VẬN ĐƠN (B/L):

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) QUY TRÌNH NHẬP KHẨU mặt HÀNG hóa CHẤT của CÔNG TY TNHH DỊCH vụ và THƯƠNG mại hà ANH PHÁT (Trang 25)

Mã hiệu vận đơn: HDLCKRH003549030

Đơn vị chuyên chở:

Lotte Vinatrans Global Logistics Co.,Ltd (Vietnam) – chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 17, tòa nhà Vinaconex 9, Lot HH2-2, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

SĐT: +84-24-3782-4496

Fax: +84-24-3782-4497

Consignor:

Korea Petroleum Industries Company

166, Ichon-ro, Yongsan-gu, Seoul 04427, Korea // 341-71-001470.

Consignee: Theo lệnh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thành Công.

Notify Party:

Tên: Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hà Anh Phát.

Địa chỉ: Phòng 1405 tòa nhà Artex, 172 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Email: info@haanhphat.com.vn

Mã số thuế: 0101034245

Tên và số hiệu tàu: HAPPY LUCKY 0018S

Cảng xếp hàng: Cảng Busan, Hàn Quốc

Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

Nơi giao hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

Mô tả hàng hóa:

20’DC X 6 CNTRS

SHIPPER’S LOAD & COUNT: người giao hàng tự xếp hàng và đếm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với nhà vận tải khi xảy ra sự cố với hàng hóa sau này, ví dụ như có hàng cấm trong container hoặc hàng bị thất lạc trong khi container còn nguyên. Nếu khi nhận container, niêm phong còn nguyên vẹn, người nhận hàng không thể bắt công ty logistics chịu trách nhiệm về thiếu hụt hàng hóa vì công ty đã không có mặt tại thời điểm đóng hàng nên không thể biết hàng hóa trong container gồm những gì. Ngoài ra, Shipper’s load cũng phù hợp với điều kiện giao hàng CIF, người bán phải giao hàng đến cảng đã được chỉ định trong hợp đồng.

SAID TO CONTAIN _ AS PER ATTACHED RIDER

Do hàng hóa được kê khai trong container gồm 2 mặt hàng với số lượng và đóng gói có điểm khác nhau nên vận đơn có đính kèm bản miêu tả cụ thể hàng hóa kê khai, các thông tin về hàng hóa giống như trong hợp đồng mua bán số KCI 1903-71 ký ngày 27/03/2019.

Tổng trọng lượng hàng: 93,360.000 KGS

Thể tích: 120.000 CMB

Điều kiện giao: CY/CY

container như trong giao dịch này, dùng điều kiện CY/CY là để chỉ trách nhiệm của người chuyên chở là giao hàng từ bãi container tại nơi đi tới bãi container tại nơi đến.

Thanh toán “Freight prepaid” nghĩa là bên bán đã phải trả cước phí vận chuyển tại cảng đi (Cảng Busan).

Phương thức thanh toán trả trước phù hợp với điều kiện CIF Incoterms 2010.

Số vận đơn gốc: 03

Ký hiệu: Laden on board Apr.23,2019

Xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu vào ngày 23/04/2019, vì theo điều kiện CY/CY khi người bán giao hàng cho người mua thì hàng hóa vẫn chưa được chính thức xếp lên tàu, và vì vậy trách nhiệm giao hàng của người bán đới với người mua vẫn chưa hồn thành và ngày giao hàng không được tính là ngày phát hành vận đơn, chỉ khi hàng đã xếp lên tàu thì vận đơn mới có hiệu lực.

Mốc quan trọng đối với các bên liên quan để quyết định người bán có hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình, có thể liên quan đến hiệu lực của bảo hiểm và thời hạn thanh toán hợp đồng.

Ngày xếp hàng lên tàu và ngày ký phát vận đơn trùng nhau là ngày 23/04/2019.

Nhận xét:

Đây là bản vận đơn sạch (trên vận đơn không có những nhận xét, ghi chú xấu hoặc bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa, người gửi hàng chỉ ra rằng hàng hóa đã được kiểm tra và các container đều trong tình trạng tốt).

Vận đơn đạt chuẩn, cung cấp đầy đủ những thông tin thiết yếu mà một vận đơn cần có và trùng khớp với những thông tin trên hóa đơn thương mại, phần thông tin của các bên đều được ghi rõ ràng, cụ thể.

CHƯƠNG 4: TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU CHO LƠ HÀNG I. Trị giá hải quan:

Căn cứ vào Điều 5, điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo phương pháp dưới đây.

Phương pháp trị giá giao dịch: Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh cộng và điều chỉnh trừ cần thiết.

Theo nguyên tắc tính thuế, do điều kiện cơ sở giao hàng là CIF nên trị giá hải quan chính là giá CIF ghi trên hợp đồng quy đổi sang VND.

Ta có: Trị giá tính thuế = Giá CIF x Tỷ giá tính thuế

Tại thời điểm đăng ký tờ khai, tỷ giá tính thuế được thể hiện trên tờ khai là: 1 USD = 23,210 VND.

Theo hóa đơn thương mại, trị giá lô hàng tính theo CIF là 74,155.20 USD Vì vậy, tổng trị giá tính thuế của lơ hàng là:

Trị giá tính thuế = Giá CIF x Tỷ giá tính thuế

= 74,155.20 x 23,210 = 1.721.142.192 VND II. Thuế phải nộp:

1. Thuế nhập khẩu:

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 về Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm.

“...3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;”

Căn cứ vào biểu thuế Xuất Nhập Khẩu áp dụng từ 01/01/2019, mặt hàng hóa chất có mã HS 27075000 có mức thuế nhập khẩu thông thường là 5%. Tuy nhiên vì đây là mặt hàng có xuất xứ Hàn Quốc nên khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo VKFTA là 0%.

Vì vậy, lô hàng nhập khẩu của công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hà Anh Phát chịu thuế nhập khẩu 0%.

2. Thuế GTGT:

Căn cứ vào Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu, mặt hàng có mã HS 27075000 chịu mức thuế VAT là 10%.

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường:

Căn cứ vào Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu, mặt hàng có mã HS 27075000 không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Kết luận: Mặt hàng hóa chất nhập khẩu chỉ phải chịu thuế VAT 10% Số tiền thuế phải nộp = Trị giá tính thuế x % thuế phải nộp

KẾT LUẬN

Trước sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của bối cảnh quốc tế, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta vào kinh tế thế giới thì bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng tác Hải quan trong hoạt động Xuất nhập khẩu sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Đối với cơ quan và cán bộ Hải quan, việc không ngừng đổi mới, đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa, nâng cao năng lực làm việc phải được đặt lên hàng đầu. Các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu ngoài việc nắm vững quy trình, thủ tục Hải quan và thông quan hàng hóa còn phải biết vận dụng, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật.

Từ việc phân tích bộ chứng từ cho nhập khẩu hóa chất theo loại hình A11, nhóm chúng em đã có được những kiến thức sâu sắc hơn về quy trình thông quan nhập khẩu hàng hóa, phân loại mã HS cho hàng hóa nhập khẩu, phân tích xuất xứ của hàng hóa cũng như cách tính trị giá hải quan để áp thuế nhập khẩu.

Việc ban đầu tiếp xúc với những trường hợp và bộ chứng từ thực tế này đã mang lại cho chúng em những kiến thức và kỹ năng quý giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số 2765 /TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 4 năm 2015 của Tổng Cục Hải quan.

2. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. 3. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

4. Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương.

5. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chỉnh phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngồi hạn ngạch thuế quan.

6. Thơng tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. 7. Biểu thuế XNK 2019

8. Thông tư số 69/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính. 9. Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

10. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. 11. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. 12. Nghị định số 19/2016/NĐ-CP 13. Nghị định 154/2005/NĐ-CP

14. Công văn số 2765/TCHQ-GSQL năm 2015 15. Thông tư 39/2015/TT-BTC

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) QUY TRÌNH NHẬP KHẨU mặt HÀNG hóa CHẤT của CÔNG TY TNHH DỊCH vụ và THƯƠNG mại hà ANH PHÁT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)