đối lại nguồn vốn và ổn định

dòng tiền, thời gian vay vốn hợp lý và được phân kỳ trả nợ nhằm giảm áp lực nợ vay cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, với lợi thế là một thành viên của Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Bảo Việt đã và đang phát triển các sản phẩm dịch vụ liên kết ngân hàng – bảo hiểm (bancassurance) với nhiều tiện ích, ưu đãi hấp dẫn dành cho doanh nghiệp như: Cho vay mua ôtô

BAOVIET Easy Car 2.0, Cho vay mua bất động sản, xây dựng, sửa chữa nhà ở BAOVIET Happy House, Thu hộ phí bảo hiểm Bảo Việt Nhân thọ, Hồn tiền phí Bảo hiểm Bảo Việt cho chủ thẻ BAOVIET Bank...

Đối với tập khách hàng cá nhân, trong năm 2019, Ngân hàng Bảo Việt triển khai đồng loạt nhiều chương trình hấp dẫn, tiêu biểu là chương trình khuyến mại Amazing

Summer thu hút gần 55 nghìn khách hàng tham gia. Khách hàng của Ngân hàng Bảo Việt

cũng có thêm nhiều lựa chọn cho kế hoạch kinh doanh hoặc mua sắm phục vụ cuộc sống với chương trình Vay kinh doanh với mức cho vay tới 85% tổng nhu cầu vốn; Cho vay

mua bất động sản, xây dựng, sửa chữa nhà ở BAOVIET Happy House và Cho vay mua ô tô BAOVIET Easy Car 2.0 với lãi suất cho vay cạnh tranh, miễn phí trả nợ trước hạn

tùy theo quy định từng chương trình từ 36-60 tháng, thời gian phê duyệt hồ sơ chỉ từ 12- 16 giờ, không thu hồi phần lãi suất đã ưu đãi.

Tận dụng lợi thế về hệ thống mạng lưới rộng lớn khắp cả nước và hàng chục triệu khách hàng thân thiết trên toàn hệ thống Bảo Việt, Ngân hàng Bảo Việt hứa hẹn sẽ tiếp tục đổi mới, cho ra đời thêm nhiều sản phẩm khẳng định vị thế dẫn đầu về chất lượng và giải pháp tài chính liên kết ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư, góp phần tạo nên sức mạnh tồn diện của Tập đoàn Bảo Việt.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU sản PHẨM và QUY TRÌNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG bảo VIỆT (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)