CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ CÔNG
2.2. Thực trạng khả năng trả nợ công của nền kinh tế Việt Nam (2010-2016)
2.2.4. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn so với tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Từ báo cáo đã nêu trên của Bộ Tài chính, có thể thấy rằng, tính đến năm 2014, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn chỉ chiếm dưới 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và hàng hóa hàng năm của Việt Nam. Điều này cho thấy rằng, trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn đủ khả năng chi trả các khoản nợ trung và dài hạn của nước ngoài hàng năm. Lượng ngoại hối đổ về từ hoạt động xuât khẩu sẽ đảm bảo cho tính thanh khoản trả nợ nước ngồi của quốc gia trong thời gian tới.
Nghĩa vụ trả nợ chiếm một phẩm nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu một phần là do giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ đã tăng nhanh trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, tăng gấp hơn hai lần và đạt 150,19 tỉ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, do cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu thô chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu, nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có cấu trúc khơng bền vững. Nếu như khơng có biện pháp tăng giá trị cho các mặt hàng xuất khẩu thế mặt, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam có khả năng giảm sút, dẫn đến trị giá xuất khẩu không bền vững, khó đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ trong tương lại. Xét về ngắn hạn, Việt Nam vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn.
Cơ cấu nợ trong nước với đa số là các chứng khoán nợ trong ngắn hạn đã tạo nên áp lực trả nợ hàng năm cho Chính phủ. Do đặc điểm thị trường tài chính kém phát triển và các rủi ro vĩ mô lớn, TPCP chủ yếu được phát hành ở kỳ hạn ngắn dưới 5 năm. Kỳ hạn trung bình của các trái phiếu phát hành mới là 2,97 năm vào năm 2012. Sau đó, trái phiếu kỳ hạn dài đã được đẩy mạnh phát hành nhiều hơn, tuy nhiên kì hạn ngắn vẫn chiếm 60%, trung hạn 25%, còn lại 15% là dài hạn (tính tới cuối năm 2014). Trước tình trạng này, Quốc hội ban hành Nghị quyết 78/2014/QH13 giới hạn các kỳ hạn TPCP phát hành không được dưới 5
năm từ năm 2015. Tuy nhiên phía cầu thị trường cho thấy chưa sẵn sàng cho các kỳ hạn dài. Tỷ lệ phát hành TPCP đạt thấp so với kế hoạch khi Bộ tài chính thực hiện mục tiêu nâng kỳ hạn phát hành trung bình lên mức 6,8 năm trong năm 2014.
Số nợ gốc phải trả là 62,6 nghìn tỉ đồng, chi từ ngân sách để trả nợ gốc là 62,5 nghìn tỉ đồng trong năm 2010. Tới năm 2013, tổng nợ gốc phải trả tăng lên gấp đơi (125,8 nghìn tỉ) trong khi chi ngân sách để trả nợ gốc đạt 55,6 nghìn tỉ đồng, khối lượng nợ gốc phải đảo nợ là 70,2 nghìn tỷ (Bảng 6). Quy mô đảo nợ tiếp tục tăng lên mức 77 nghìn tỷ đồng trong năm 20144. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là việc phần lớn trái phiếu phát hành kể từ 2009 có kỳ hạn rất ngắn, 1- 3 năm. Thời điểm đáo hạn số nợ này bắt đầu từ 2011 nên tổng nợ gốc phải trả tăng mạnh kể. Sự xuất hiện của các loại tín phiếu ngắn hạn (kì hạn 3 và 6 tháng, đáo hạn trong năm) cũng đẩy số nợ gốc phải trả tăng lên.
2.2.5. Các chỉ số độ an tồn của nợ cơng ở Việt Nam
Căn cứ theo hệ thống chỉ số đánh giá nợ của WB đối với một quốc gia, các chỉ số nợ của VN được thể hiện trong bảng sau:
2010 2011 2012 2013 2014 Mức độ
Tổng nợ/GNI 40 44 42 41 45 Trung bình
Tổng nợ nước ngồi/xuất khẩu 61 52,2 50.86 48,02 47,28 Yếu Nợ phải trả hàng năm/xuất
khẩu 3,4 3,5 3,5 4,3 4,1 Yếu
Tổng nợ/thu ngân sách
157,9 162,0 172,0 184,4 211,5 Yếu Nợ phải trả hàng năm/thu ngân
sách 17,6 15,6 14,6 12,6 13,8 Yếu
Các chỉ số về nợ cho thấy một hệ số an toàn cao đối với tình trạng nợ của VN. Chỉ số về tổng nợ trên tổng thu nhập quốc dân đang ở mức cao (gần 65%) và đang có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2017. Ngoài ra, hầu hết các chỉ số khác đều ở dưới mức có thể gây ra khủng hoảng về nợ hoặc tính thiếu thanh khoản để trả nợ.Đây là cũng nhận định của ông Sandeep Mahajan – Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới( WB) tại Việt Nam tại phiên họp báo công bố báo cáo kinh tế khu vực sáng ngày 16/4/2016. “Chúng tôi không quan ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam. Tỷ lệ nợ vẫn an toàn song vấn đề đáng ngại đối với Việt Nam là kỳ hạn trả nợ. Các kỳ hạn trả nợ đang ngày càng ngắn lại, áp lực trả nợ rất lớn. Chính phủ vẫn hồn tồn có khả năng trả nợ các khoản đến hạn 100%. Nếu như thâm hụt ngân sách vẫn cao như hiện nay thì con số nợ sẽ khơng bền vững, rủi ro trong trung hạn là rất lớn”- Ông Sandeep Mahajan cho biết.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù tỉ lệ nợ công đang tăng cao một cách nhanh chóng nhưng với tình hình Kinh tế- Xã hội hiện tại, Việt Nam hồn tồn có khả năng trả cả gốc vay và lãi vay nợ khi đến hạn cho các chủ nợ. Tuy nhiên, chính phủ cần có về lâu dài, để có thể đảm bảo sức chịu đựng nợ cơng của nền kinh tế, Chính phủ cần có kế hoạch chi tiêu ngân sách minh bạch, ổn định; lập kế hoạch chi tiêu trung và dài hạn để có thể hoạch định ngân sách hiệu quá. Ngoài ra, cần thắt chặt kỉ luật tài khóa, chi tiêu có mục đích rõ ràng. Cần có chính sách cụ thể trong việc lựa chọn theo đuổi các dự án cơng, để tránh tình trạng đầu tư tràn lan, khơng lựa chọn được mục tiêu, gây tình trạng đắp chiếu các dự án nghìn tỉ đổng gây lãng phí nguồn vốn. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng thế giới mất niềm tin vào Việt Nam gây khó khăn cho việc vay vốn sau này. Thêm vào đó, Chính phủ cần có chính sách nâng cao giá trị xuất khẩu. Ngồi việc kí kết các hợp đồng song phương đa phương với các nước, Chính phủ cần gia tăng giá trị của các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho cán cân thanh toán xuất nhập khẩu được bền vững và có thể tiết kiệm được tài nguyê khoáng sản của đất nước bởi hiện tại xuất khẩu dầu
thô đang chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước hàng năm. Đây là cơ sở giúp cho nền kinh tế phát triển, tạo ra nguồn thu ngoại tệ và nội tệ để thanh khoản các khoản nợ công trong nước và ngoài nước của quốc gia.
CHƯƠNG 3. NHỮNG HỆ LỤY CỦA VIỆC VAY ĐẢO NỢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CÔNG
Ở VIỆT NAM
3.1. Những hệ lụy của việc vay đảo nợ thời gian qua
Mặc dù tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách ở mức không cao nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải vay để đảo nợ. Một cách để giải thích vấn đề này là thị trường nợ - ở đây là thị trường trái phiếu chính phủ trong nước - có nhiều phân khúc, dịng vốn ngắn hạn, dài hạn. Để đảm bảo công tác huy động vốn đạt hiệu quả nhất, Việt Nam cần tiếp tục duy trì, vẫn phải huy động vốn ngắn hạn bên cạnh việc tiếp tục kéo dài thời hạn phát hành trái phiếu Chính phủ. Miễn là tổng thể nợ vẫn trong biên độ an toàn, đỉnh nợ tại từng thời điểm khơng được vượt ngưỡng an tồn đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt. Mặt khác, trong giai đoạn trước, Việt Nam đi vay với lãi suất cao hơn, đến nay huy động được vốn rẻ hơn thay thế. Vấn đề quan trọng là kỹ năng điều hành của Chính phủ để giảm thiểu tối đa chi phí đi vay.
Từ trước đến nay, việc trả nợ gốc của Việt Nam gắn với phát hành nợ mới để trả nợ cũ. Hàng năm, trị giá trái phiếu phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách bao giờ cũng cao hơn một phần trả nợ gốc. Như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa nợ mới và nợ để trả nợ gốc càng gia tăng. Điều này càng làm cho quy mô nợ công Việt Nam ngày càng tăng.
Nhiều ý kiến cho rằng được vay đã là tốt, vay được càng nhiều thì càng tốt. Xét về mặt kinh tế đúng là như vậy, vay được nhiều khơng dễ dàng gì và người cho vay phải nhìn mặt để xem xét khả năng trả nợ của người đi vay. Hơn nữa, nếu khoản vay được đầu tư tốt sẽ tạo ra được nền tảng cơ sở vật chất tốt cho sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra năng suất lao động cao, tốc độ tăng trưởng lớn và đem lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam đã vay rất nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây – đặc biệt là vay đảo nợ. Điều đó dẫn đến nợ vay của Việt Nam, nhất là vay nước ngoài đã vượt ngưỡng khuyến
cáo của các tổ chức tài chính quốc tế, trong khi điều kiện, khả năng trả nợ của Việt nam vô cùng mỏng manh.
Trước đây, Việt Nam không phải trả nợ nhiều do vay nợ nước ngoài của Việt Nam có tới 70-80% là vay ODA. Vài năm gần đây, hình thức vay tín dụng thương mại mới nhiều hơn một chút. Vay ODA có thời gian trả nợ tương đối dài, lãi suất thấp và thường có một khoảng thời gian ân hạn để Việt Nam chỉ trả lãi mà chưa phải trả nợ như vay thương mại.
Tuy nhiên, đến nay thời gian ân hạn của tất cả các khoản vay ODA gần như đã hết, Việt Nam đã đến thời điểm phải trả nợ nước ngoài rất nhiều. Từ khoảng năm 2012 nghĩa vụ trả nợ vay nước ngoài của Việt Nam tăng lên do các dự án ODA hết thời gian ân hạn và Việt Nam phải trả cả nợ gốc lẫn lãi vay. Điều đó khiến nợ vay trong thời gian gần đây ngày càng tăng lên. Lý giải áp lực trả nợ của Việt Nam ngày càng lớn, các chuyên gia cho rằng, việc vay nợ của Chính phủ và đầu tư cơng có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, đầu tư công của Việt Nam trong thời gian qua chưa hiệu quả. Rất nhiều khoản đầu tư được dùng để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính và các cơng trình khác mà khơng phát huy hiệu quả cao với nền kinh tế. Điều này cho thấy có thể Việt Nam đã sai từ định hướng đầu tư công đến hoạch định việc sử dụng nguồn lực của ngân sách nhà nước, sử dụng nợ vay nước ngoài.
Với áp lực trả nợ ngày càng lớn, nếu Việt Nam không trả được nợ công, không thực hiện tiết kiệm chi tiêu, khơng đầu tư có trọng tâm, hiệu quả vào nền kinh tế sẽ phải tính đến khả năng vỡ nợ. Một khi đã rơi vào kịch bản vỡ nợ, hệ lụy của nó vơ cùng nặng nề với nền kinh tế, không chỉ trong dăm ba năm mà có thể kéo dài tới vài chục năm sau.
Bình thường, nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn một chút, lập tức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam đã đi xuống, khi đi vay phải trả lãi suất cao và phải tuân thủ điều kiện ngặt nghèo về kiểm soát, giám sát. Nếu bị tuyên vỡ nợ, Việt Nam sẽ không thể vay nợ được, lạm phát và các vấn đề khác bùng nổ.
Việt Nam đang đối mặt với khó khăn về nhiều mặt. Khi kinh tế khu vực khơng có cải thiện đáng kể thì Chính phủ vẫn phải tiếp tục sử dụng đầu tư để bù đắp suy thoái kinh tế. Nợ cơng là một con ngựa khó cưỡi nhưng lại có thể chở người Việt ra khỏi tình trạng suy thối những năm vừa qua. Do đó, việc giảm nợ cơng xuống là rất khó khăn nếu nền kinh tế thế giới khơng có cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc Việt Nam khơng cịn được hưởng các khoản vay ưu đãi của quốc tế và phải tiếp cận vốn vay thương mại nước ngoài nhiều hơn trong thời gian tới là một bất lợi lớn. Các chi phí dành cho các khoản vay nợ để đầu tư sẽ lớn hơn. Đi kiếm tiền ra để trả lãi sẽ là một gánh nặng thực sự. Bên cạnh đó có những cảnh báo về việc tăng thu chỉ đủ để trả lãi nếu không giảm được nợ cơng. Nếu khơng làm ra tiền để trả nợ thì phải vay tiếp và càng ngày tỷ trọng đi vay để trả lãi sẽ càng lớn lên.
3.2. Các biện pháp trả nợ bền vững được áp dụng trên thế giới
3.2.1. Biện pháp quản lý nợ cơng ở Nhật Bản
Thứ nhất, cơng cụ chính được coi là có hiệu quả để giải quyết vấn đề nợ công của Nhật Bản là tăng thuế.
Khoảng 70% dân số Nhật Bản chấp nhận mức tăng thuế cao hơn để khôi phục kinh tế quốc gia. Mức thuế sẽ bắt đầu tăng từ năm 2012. Hiện mức thuế doanh thu Nhật Bản là 5% - mức thấp nhất trong số các nước cơng nghiệp hố (so với mức gần 20% của châu Âu). Tăng thuế sẽ giúp sửa chữa thiếu sót hiện tại của Nhật Bản bởi doanh thu thuế của Nhật Bản hiện chỉ đạt 17% GDP - mức thấp nhất trong các thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ leo thang, dân số ngày càng già hóa và chi phí an sinh xã hội tăng cao, việc tăng thuế tiêu dùng sẽ cho phép Nhật Bản có cơ hội giữ được tốc độ tăng trưởng và cắt giảm được mức thâm hụt ngân sách. Cụ thể, tăng thuế tiêu dùng lên 10% trong giai đoạn 2012 -2016 để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phúc lợi khi dân số Nhật Bản đang nhanh chóng lão hoá. Mức thuế sẽ tiếp tục được tăng thêm 15%. Nhật Bản cần ít nhất 23.000 tỷ yên (khoảng 288 tỷ
USD) để tái thiết đất nước sau khủng hoảng kép động đất và sóng thần. Theo các nhà kinh tế, cứ tăng 1% thuế tiêu dùng sẽ tăng được 250 tỉ yên tiền thuế thu được. Thảm họa kép sóng thần và động đất đã gây thiệt hại cho Nhật Bản khoảng 2500 tỷ yên, bởi vậy mức thuế tiêu dùng tăng thêm 3% (từ 5% lên 8%) sẽ tăng thu 2250 tỉ yên. Bên cạnh việc tăng thuế, Nhật Bản chỉ thị cắt giảm thêm 10% chi tiêu chính sách trong tài khóa năm 2012 giúp chính phủ Nhật Bản có thêm 1.200 tỉ n nhằm bảo đảm tài chính để trang trải các chi phí phúc lợi. Động thái này sẽ tạo ra những điều chỉnh cần thiết để giúp giảm bớt nợ công. Từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng các loại thuế cơ bản như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Tuy nhiên, việc tăng thuế doanh thu sẽ dẫn đến một loạt hệ lụy kèm theo khi chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần hứa rằng sẽ không tăng thuế cho đến năm 2013. Những người phản đối chính sách tăng thuế lo ngại rằng tăng thuế có thể ảnh hưởng mạnh tới chi tiêu tiêu dùng và khiến kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái. Họ muốn cắt giảm trợ cấp và giảm lương cơng chức thay vì tăng thuế. Theo họ, tăng thuế giữa bối cảnh suy thối sẽ chỉ giáng thêm địn cho nền kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn và Nhật Bản sẽ không thể hồi phục nếu chỉ dựa vào cải cách thuế. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng, năm 1997, Nhật Bản đã phải lãnh hậu quả sau khi thực hiện chính sách tăng thuế làm cho tiêu dùng sụt giảm mạnh. Tăng thuế được coi là nguyên nhân đẩy nền kinh tế nước này vào suy thoái và giảm phát sau đó. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Nhật Bản - Ông Nishibori - việc tăng thuế sẽ khơng ảnh hưởng gì