Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG VÀ ĐẢO NỢ
3.1 Thực trạng đảo nợ của Việt Nam những năm gần đây
Việc vay đảo nợ nhìn chung sẽ có hai trường hợp:
(1) Đối tượng vay hoạt động hiệu quả nhưng vì bất khả kháng, chưa thu tiền về kịp, họ vay khoản mới để trả khoản vay cũ, khi thu tiền về sẽ trả nợ. Hiện tượng này có, nhưng ít khi xảy ra.
(2) Đối tượng vay hoạt động không hiệu quả, mất khả năng trả nợ, phải vay nợ mới để đảo nợ. Đảo nợ sẽ khiến họ rơi vào vùng nguy hiểm hơn vì tiếp tục bị cuốn vào vịng xốy nợ nần.
Trường hợp mà nước ta đang mắc phải chính là trường hợp (2). Theo số liệu được cơng bố chính thức của Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2015, nợ cơng nước ta tăng bình quân 18.5%/năm, gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Bởi tốc độ gia tăng chóng mặt này cộng thêm áp lực từ bội chi ngân sách, chính phủ buộc phải áp dụng phương pháp vay đảo nợ để có nguồn tiền trả nợ cơng. Nhận định về tình hình nợ cơng giai đoạn vừa qua, ơng Bùi Đức Thụ - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết: “Năm 2015 trả nợ được 150.000 tỷ đồng nhưng bội chi ngân sách 226.000 tỷ và phát hành trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ; năm 2016 bội chi ngân sách 254.000 tỷ, trả nợ 155.000 tỷ nhưng trong đó dự kiến vay 95.000 tỷ để đảo nợ. Bốn năm nay chúng ta không trả hết được các khoản nợ đến hạn cho nên phải vay để đảo nợ. Cứ đà này thì nợ cơng sẽ liên tục tăng.”
Thực tế cho thấy quy mô vay đảo nợ nước ta liên tục gia tăng những năm gần đây. Năm 2013, chính phủ đã phải đảo nợ 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó con số đảo nợ đã tăng lên mức 106.000 tỷ đồng, con số này năm 2015 đã là 125.000 tỷ đồng, và năm 2016 tiếp tục phải đảo nợ 95.000 tỷ đồng.
2013 2014 2015 2016 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 45000 105000 125000 95000 Năm Tỷ VND
Biểu đồ 3. Tình hình đảo nợ của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016 (tỷ đồng) 3.2 Hệ lụy của vay đảo nợ
3.2.1 Hệ lụy đối với rủi ro tỷ giá
Để tránh rủi ro tỷ giá thì việc vay nợ quốc tế chỉ có thể được đảm bảo khi Chính phủ có nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, ngân sách chỉ có thể thu thuế bằng nội tệ. Từ đó, gánh nặng thu về ngoại tệ phụ thuộc lớn vào những còn doanh nghiệp xuất khẩu.
3.2.2 Hệ lụy đối với dư nợ trái phiếu Chính phủ
Trước hết, khi nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, việc giảm lãi suất khơng hẳn lúc nào cũng có lợi khi tái cấu trúc nợ. Chúng ta biết rằng khi lợi suất trái phiếu giảm xuống thì giá trái phiếu sẽ tăng lên. Nếu lợi suất trái phiếu giảm thấp hơn so với lãi suất coupon trái phiếu, chẳng hạn như lãi suất coupon trái phiếu phát hành năm 2010 là 6,75%, thì giá trái phiếu sẽ cao hơn mệnh giá, tức cao hơn 1 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, giả sử Chính phủ phát hành trái phiếu ngang giá (par value), tức là lãi suất coupon trái phiếu bằng với lợi suất
nhà đầu tư địi hỏi thì Chính phủ sẽ thu về số tiền đúng bằng mệnh giá trái phiếu. Nếu vậy, số tiền thu được sẽ không đủ để mua lại hết số dư nợ trái phiếu 1 tỉ đô la Mỹ trước đây vốn đang được định ở mức giá cao hơn và điều này cũng có nghĩa là sẽ cịn một lượng trái phiếu cũ sẽ tiếp tục lưu hành song song với trái phiếu mới. Từ đó, dư nợ trái phiếu của Chính phủ sẽ phải tăng lên, gồm 1 tỉ đô la Mỹ nợ mới và nợ trái phiếu cũ cịn lại, chứ khơng phải vẫn duy trì khơng đổi ở mức 1 tỉ đô la Mỹ như ý kiến của đại diện Văn phịng Chính phủ.
Chính phủ vẫn có thể phát hành thêm một lượng trái phiếu mới vừa đủ để mua hết số dư trái phiếu cũ đó, nhưng điều này cũng khơng làm thay đổi kết quả bởi khi Chính phủ phát hành thêm thì dư nợ trái phiếu cũng sẽ phải tăng lên so với trước. Việc dư nợ trái phiếu tăng lên trong điều kiện lãi suất phải trả hàng năm thấp hơn cũng chưa hẳn có lợi hơn cho Chính phủ, trừ khi mặt bằng lãi suất thế giới giảm đủ sâu. Bên cạnh đó, Chính phủ cịn phải tính thêm các khoản chi phí cho việc phát hành mới chẳng hạn như chi phí tư vấn, mơi giới và bảo lãnh phát hành. Trên thực tế, các khoản chi phí này là khơng hề nhỏ và Chính phủ cần phải tỉnh táo khi đưa ra quyết định cuối cùng, tránh trường hợp lợi bất cập hại.
3.2.3 Hệ lụy đối với uy tín của Chính phủ
Thứ nhất, việc phải tái cơ cấu kỳ hạn và lãi suất nợ cho thấy kế hoạch vay nợ trước
đây của Chính phủ đã khơng được thiết kế cẩn thận.
Thứ hai, việc Chính phủ lấy danh dự quốc gia để đi vay nợ rồi về cho doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) vay lại với lãi suất thấp thay vì để doanh nghiệp tự vay - tự trả cũng có nghĩa là Chính phủ đang ưu ái bao cấp phần chênh lệch lãi suất đó cho doanh nghiệp. Cách hành xử này của Chính phủ đi ngược lại với các nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường và không thống nhất với các cam kết mà Chính phủ từng đưa ra nhằm đảm bảo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, thay vì để cho doanh nghiệp tự đi vay thì Chính phủ lại trực tiếp vay rồi phân bổ lại cho DNNN, vơ hình trung làm cho khả năng giám sát của hệ thống tài chính trở nên bị vơ hiệu.
Thứ ba, việc phải tái cơ cấu nợ dù bất luận vì lý do gì cũng cho thấy Chính phủ, cụ
thể là các tập đồn nhà nước vay lại nợ, đang có vấn đề về mặt tài chính. Điều này có thể được rút ra từ bài học của Vinashin năm 2005, khi Chính phủ lần đầu tiên phát hành thành công 750 triệu đô la Mỹ trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Khoản trái phiếu này sau đó đã được Chính phủ cho Vinashin vay lại nhằm tài trợ cho các dự án thiếu tính thực tế của ngành đóng tàu mà khi đó Việt Nam đã được đánh giá là khơng có khả năng cạnh tranh với các cường quốc đóng tàu trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Và sau đó, tài sản hình thành từ các khoản nợ này đến nay về cơ bản là đã khơng cịn lại gì, nhưng nợ thì khơng hề mất đi và Chính phủ (thơng qua DATC - Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam) đã phải trả thay. Bước sang năm 2010, trong khi câu chuyện Vinashin vẫn cịn nóng hổi thì Chính phủ phát hành tiếp 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế và khoản vay này cũng lại được chuyển cho các tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN, EVN, Vinalines sử dụng. Mặc dù cho đến nay, chưa có vấn đề bất ổn nào được phát hiện đối với khoản nợ này, nhưng với sự kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước, sự yếu kém trong công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các tập đoàn này, cùng với những bất cập trong các mơ hình quản lý và giám sát DNNN và sự lạc hậu trong các mơ thức quản lý và giám sát nợ cơng, thì việc hồi nghi về tính bền vững của các khoản nợ trái phiếu quốc tế này là có cơ sở. Trong điều kiện nợ công quá cao, thu ngân sách lại eo hẹp, hiệu quả chi tiêu và đầu tư công quá thấp, DNNN cũng nợ nần nhiều thì hiển nhiên chỉ một động thái vay nợ hay đảo nợ của Chính phủ cũng thu hút sự tị mị đầy tính hồi nghi của dư luận.
Bảng dưới đây thể hiện mức độ tín nhiệm của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực được Standard & Poor's - một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới (hai cơng ty cịn lại là Moody's và Fitch Ratings):
Quốc gia Xếp hạng
Việt Nam B+
Thái Lan A Malaysia A+ Indonesia BBB- Singapore AAA Philipines BBB+ Lào NR
Bảng 4. Đánh giá xếp hạng tín nhiệm một số quốc gia Đơng Nam Á của S&P năm 2015
Như vậy ta có thể thấy, xếp hạng trong khu vực của chúng ta là gần chót khu vực. Các tờ báo trong nước khi đưa tin Fitch, S&P hay Moody’s đánh giá thì thường thêm vào từ “ổn định”, “tích cực”, nhưng thực tế Việt Nam cũng luôn nằm ở nửa dưới, khuyến nghị không nên đầu tư. Để hiểu rõ hơn về các mức độ xếp hạng, nhóm tác giả xin đính kèm dưới đây thang đánh giá tín nhiệm của S&P:
Khuyến nghị Xếp hạng Ý nghĩa
Nên đầu tư
AAA Những người vay tốt nhất, đáng tin cậy
và ổn định
AA bao gồm :
AA+: tương ứng với bậc Aa1 của Moody's và Fitch
AA: tương ứng bậc Aa2
AA-: tương ứng bậc Aa3
Những người vay tốt, có độ rủi ro cao hơn AAA một chút
A bao gồm:
A+: tương ứng bậc A1
A: tương ứng bậc A2
Những người vay tốt nhưng độ ổn định tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi những
BBB Những người vay ở bậc tầm trung, có
thể tạm hài lịng ở thời điểm hiện tại
Khơng nên đầu tư
BB Có xu hướng dẫn tới những thay đổi
trong nền kinh tế
B Tình hình tài chính biến đổi đáng chú ý
CCC
Hiện tại dễ tổn thương và phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế thuận lợi để thực hiện
được cam kết
CC Độ tổn thương cao, trái phiếu đầu cơ
C
Độ tổn thương cao, có khả năng bị vỡ nợ hoặc đang bị truy thu nhưng vẫn trả
tiền theo giao ước
CI Quá hạn chưa trả
R Chịu sự kiểm soát theo quy định do
hồn cảnh tài chính
SD Đã vỡ nợ có lựa chọn đối với vài giao
ước
D Đã vỡ nợ với các giao ước và sẽ vỡ nợ
với phần lớn hoặc tất cả các giao ước
NR Khơng đánh giá
KẾT LUẬN
Tóm lại, nợ cơng đang là vấn đề bức bối của khơng chỉ Việt Nam mà cịn của nhiều nước trên Thế giới. Để phát triển đất nước thì nguồn vốn đầu tư là vơ cùng quan trọng, do đó, vay nợ là điều hiển nhiên giữa các quốc gia. Thậm chí, có nhiều quốc gia trên Thế giới cịn đang có gánh nặng nợ lớn hơn nước ta gấp nhiều lần như Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Iceland,…Tuy nhiên, việc sử dụng nợ như một nguồn lực tích cực cho phát triển kinh tế thì Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả, do đó, tỷ lệ nợ công đang tăng dần đến ngưỡng nguy hiểm (65%) với tốc độ 18%/năm. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của Việt Nam, mà bằng chứng là chi trả nợ hàng năm khơng cịn đáp ứng đủ số lãi và nợ đến hạn khiến đảo nợ xảy ra thường xuyên hơn với giá trị ngày càng tăng. Đảo nợ không chỉ nâng cao rủi ro tỷ giá khiến nâng cao nợ phải trả mà còn ảnh hưởng đến dư nợ Trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến việc uy tín của Nhà nước bị giảm xuống trên trường quốc tế. Bài viết còn phản ánh xu hướng tăng chi thường xuyên với bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh gây ảnh hưởng xấu đến Ngân sách. Cùng với đó là giảm chi đầu tư và sự kém hiệu quả do đầu tư tràn lan, các “dự án nghìn tỷ” đem lại hiệu quả thấp (thậm chí có nhiều dự án khơng đem lại lợi ích gì). Do đó, nhóm tác giả cho rằng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để giúp quản lý Ngân sách và dư nợ, giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định hơn trong giai đoạn tới, khi mà vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quốc tế có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trái chiều lên nền kinh tế. Cho nên, đảm bảo được mức nợ công hợp lý sẽ giúp giảm sự đánh đổi với tăng trưởng và nâng cao tính ổn định của tài khóa.
Do thời gian và nguồn lực có hạn, nhóm tác giả có thể cịn có sai sót trong q trình nghiên cứu. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia.org
2. Website Kiểm tốn Nhà nước Việt Nam www.sav.gov.vn 3. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn 4. Cổng TTĐT Bộ Tài Chính www.mof.gov.vn
5. Báo vneconomy.vn
6. Thời báo thoibaotaichinhvietnam.vn 7. Báo vietnamnet.vn