2.2 Nguyên nhân vi phạm cấm vận
2.2.2 Nguyên nhân từ phía NHTM
Vi phạm cấm vận liên tục xảy ra và nguyên nhân cũng rất đa dạng, nguyên nhân từ chủ thể vi phạm hoặc nguyên nhân từ mục đích vi phạm. Về ngun nhân xuất phát từ mục đích thì có ngun nhân kinh tế và nguyên nhân chính trị. Về nguyên nhân bắt nguồn từ chủ thể, đó là từ các nhà kinh doanh XNK và từ NHTM.Tuy nhiên, NHTM là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các giao dịch cấm vận bởi họ là người kiểm sốt cuối cùng trước khi quyết định có thực hiện hay khơng. Về cơ bản, có thể tổng hợp thành các ngun nhân chính như sau:
Thứ nhất, khơng rà sốt kỹ các giao dịch có liên quan: Như đã trình bày ở trên,
danh sách cấm vận thay đổi liên tục, đòi hỏi NHTM và nhà kinh doanh XNK dành sự cẩn thận thích đáng để kiểm tra đối tượng và danh sách cấm vận. Lý do sâu xa dẫn đến việc bỏ sót thơng tin khá đa dạng, có thể do khơng đủ nguồn nhân lực, hoặc ý thức của những người có trách nhiệm kiểm tra, hoặc do chủ quan khi rà soát các chủ thể quen thuộc, có lịch sử giao dịch tốt và khơng có bất kỳ vi phạm cấm vận nào trước đó, nên có tâm lý chủ quan, khơng kiểm tra kỹ lưỡng. Có thể minh chứng bằng trường hợp của ZTE, công ty nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ điện tử, năm 2016 ZTE đã bị OFAC tuyên phạt 1,19 tỷ USD do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ do đã xuất khẩu hàng hóa cho Iran, Sudan, Bắc Triều Tiên, Syria và Cu Ba (Valentino- DeVries, J, và cộng sự, 2018).
Thứ hai, NHTM cố tình che giấu các giao dịch vi phạm cấm vận của khách
hàng: Vì nhiều lí do khác nhau mà ngày càng nhiều NHTM cố tình che giấu cho khách hàng, như BNP, Barclays Bank, và đặc biệt là Standard Chartered Bank (SBC). Mặc dù SBC nhiều lần bị phát hiện vi phạm nhưng SCB chi nhánh New York vẫn cố tình lách luật trừng phạt của chính quyền Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các giao dịch có liên quan tới Iran(https://www.trumpandtrade.com). Nhiều NHTM đã tiếp tay cho những hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố nhưng đã bị phát hiện và phải chấp nhận trừng phạt của OFAC. Ví dụ, năm 2018, OFAC đã phạt JP Morgan Chase Bank NA với số tiền 5,26 triệu USD cho OFAC do có những giao dịch nhằm tài trợ khủng bố
Thứ ba, NHTM chưa thực hiện tốt quy định về kiểm soát rửa tiền và cấm vận:
Kết quả khảo sát được thực hiện bởi Cơ quan dịch vụ tài chính của Anh (FSA- Financial Services Authority) cho thấy hơn một nửa trong số 27 ngân hàng được kiểm tra chưa thực hiện tốt quy định về kiểm soát rửa tiền và cấm vận. Hơn nữa, nhiều
NHTM chỉ tập trung vào việc xác định các giao dịch lớn và không xem xét đến những dấu hiệu cảnh báo khi đánh giá hoạt động của khách hàng (Authority, F. C., 2014).
Thứ tư, cả khách hàng và ngân hàng có tâm lý ỷ lại quá nhiều vào chương trình
sàng lọc cấm vận đã được trang bị tại các NHTM. Giám sát giao dịch là không thể thiếu để xác định các giao dịch đáng ngờ. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh XNK cho rằng đã có các NHTM kiểm sốt cấm vận và NH có chương trình lọc cấm vận, vì vậy, họ đã khơng xem xét một cách kỹ lưỡng các thực thể trong giao dịch thương mại, hoặc không hợp tác với NH để truy xét đến cùng những thông tin đáng ngờ. Về phía NHTM, khơng phải mọi thơng tin liên quan đến cấm vận đều kiểm tra được từ phần mềm lọc cấm vận. Thông thường, hệ thống giám sát của NHTM chỉ kiểm tra các thông tin xuất hiện trên các giao dịch mà NH gửi đi, vì vậy, khó kiểm sốt được những thơng tin chỉ liên quan đến giao dịch cơ sở. Ví dụ, thơng tin cảng trung gian trên vận đơn đường biển. Đối với trường hợp này cần kết hợp cả hệ thống giám sát giao dịch tự động và thủ công mới đạt được hiệu quả của công tác kiểm tra cấm vận.
Thứ năm, chưa chú trọng cơng tác phịng chống cấm vận: Do kém hiểu biết
hoặc chưa ý thức được mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của vi phạm cấm vận nên nhiều chủ thể tham gia thương mại và thanh tốn quốc tế, mà trong đó, đặc biệt là các nhà kinh doanh XNK chưa đầu tư, quan tâm thích đáng đến cơng tác phòng ngừa rủi ro cấm vận.
2.3 Biện pháp các ngân hàng TM VN sử dụng để phồng chống vi phạm cấm vận trong TTTM và TTQT
2.3.1 Cam kết tuân thủ các quy định và pháp luật về cấm vận
Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định và pháp luật về cấm vận (“Pháp luật về Cấm vận”) do Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC), Liên Minh Châu Âu EU, và Cục kiểm soát tài sản nước ngồi trực thuộc Bộ tài chính Mỹ (OFAC) cũng như các quy định pháp luật có liên quan tại các quốc gia mà các ngân hàng có hoạt động. Theo các quy định pháp luật về cấm vận, cá nhân và tổ chức không được phép tham gia thực hiện giao dịch hoặc hỗ trợ tài chính hoặc cung cấp dịch vụ đối với các cá nhân, tổ chức, các hoạt động bị cấm vận hoặc không tuân thủ các quy định có liên quan có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự, phạt vi phạm hành chính hoặc cả hai.
Theo đó, các Ngân hàng Thương mại khơng và sẽ khơng mở tài khoản, duy trì quan hệ khách hàng, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện các giao dịch (trực tiếp hoặc gián tiếp) hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động có liên quan đến các cá nhân, tổ chức và vùng lãnh thổ bị cấm vận. Hiện nay, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bị cấm vận là vùng Crimea, Cuba, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Sudan và Syria.
Khi khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ và sản phẩm cũng như duy trì quan hệ khách hàng với Ngân hàng, khách hàng được cho là cam kết và đảm bảo rằng tại bất kỳ thời điểm nào, khách hàng cũng sẽ không bị điều chỉnh bởi bất kỳ quy định pháp luật nào về cấm vận và sẽ không sử dụng các sản phẩm, dịch vụ (bất kể đồng tiền nào) nhằm phục vụ lợi ích của các cá nhân, tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ bị cấm vận. Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam sẽ thực hiện tất cả các hành động cần thiết, bao gồm báo cáo, từ chối hoặc tạm ngừng thực hiện giao dịch, từ chối nhận tiền, đóng tài khoản, chấm dứt quan hệ khách hàng khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về cấm vận.
2.3.2 Biện pháp
Xác minh đầy đủ các bên tham gia trong giao dịch thương mại (1 và 2)
1. Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng
a.Thông tin về khách hàng:
Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại; Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm
sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;
Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi cư trú nước ngoài và ở Việt Nam;
Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, ngồi những thông tin quy định trên, ngân hàng thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch;
Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định đối với khách hàng cá nhân nêu trên.
b. Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
c.Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi: Ngân hàng xác định chủ sở hữu hưởng lợi theo
các tiêu chí sau:
Cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch: Chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động, thụ hưởng của tài khoản, giao dịch đó;
Cá nhân có quyền chi phối pháp nhân: Cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của các tổ chức góp trên 10% vốn của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân; cá nhân khác thực tế chi phối pháp nhân đó;
Cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền: Cá nhân ủy thác, ủy quyền; cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền;
Đối với khách hàng là tổ chức nước ngồi hoặc tổ chức có một hoặc nhiều bên tham gia góp vốn là cá nhân, tổ chức nước ngoài, đơn vị phải xác minh bổ sung thông tin nhận biết cá nhân hoặc tổ chức nước ngồi đó bằng cách sử dụng các tài liệu, dữ liệu do cơ quan nước ngồi có thẩm quyền cấp;
Đối với khách hàng là pháp nhân hoặc khi cung ứng dịch vụ thỏa thuận ủy quyền, ngân hàng thu thập thông tin về quyền sở hữu và cơ cấu kiểm sốt để xác định được cá nhân có lợi ích kiểm soát và chi phối hoạt động của pháp nhân hoặc thỏa thuận ủy quyền đó.
d. Hình thức, mục đích, giá trị giao dịch.
e. Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm cả thông tin tên, địa chỉ, số tài
khoản… về người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (nếu có)
Các ngân hàng sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, gồm:
a. Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng khách hàng như:
Đối với khách hàng là cá nhân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước cơng dân, hộ chiếu cịn thời hạn sử dụng và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp; Đối với khách hàng là tổ chức: Giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định
đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
Và các giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để phục vụ cơng tác xác minh thơng tin khách hàng.
b. Có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
c. Các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy này phải được lưu giữ một bản sao và cập nhật khi khách hàng có sự thay đổi thơng tin hoặc tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng. Từ đó xác minh thơng tin nhận biết khách hàng và xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở phòng chống cấm vận dựa vào các yếu tố sau:
Loại khách hàng: Người cư trú hoặc không cư trú; tổ chức hoặc cá nhân; khách hàng thuộc hoặc không thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cấm vận; lĩnh vực, phương thức hoạt động, kinh doanh.
Loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng bao gồm cả dự kiến sử dụng: Dịch vụ tiền mặt hoặc chuyển khoản; dịch vụ thanh toán hoặc chuyển tiền, đổi tiền; dịch vụ môi giới, ủy thác, ủy quyền; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ.
Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính: Các nước trong danh sách cấm vận nêu tại các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; Liên Minh Châu Âu EU, và Cục kiểm sốt tài sản nước ngồi trực thuộc Bộ tài chính Mỹ (OFAC).
Yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định và phân loại phù hợp với thực tế phát sinh.
Các ngân hàng thương mại không mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch đối với khách hàng/ các bên liên quan là cá nhân, tổ chức thuộc danh sách đen, cấm vận của OFAC,
EU, UN; Các khách hàng không cung cấp thông tin khách hàng hoặc thông tin khách hàng khơng có thực hoặc những khách hàng đã được xác định là đáng ngờ, đang trong thời gian điều tra xem xét và chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
3. Báo cáo giao dịch
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại có trách nhiệm báo cáo các giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý
Ngân hàng thương mại không ký kết hợp đồng đại lý/giao dịch với ngân hàng vỏ bọc.
Khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng đối tác nước ngoài, ngân hàng thương mại sẽ:
Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác;
Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng chống cấm vận của ngân hàng đối tác
Phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền của ngân hàng trước khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý;
Trong trường hợp khách hàng của ngân hàng đối tác có thể thanh tốn thơng qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại ngân hàng, ngân hàng phải bảo đảm ngân hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng, có khả năng cung cấp thơng tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng.
5. Lưu trữ và bảo mật thông tin
Ngân hàng thương mại lưu giữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Ngân hàng lưu giữ hồ sơ giao dịch của khách hàng (bao gồm khách hàng có mở tài khoản và khách hàng vãng lai) kể từ ngày phát sinh giao dịch gồm hồ sơ về nhận biết khách hàng, các chứng từ kế toán, các chứng từ/dữ liệu liên quan đến giao dịch của khách hàng và báo cáo giao dịch đáng ngờ kèm chứng từ, tài liệu liên quan kể từ ngày kết thúc giao dịch hoặc ngày đóng tài khoản hoặc ngày báo cáo.
Ngân hàng thương mại thực hiện bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng.
6. Đào tạo cơng tác phịng, chống vi phạm cấm vận trong tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế
Hàng năm, các ngân hàng thương mại thực hiện đào tạo, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống vi phạm cấm vận trong tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế cho tất cả cán bộ, nhân viên có liên quan đến giao dịch tiền tệ, tài sản khác của ngân hàng theo chính sách đào tạo hiện hành của ngân hàng. Thực hiện đào tạo đối với 100% các cán bộ, nhân viên tân tuyển; thực hiện khảo sát hiểu biết về pháp luật và quy định của ngân hàng về phòng, chống vi phạm cấm vận đối với 100% cán bộ, nhân viên của ngân hàng; công tác truyền thông tồn hàng về phịng, chống vi phạm cấm vận cũng được các ngân hàng chú trọng thông qua các Bản tin nội bộ…
Đào tạo kiến thức, nghiệp vụ trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày được tuyển dụng cho các các nhân viên mới tuyển dụng dự kiến đảm trách nhiệm vụ phòng, chống vi phạm cấm vận trong tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế và các nhiệm vụ khác liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng. Đảm bảo thông tin kiến thức cập nhật về cấm vận nhận được từ các cơ quan, tổ chức liên quan như ngân hàng nước ngoài, NHNNVN, các cơ quan nhà nước có thẩm