3 .2BÀI HỌC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
3.2.1 Bài học với doanh nghiệp qua vụ kiện bán phá giá thép không gỉ
Biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước được các nước áp dụng đã từ lâu. Khi nền kinh tế cịn khó khăn, các biện pháp này sẽ được áp dụng thường xuyên hơn, vì vậy các doanh nghiệp ln phải chuẩn bị để "tự vệ".
Nhìn xuyên suốt q trình, có thể thấy rằng, doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc đối phó với các vụ kiện.
Trong năm qua, ngành thép gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của thép Trung Quốc tràn vào. Thế nhưng, nước ta hiện nay mới có một loại rào cản hành chính là hạn chế thép nhập khẩu, nhưng tác dụng của biện pháp này khơng cao. Chính sách bảo hộ ít, cịn doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng cơng cụ phịng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa. Nguyên nhân của thực trạng này là do doanh nghiệp chưa nhận biết đầy đủ phòng vệ thương mại, đồng thời doanh nghiệp cịn có tâm lý e ngại khi tham gia các vụ kiện. Bởi khi tham gia các vụ kiện, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp cho cơ quan điều tra các thơng tin như lỗ, lãi, chi phí, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, chưa kể chi phí tham gia khá tốn kém.
Trong bối cảnh đó, việc hai doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội của Việt Nam là Posco VST và Inox Hịa Bình lần đầu tiên thực hiện kiện doanh nghiệp nước ngồi bán phá giá có thể coi là tín hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành hơn trên thương trường quốc tế. Từ trước tới nay chúng ta chỉ thấy doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bán phá giá ở rất nhiều thị trường, và theo đuổi các vụ kiện khá vất vả, nhưng giờ đây đã có doanh nghiệp Việt Nam chủ động đi kiện và theo đuổi vụ kiện đến cùng. Theo số liệu của Bộ Cơng thương thì chỉ rêng năm 2012, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải chịu đến 11 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp lẫn tự vệ.
Nếu nhìn ngược trở lại hơn nửa năm trước có thể thấy, những phác thảo cho một cuộc chiến giành thị trường đã hiện hữu. Thực chất, việc không thỏa hiệp với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình dù khơng phải là đang đầu tư tại quê nhà, cho thấy việc Posco VST tự tin khởi kiện là nhờ vào kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường quốc tế. Nhưng cũng có một thực tế khơng thể phủ nhận là đầu tư của Posco VST tại Việt Nam khơng hề ọp ẹp và mang tính ăn xổi, khi khoản đầu tư này quy mô lên tới hơn 180 triệu USD. Hiện Posco VST và Cơng ty Inox Hịa Bình là hai nhà sản xuất có khả năng đáp ứng tới 80% nhu cầu thị trường nội địa. Đến lúc này, vụ khởi kiện tạm coi là kết thúc có hậu khi Cục Quản lý Cạnh tranh đã kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngồi. Điều này góp phần vào việc duy trì sân chơi lành mạnh cho thị trường trong nước, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển ổn định.
Cần phải nói rằng, ngành cán thép có giá trị gia tăng cao. Đặc biệt, khi ngành công nghiệp này thực sự phát triển mới có thể thu hút được các nhà đầu tư trong ngành cơng nghiệp cán nóng đầu tư vào Việt Nam. Việc một số doanh nghiệp nhập khẩu bán phá giá đã gây ảnh hưởng xấu đến ngành cơng nghiệp cán nguội. Vì vậy, với mức đầu tư lớn và bài bản của Posco VST, chuyện nhà đầu tư được quan tâm, bảo hộ phù hợp
với luật pháp cũng là điều mà bất cứ nước nào cũng phải làm nếu không muốn mang kiếp gia công và phụ thuộc vào nhập khẩu suốt đời.
Tuy nhiên, sau nỗ lực đầu tiên đó, đang xuất hiện những vấn đề đáng bàn. Cụ thể là sự xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp sản xuất thép inox và các doanh nghiệp sử dụng loại thép này làm nguyên liệu đầu vào sản xuất. Theo phản ánh của các doanh nghiệp sử dụng thép inox làm nguyên liệu đầu vào thì thời gian vừa qua, thuế nhập khẩu thép cán nguội không gỉ đã liên tục tăng từ 0% đến 5% và hiện tại đang là 10%. Do vậy nếu như Bộ Công thương chấp thuận tiến hành điều tra và doanh nghiệp Việt Nam thắng kiện thì giá thép inox bán ở thị trường trong nước sẽ bị đội lên tương ứng với mức thuế suất bị áp và khiến hàng chục doanh nghiệp khác khó khăn vì giá ngun liệu q cao.
Bên cạnh đó, Inox Hịa Bình và Posco VST cũng cho thấy sự thiếu nhất quán khi đi kiện. Trong khi kiện các nước bán phá giá thì Posco VST cũng nhập khẩu sản phẩm thép cán nguội không gỉ từ Trung Quốc để bán lại cho các doanh nghiệp Việt Nam với mức giá chênh lệch 10-20%. Posco VST thực hiện việc này thông qua công ty liên quan là Posco CFPC Trung Quốc và VHPC (công ty thương mại của Posco ở Việt Nam). Posco VST thừa nhận sẽ tiếp tục nhập các mặt hàng thép cán nguội không gỉ chưa sản xuất được. Điều này hoàn toàn trái với quy tắc kiện chống bán phá giá.
Theo các doanh nghiệp sản xuất trong nước, việc Posco VST và Inox Hịa Bình đi kiện thiếu lý do chính đáng. Họ cho rằng lý do chính khiến hai đơn vị trên đi kiện xuất phát từ áp lực công suất quá lớn trong điều kiện thị trường đang rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, tính đến cuối năm 2012, cơng suất nhà máy Posco VST đã tăng hơn 8 lần so với năm 2009. Posco VST mua lại Công ty ASC với công suất thép cán nguội không gỉ là 30.000 tấn/năm. Sau khi liên tục tăng công suất, đến năm 2012, con số này đã lên đến 245.000 tấn/năm. Chứng kiến hầu hết doanh nghiệp sản xuất thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài với giá thấp, cùng với cơng suất khổng lồ nói trên, việc Posco VST nơn nóng cũng là điều dễ hiểu.
Khơng chỉ vậy, hiện nay Posco VST và Inox Hịa Bình đang chiếm lĩnh thị trường sản phẩm thép cán nguội không gỉ. Nếu thuế được áp trong khi khơng thể tìm được nguồn khác, các doanh nghiệp trong nước chỉ còn cách mua hàng của hai đơn vị này. Vì thế, nhiều doanh nghiệp lo ngại nguy cơ thao túng thị trường và tăng giá bán khó lường trước của Posco VST và Inox Hịa Bình.
Bởi vậy, hơn 20 doanh nghiệp sử dụng inox làm nguyên liệu đầu vào cũng đã có đơn gửi lên Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Cơng thương, cho rằng đây có thể là một cách thức để giữ độc quyền doanh nghiệp của Posco VST và Hịa Bình Inox. Cũng theo đơn này thì số liệu được đưa ra là số liệu nhập khẩu năm 2012, khi mà Hịa Bình Inox cịn chưa lắp ráp xong dây chuyền sản xuất inox cán nguội, còn Posco VST cũng chỉ mới bắt đầu cán thử vào cuối năm. Mặt khác, cũng theo các doanh nghiệp thì hai nhà máy này không thể cung cấp tất cả các chủng loại inox cán nguội, nên đòi hỏi đánh thuế tất cả các sản phẩm inox cán nguội là chưa hợp lý. Có doanh nghiệp cịn cho rằng trừ hai “ơng lớn” này thì các doanh nghiệp sản xuất thép khơng gỉ khác vẫn hoạt động bình thường trong bối cảnh bị thép ngoại cạnh tranh.
Chưa nói tới ai đúng ai sai trong vụ việc này vì tất cả vẫn cịn chờ phán quyết của Bộ Cơng thương, nhưng sau thực tế đáng mừng là doanh nghiệp Việt Nam đã biết sử dụng công cụ thương mại quốc tế để giao dịch, thì lại là nỗi buồn khi thấy tình trạng gà nhà đá nhau. Câu chuyện này cho thấy dường như các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng với cạnh tranh cũng như chưa sẵn sàng với việc chấp nhận quy luật trên sân chơi lớn thương mại thế giới. Nếu những số liệu về chênh lệch giá mà hai doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cung cấp là chính xác và phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam cũng như thơng lệ quốc tế thì những doanh nghiệp sử dụng thép không gỉ cán nguội làm đầu vào sản xuất cần chấp nhận việc thép inox nhập khẩu có thể bị áp thuế chống bán phá giá. Khi ấy doanh nghiệp hồn tồn có thể lựa chọn mua thép nhập khẩu, thép của hai “ông lớn” hoặc thép của những doanh nghiệp khác trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng, giá cả tương xứng với chất lượng. Trong trường hợp
những thơng tin mà Posco VST và Hịa Bình Inox cung cấp khơng chính xác thì hai doanh nghiệp này cần tìm giải pháp cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả, chứ không phải bằng các vụ kiện.
Vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên này cũng là một thử thách lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm giải pháp hài hịa lợi ích các bên. Cả doanh nghiệp sản xuất thép inox và doanh nghiệp sử dụng inox làm nguyên liệu đầu vào đều phải làm quen với sự cạnh tranh từ bên ngoài. Điều quan trọng bây giờ là tìm được tiếng nói chung để doanh nghiệp sử dụng inox làm nguyên liệu đầu vào đặt hàng doanh nghiệp sản xuất inox đưa ra thị trường sản phẩm có giá cạnh tranh hơn, chất lượng tốt hơn, tránh cách hành xử “gà nhà đá nhau”.