Những hệ lụy của việc vay đảo nợ thời gian qua

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU thực trạng khả năng trả nợ công của nền kinh tế việt nam, những hệ lụy của việc vay đảo nợ thời gian qua (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ CÔNG

3.1. Những hệ lụy của việc vay đảo nợ thời gian qua

 Mặc dù tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách ở mức không cao nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải vay để đảo nợ. Một cách để giải thích vấn đề này là thị trường nợ - ở đây là thị trường trái phiếu chính phủ trong nước - có nhiều phân khúc, dịng vốn ngắn hạn, dài hạn. Để đảm bảo công tác huy động vốn đạt hiệu quả nhất, Việt Nam cần tiếp tục duy trì, vẫn phải huy động vốn ngắn hạn bên cạnh việc tiếp tục kéo dài thời hạn phát hành trái phiếu Chính phủ. Miễn là tổng thể nợ vẫn trong biên độ an toàn, đỉnh nợ tại từng thời điểm khơng được vượt ngưỡng an tồn đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt. Mặt khác, trong giai đoạn trước, Việt Nam đi vay với lãi suất cao hơn, đến nay huy động được vốn rẻ hơn thay thế. Vấn đề quan trọng là kỹ năng điều hành của Chính phủ để giảm thiểu tối đa chi phí đi vay.

 Từ trước đến nay, việc trả nợ gốc của Việt Nam gắn với phát hành nợ mới để trả nợ cũ. Hàng năm, trị giá trái phiếu phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách bao giờ cũng cao hơn một phần trả nợ gốc. Như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa nợ mới và nợ để trả nợ gốc càng gia tăng. Điều này càng làm cho quy mô nợ công Việt Nam ngày càng tăng.

Nhiều ý kiến cho rằng được vay đã là tốt, vay được càng nhiều thì càng tốt. Xét về mặt kinh tế đúng là như vậy, vay được nhiều khơng dễ dàng gì và người cho vay phải nhìn mặt để xem xét khả năng trả nợ của người đi vay. Hơn nữa, nếu khoản vay được đầu tư tốt sẽ tạo ra được nền tảng cơ sở vật chất tốt cho sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra năng suất lao động cao, tốc độ tăng trưởng lớn và đem lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam đã vay rất nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây – đặc biệt là vay đảo nợ. Điều đó dẫn đến nợ vay của Việt Nam, nhất là vay nước ngoài đã vượt ngưỡng khuyến

cáo của các tổ chức tài chính quốc tế, trong khi điều kiện, khả năng trả nợ của Việt nam vô cùng mỏng manh.

 Trước đây, Việt Nam không phải trả nợ nhiều do vay nợ nước ngồi của Việt Nam có tới 70-80% là vay ODA. Vài năm gần đây, hình thức vay tín dụng thương mại mới nhiều hơn một chút. Vay ODA có thời gian trả nợ tương đối dài, lãi suất thấp và thường có một khoảng thời gian ân hạn để Việt Nam chỉ trả lãi mà chưa phải trả nợ như vay thương mại.

 Tuy nhiên, đến nay thời gian ân hạn của tất cả các khoản vay ODA gần như đã hết, Việt Nam đã đến thời điểm phải trả nợ nước ngoài rất nhiều. Từ khoảng năm 2012 nghĩa vụ trả nợ vay nước ngoài của Việt Nam tăng lên do các dự án ODA hết thời gian ân hạn và Việt Nam phải trả cả nợ gốc lẫn lãi vay. Điều đó khiến nợ vay trong thời gian gần đây ngày càng tăng lên. Lý giải áp lực trả nợ của Việt Nam ngày càng lớn, các chuyên gia cho rằng, việc vay nợ của Chính phủ và đầu tư cơng có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, đầu tư công của Việt Nam trong thời gian qua chưa hiệu quả. Rất nhiều khoản đầu tư được dùng để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính và các cơng trình khác mà khơng phát huy hiệu quả cao với nền kinh tế. Điều này cho thấy có thể Việt Nam đã sai từ định hướng đầu tư công đến hoạch định việc sử dụng nguồn lực của ngân sách nhà nước, sử dụng nợ vay nước ngoài.

 Với áp lực trả nợ ngày càng lớn, nếu Việt Nam không trả được nợ công, không thực hiện tiết kiệm chi tiêu, khơng đầu tư có trọng tâm, hiệu quả vào nền kinh tế sẽ phải tính đến khả năng vỡ nợ. Một khi đã rơi vào kịch bản vỡ nợ, hệ lụy của nó vơ cùng nặng nề với nền kinh tế, không chỉ trong dăm ba năm mà có thể kéo dài tới vài chục năm sau.

 Bình thường, nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn một chút, lập tức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam đã đi xuống, khi đi vay phải trả lãi suất cao và phải tuân thủ điều kiện ngặt nghèo về kiểm soát, giám sát. Nếu bị tuyên vỡ nợ, Việt Nam sẽ không thể vay nợ được, lạm phát và các vấn đề khác bùng nổ.

 Việt Nam đang đối mặt với khó khăn về nhiều mặt. Khi kinh tế khu vực khơng có cải thiện đáng kể thì Chính phủ vẫn phải tiếp tục sử dụng đầu tư để bù đắp suy thoái kinh tế. Nợ cơng là một con ngựa khó cưỡi nhưng lại có thể chở người Việt ra khỏi tình trạng suy thối những năm vừa qua. Do đó, việc giảm nợ cơng xuống là rất khó khăn nếu nền kinh tế thế giới khơng có cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc Việt Nam khơng cịn được hưởng các khoản vay ưu đãi của quốc tế và phải tiếp cận vốn vay thương mại nước ngoài nhiều hơn trong thời gian tới là một bất lợi lớn. Các chi phí dành cho các khoản vay nợ để đầu tư sẽ lớn hơn. Đi kiếm tiền ra để trả lãi sẽ là một gánh nặng thực sự. Bên cạnh đó có những cảnh báo về việc tăng thu chỉ đủ để trả lãi nếu không giảm được nợ cơng. Nếu khơng làm ra tiền để trả nợ thì phải vay tiếp và càng ngày tỷ trọng đi vay để trả lãi sẽ càng lớn lên.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU thực trạng khả năng trả nợ công của nền kinh tế việt nam, những hệ lụy của việc vay đảo nợ thời gian qua (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)