Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG THỰC HIỆN các CHÍNH SÁCH QUẢN lý nợ CÔNG ở VIỆT NAM GIAI đoạn 2009 đến NAY (Trang 26)

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công

3.1 Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý nợ công

Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị cơng nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ cơng. Theo

Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam

hướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tài khóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau:

 Xác định rõ vai trị và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chính phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.

 Khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần cịn lại của khu vực cơng và phần cịn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trị quản lý của khu vực công phải rõ ràng và được công bố công khai.

 Pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiết lập và kiểm sốt cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ.

 Luật pháp phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh.Luật pháp cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khốn khơng bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho cơng chúng. Minh bạch tài khóa địi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và cơng khai cho cơng chúng.

Ngồi ra, cần đảm bảo rằng thơng tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thơng tin cơng khai về nợ còn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phịng ngừa tình huống xấu xảy ra.

3.2 Xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý trong quản lý nợ công

3.2.1 Sửa đổi Luật quản lý nợ công

Xuất phát từ yêu cầu phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013 và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên

Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nợ cơng ở Việt Nam

quan ban hành sau Luật Quản lý nợ công từ 2009 đến nay. Theo đó, ngồi việc phải đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013, Luật Quản lý nợ cơng cịn liên quan đến một số luật đã được Quốc hội ban hành thời gian qua như Luật Ngân sách nhà nước (2015), Luật Đầu tư công (2014), Luật Tổ chức Chính phủ (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015)... Vì vậy, việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các quy định của pháp luật nói chung và các quy định liên quan đến cơng tác quản lý nợ cơng nói riêng là hết sức cần thiết.

Sửa đổi Luật quản lý nợ công khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật quản lý nợ công: các hạn chế, tồn tại của Luật liên quan đến việc phải làm rõ về phạm vi, công cụ quản lý nợ công; các tồn tại liên quan đến quy định về cho vay lại vốn vay của chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, vay nợ của chính quyền địa phương và phân định giữa quản lý ngân sách và quản lý nợ công, công tác giám sát và đảm bảo an tồn nợ cơng; thống kê, kế tốn, kiểm tra, giám sát nợ công, nâng cao và gắn trách nhiệm giải trình với chức năng, nhiệm vụ quản lý nợ cơng của các cơ quan có liên quan.

Với yêu cầu quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững đã chỉ rõ sự cần thiết phải “hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, cơng cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm sốt tồn diện rủi ro và hiệu quả nợ công, nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế”. Việc sửa đổi Luật Quản lý nợ cơng chính là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý đặt ra trong tình hình mới là hết sức cần thiết.

3.2.2 Vai trò của kiểm tốn nhà nước trong quản lý nợ cơng

Trong quản lý nợ công ở cả ba khâu: quản lý việc trả nợ, giám sát, đánh giá việc sử dụng các khoản vay, xử lý nợ; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện

Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nợ cơng ở Việt Nam

pháp luật về quản lý nợ công và công bố thông tin quản lý nợ công, cơ quan Kiểm tốn nhà nước có ba vai trị chính, bao gồm:

 Tổ chức kiểm tốn quản lý nợ cơng;  đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công;

 Cơng khai kết quả kiểm tốn về quản lý và sử dụng nợ công.

Với vai trị quan trọng khơng thể phủ nhận, kiểm tốn nhà nước cần phải có vị trí pháp lý tương xứng trong quản lý nợ cơng. Sự đầy đủ, kịp thời của hệ thống pháp luật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện vai trị của kiểm tốn nhà nước.

Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nợ cơng ở Việt Nam

KẾT LUẬN

Giai đoạn từ khi Luật quản lý nợ công được ban hành năm 2009 đến nay, công tác quản lý nợ công ở Việt Nam đã thu được những thành cơng nhất định đó là đảm bảo huy động nguồn lực cho ngân sách và cho đầu tư phát triển, nợ công được quản lý chặt chẽ, đảm bảo trong giới hạn được phê duyệt, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, từng bước thực hiện chế độ thông tin về nợ công, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm tốn về nợ công, chủ động tiếp cận những kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong việc quản lý, tạo điều kiện hội nhập với thị trường tài chính quốc tế và nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những thành cơng này, cơng tác quản lý nợ cơng vẫn cịn tồn tại một số hạn chế làm cho nợ công tăng cao và phát sinh rủi ro dẫn đến Chính phủ phải trả nợ thay.

Để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện các chính sách quản lý nợ cơng trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện một số giải pháp căn bản trong việc minh bạch, công khai các thơng tin về nợ cơng; hồn thiện thể chế pháp luật và hệ thống quản lý nợ cơng; hồn thiện khâu đánh giá hiệu quả quản lý nợ cơng cũng như hồn thiện quản lý sử dụng nợ cơng.

Thực trạng thực hiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trương Hùng Long, 2015, Quản lý nợ công: Kết quả và những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính, kỳ 1 số tháng 11/2015, tr. 6-9.

ThS Lê Thị Thúy Hằng, 2016, Bàn thêm về các giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý nợ cơng ở Việt Nam, Tạp chí tài chính Kỳ 2 số tháng 03/2016, tr.10-11.

Đề cương giới thiệu Luật quản lý nợ công ban hành ngày 01/09/2009 của Bộ tài chính

Phạm Thị Thanh Bình (chủ biên), Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới

và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, NXB Khoa học xã hội năm 2013.

TS. Nguyễn Minh Phong, Tính chất hai mặt của chính sách vay nợ và thu hút

đầu tư nước ngồi, Tạp chí Kiểm tốn số 12/2011 .

GS.TS Vương Đình Huệ, Nợ cơng và quản lý nợ công ở Việt Nam, Đại biểu nhân dân

Nghị quyết số 10/2011/QH13 Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính Phủ

Mỹ Dung, 7 tồn tại trong quản lý nợ công, báo taichinhdientu, 16/9/2010

http://www.taichinhdientu.vn/tai-chinh-247/7-ton-tai-co-ban-trong-quan-ly-no- cong-98174.html.

Hệ thống đánh giá hiệu quả quản lý nợ, World bank, 29/10/2015,

http://www.worldbank.org/en/topic/debt/brief/dempa-2015.

Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý nợ cơng cơng bố bởi Bộ tài chính năm 2016

Ấn phẩm Bản tin nợ cơng các số do Bộ tài chính phát hành

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/qln? _afrLoop=2194873847924414#!%40%40%3F_afrLoop

%3D2194873847924414%26centerWidth%3D100%2525%26leftWidth %3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse %26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dk49oj5qms_4.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG THỰC HIỆN các CHÍNH SÁCH QUẢN lý nợ CÔNG ở VIỆT NAM GIAI đoạn 2009 đến NAY (Trang 26)