.Đối với thị trường hoán đổi tiền tệ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU thực trạng TTNH ở 1 số nước đang phát triển (Trang 27 - 32)

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Trung Quốc đã có những bước đi mới nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa (QTH) đồng Nhân dân tệ (NDT) và

đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Đến cuối năm 2014, TQ đã ký 29 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với các nước trên thế giới; đến tháng 10/2014, đồng NDT đã vượt qua đồng đô-la Úc và đô-la Canada để trở thành đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều thứ 5 trên thế giới, gần tiếp cận với đồng Yên Nhật. Mức độ sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế trong 2 năm qua (2012-2014) đã tăng trên 321%. Riêng năm 2014, mức tăng trên đạt 102% so với mức tăng chung 4,4% của tất cả các loại tiền tệ khác trong thanh toán quốc tế.

Lý do:

1. Giảm thiểu rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp TQ

2. Tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh của các tổ chức tài chính quốc tế của TQ, giúp hình thành các trung tâm tài chính quốc tế tại TQ đại lục. 3. Thúc đẩy giao dịch kinh tế qua biên giới.

4. Thu lợi thông qua thuế phát hành tiền

5. QTH đồng NDT sẽ giúp TQ duy trì giá trị kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình.

6. Gia tăng ảnh hưởng chính trị của TQ tại khu vực Châu Á.

7. Nỗ lực QTH đồng NDT của TQ là bước đệm nhằm thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước

Sau khi ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên với Hàn Quốc vào năm 2008, đến 2014 TQ đã ký thỏa thuận hoán đổi với 29 nước và vùng lãnh thổ. Mặc dù giá trị của các thỏa thuận này còn thấp, đây là một tiền đề rất quan trọng cho mục tiêu QTH đồng NDT của TQ bởi việc ký các thỏa thuận hốn đổi tiền tệ sẽ khơi thơng khả năng dùng đồng NDT trong thanh toán ngoại thương và trong dự trữ ngoại hối của các nước đối tác. Khi các hoạt động giao dịch của Trung Quốc với các nước trên bắt đầu chuyển sang dùng đồng NDT, quy mơ của các thỏa thuận hồn tồn có thể được mở rộng. Ngồi ra, đã có một số nước dùng đồng NDT với mục đích dự trữ ngoại hối, chủ yếu với mục tiêu đa dạng hóa tài sản dự trữ. Mặc dù IMF chưa xếp đồng NDT vào danh sách các đồng tiền dự trữ chính thức, hiện đã có hơn 50 NHTƯ các nước có sử dụng NDT trong dự trữ và đồng NDT đang đứng thứ 7 trong số các đồng tiền được dùng dự trữ nhiều nhất thế giới

25/11/2015, theo PBOC có 7 tổ chức đăng ký tham gia thị trường ngoại hối liên ngân hàng của Trung Quốc, bao gồm Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) và Ngân hàng Trung ương

Hungary (NBH), Ngân hàng Phát triển và Tái thiết Quốc tế, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quỹ Tín thác của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Quốc gia Singapore.

01/10/2016 đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chính thức gia nhập vào giỏ ngoại tệ của tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Giá trị của đồng NDT lúc này được đặt ngang hàng với đồng USD, JPY, GPB và EUR trong trong giỏ tiền tệ dự trữ được biết đến với tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. PBOC cho biết các tổ chức trên sẽ được phép giao dịch các sản phẩm giao ngay, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và các hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối nước này. Tuy nhiên, sau đó đồng NDT lại tuột dốc khơng phanh.

Tính đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã quyết định tiếp tục ký kết thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với nhiều quốc gia: Thái Lan ( hoán đổi 70 tỷ NDT thành 370 tỷ Baht, Hàn Quốc (trị giá 56 tỷ USD),… Việc tái ký kết này nhằm mục đích tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển của cả 2 bên.

4.2.Đối với thị trường chứng khoán phái sinh

Sản phẩm phái sinh chứng khoán Trung Quốc được giao dịch lần đầu tiên vào năm 1992. Đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh tương đối đa dạng các sản phẩm như: hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, hợp đồng kì hạn.

- Về Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, Trung Quốc phát hành lần đầu năm 1992 nhằm để bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu kho bạc trong bối cảnh lạm phát, với tổng mệnh giá 24 tỉ nhân dân tệ. Tuy nhiên, vì những bất cập như rủi ro bong bóng giá và thao túng thị trường có thể gây tổn hại cho nhà đầu tư, sự bất cập và chồng chéo về quản lý phái sinh tạo ra khó khăn cho phát triển thị trường khiến cho Trung Quốc liên tục thử nghiệm, thất bại rồi tái thử nghiệm những sản phẩm này (hợp đồng tương lai) trong hơn 10 năm qua. Trung quốc cũng có những thay đổi như niêm yết HĐTL TPKB 5 năm (2013), đến 2015, niêm yết HĐTL TPKB 10 năm.

- Hợp đồng kì hạn: Hợp đồng kỳ hạn trên chỉ số (index futures), được tạo ra ở Trung Quốc năm 2010, cung cấp cho nhà đầu tư cách thức phòng ngừa rủi ro (hedge), cũng như cung cấp cho những người bán khống (short selling) cách thức đạt lợi nhuận trong một thị trường. Chúng được các nhà đầu tư theo dõi

chặt chẽ như một chỉ số đo lường độ nhạy cảm của thị trường. Từ 2010 đến đầu năm 2015, Thị trường kỳ hạn trên chỉ số chứng khoán (stock-index futures market) của Trung Quốc tương đối phát triển, từng được Hiệp hội các sở giao dịch quốc tế xếp hạng sôi động nhất thế giới khi đạt đỉnh cao hồi tháng 6 năm 2015 với khối lượng giao dịch trong rổ CSI 300 đạt 3,2 triệu hợp đồng trước khi rớt xuống còn hơn 34.000 hợp đồng vào tháng 9 do chính phủ thắt chặt kiểm sốt.

KẾT LUẬN

Để thị trường ngoại hối Việt Nam nhanh chóng phát triển và hồn thiện, tiến tới hội nhập với các thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực khơng chỉ từ phía các NHNN- là người tổ chức, điều hành thị trường; các NHTM- là những thành viên chủ yếu trên thị trường mà còn cả chủ thể khác tham gia giao dịch trên thị trường này.

Có thể thấy hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn và đơn điệu, loại hình giao dịch hạn chế, hầu hết là các nghiệp vụ giao ngay, cịn nghiệp vụ kì hạn, hốn đổi và quyền chọn hầu như được thực hiện, mặc dù đây là công cụ ngoại hối phái sinh từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. Vì vậy, qua việc tìm hiểu thực trạng tiến hành giao dịch ngoại hối phái sinh tại thị trường ngoại hối phái sinh Trung Quốc, em nhận thấy cả 2 thị trường đều có điểm chung: thị trường mới ra đời, số lượng giao dịch còn thấp, ngăn cản pháp luật còn cao và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế. Hi vọng qua bài tiểu luận này, chúng em sẽ mang tới cho người đọc những cái nhìn khách quan nhất về thị trường ngoại hối ở Việt Nam và Trung Quốc .Từ đó giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hơn về thị trường ngoại hối ở các nước đnag phát triển nói chung ,ở Việt Nam và Trung Quốc nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo phần thực trạng Việt Nam

1. Báo cáo thường niên - Ngân hàng nhà nước Việt Nam các năm 2012,1013, 2014, 2015 2016.

2. Báo cảo tổng quan Thị trường tài chính năm 2014,2015, 2016, 2017 của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia Việt Nam.

3. Trang web Ngân hàng nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn/ 4. Trang web Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

https://www.eximbank.com.vn/

5. Trang web Ngân hàng Á Châu: https://online.acb.com.vn/ 6. Trang web Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

https://www.vietcombank.com.vn/

7. Trang web Ngân hàng Đầu tư vầ Phát triển BIDV: bidv.com.vn/ 8. Trang web Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam:

techcombank.com.vn/

9. Tạp chí khoa học và đào tọa ngân hàng – số 154 – 12/2014 10.Tạp chí ngân hàng – số 13 – 7/2012

11.Thư viện pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/

Tài liệu tham khảo phần thực trạng Trung Quốc

1. PGS.Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

2. Trang web Kinh tế - Tài chính Việt Nam http://cafef.vn/ 3. Trang web Nhịp sống kinh doanh http://m.bizlive.vn/ 4. Trang web nước ngoài https://www.bloomberg.com/asia

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU thực trạng TTNH ở 1 số nước đang phát triển (Trang 27 - 32)