Chương IV: Sự can thiệp của chính phủ Việt Nam tới biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU thất bại thị trường liên quan đến biến đổi khí hậu tại việt nam và sự can thiệp của chính phủ (Trang 25 - 29)

cũng như chi phí và lợi ích của việc ứng phó với biến đổi khí hậu hàm ý rằng một số quan điểm về đạo đức, như phúc lợi, bình đẳng và nhân quyền cần được xem xét trong các phân tích kinh tế về biến đổi khí hậu.

Thứ ba, độ rộng, độ lớn, loại hình, thời gian của các tác động của biến đổi khí hậu và chi phí và lợi ích của việc ứng phó với biến đổi khí hậu là khơng chắc chắn, do vậy phân tích kinh tế đối với biến đổi khí hậu cần xem xét đến yếu tố rủi ro và không chắc chắn với cách tiếp cận thận trọng.

Thứ tư, các tác động của biến đổi khí hậu là dài hạn và gia tăng theo thời gian. Khung phân tích kinh tế đối với biến đổi khí hậu cần đánh giá các lợi ích và chi phí của các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng theo thời gian sử dụng tỷ lệ chiết khấu hợp lý.

Thứ năm, biến đổi khí hậu có thể gây ra các tác động lớn và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế tồn cầu nếu khơng thực hiện ngay các hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Do đó, các phân tích kinh tế về biến đổi khí hậu cần phải xem xét khả năng của những thay đổi lớn, không cận biên (non-marginal) đối với xã hội chứ không chỉ đơn thuần là những thay đổi nhỏ, cận biên (marginal) - những thay đổi thường xảy ra với vốn, lao động, công nghệ trong các phân tích kinh tế chuẩn mực.

Với những lý do trên, biến đổi khí hậu là một thất bại thị trường lớn nhất mà thế giới phải chứng kiến. Những điểm khác biệt của biến đổi khí hậu so với các dạng thất bại thị trường khác làm cho phân tích kinh tế đối với biến đổi khí hậu trở nên thách thức hơn. Giống như bất kỳ một thất bại thị trường nào, biến đổi khí hậu chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả bằng sự can thiệp của chính phủ thơng qua các chính sách cơng.

Chương IV: Sự can thiệp của chính phủ Việt Nam tới biếnđổi khí hậu đổi khí hậu

Việt Nam đã đưa ra những chính sách và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH trong vịng một thập kỷ trở lại đây. Những chính sách này tập trung nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH.

Các hoạt động thích ứng với BĐKH tới năm 2030 bao gồm:

 Đạt ít nhất 90% các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội được lồng ghép vấn đề quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH;

 Giảm 2%/năm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước, riêng các huyện xã nghèo giảm 4%/năm;

 Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão và 100% tầu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thơng tin liên lạc;

 Nâng độ che phủ rừng lên 45%;

 Nâng diện tích rừng phịng hộ ven biển lên 380.000 ha, trong đó trồng thêm rừng ngập mặn từ 20.000 đến 50.000 ha;

 Đạt ít nhất 90% dân cư thành thị và 80% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; và

 100% số dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Việt Nam ủng hộ Cơng ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) nhằm giữ mức tăng nhiệt độ khí quyển trung bình tồn cầu vào cuối thế kỷ ở mức dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) cũng đã phát hành tài liệu Kịch bản BĐKH và nước biển dâng nhằm hỗ trợ cơng tác giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Việt Nam đã ký Cơng ước Khí hậu năm 1992, phê chuẩn năm 1994; đã ký Nghị định thư Kyoto năm 1998 và phê chuẩn năm 2002; đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Cơng ước Khí hậu và Nghị định thư Kyoto; đã gửi Ban thư ký Cơng ước Khí hậu Thơng báo quốc gia lần thứ nhất (2003), Thông báo quốc gia lần thứ hai (2010), Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (2014), phản ánh những nỗ lực mới nhất về ứng phó với BĐKH và kiểm kê KNK.

Chính phủ Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hoạt động giảm nhẹ như NAMA (Nationally Appropriate Mitigation Actions – Các hành động giảm nhẹ thích hợp trên tồn quốc), các hoạt động tình nguyện nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH tại các nước đang phát triển, hướng đến giảm phát thải khí nhà kính trong tất cả các lĩnh vực; đồng thời khuyến khích các Bộ, ngành cũng như chính quyền địa phương xây dựng NAMA. Mặc dù Việt Nam đã xác định được một số giải pháp NAMA trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng các biện pháp thực hiện cho đến thời điểm này vẫn chưa sẵn sàng. NAMA được coi là các hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu trong Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) tổng quát hơn trong khuôn khổ kế hoạch và chiến lược quốc gia dài hạn một cách bền vững. NAMA sẽ tiếp tục được thực hiện như một phần của Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) sau năm 2020.

Khi xảy ra thị trường thất bại, chính phủ có thể cung ứng hàng hóa cơng cộng, sau đó buộc các cá nhân trả tiền thơng qua các khoản đóng góp bằng thuế hoặc phí.

- Đối với giảm phát thải khí nhà kính, chính phủ có thể can thiệp được thơng qua các chính sách cơng. Để giảm phát thải khí C02, Bộ Tài ngun và Mơi trường cũng đã đưa ra Thông tư 24/2017 (Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc môi trường) cho các doanh nghiệp nhưng vẫn cần tuyên truyền ý thức cho cộng đồng, bởi đánh thuế bảo vệ mơi trường cụ thể là thuế cacbon chính là sử dụng cơng cụ kinh tế, tác động vào giá cả tới 2 đối tượng là nhà sản xuất và doanh nghiệp.

Nhưng thuế bảo vệ mơi trường khơng có thể tác động vào hành vi đối với doanh nghiệp độc quyền và người tiêu dùng, bởi họ có sản phẩm thay thế khác. Chính vì vậy, để giảm thiểu biến đổi khí hậu, Việt Nam cần áp dụng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để nghiên cứu và phát triển, tạo ra sản phẩm thân thiện mơi trường, giảm thiểu lượng khí CO2.

- Đối với giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, Chính phủ đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TN&MT cùng với các Bộ, ngành liên quan đã triển khai các nhiệm vụ như: Xây dựng thể chế, chính sách về BĐKH; Xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng; Đánh giá tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, khu vực và xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; Triển khai chương trình khoa học và cơng nghệ quốc gia về BĐKH.

Ngồi ra, Chính phủ cần đầu tư cho các biện pháp thích ứng với BĐKH và cụ thể là cho những cơ sở hạ tầng (ven biển, giao thơng, năng lượng, nơng nghiệp) có khả năng chống chịu với cực đoan khí hậu sẽ giảm được những chi phí rất lớn trong tương lai. Việc này rất quan trọng để đánh giá các kế hoạch mở rộng các thành phố, các khu công nghiệp mới, các dịch vụ môi trường (đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải), lựa chọn địa điểm xây dựng các cơ sở hạ tầng như cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước, và cơ sở hạ tầng khác trong tương lai. Cùng với đó cần có chính sách tín dụng xanh từ nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước cũng được nhiều nước đang phát triển sử dụng, nhằm cung cấp khoản tín dụng với mức lãi suất ưu đãi cho người nghiên cứu, sản xuất các thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất xanh

KẾT LUẬN

Tình trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói riêng và trên tồn cầu ln là một vấn đề mang tính thời sự và đặt ra nhiều thách thức. Đây chính là một thất bại của thị trường mà tự nó khơng thể giải quyết được. Lúc này, vai trị của chính phủ lại càng quan trọng hơn, là đầu tàu tiên phong trong việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để thành cơng, chính phủ cũng khơng thể đơn lẻ hành động mà cần sự chung tay góp sức từ phía các nhà máy, doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân trong xã hội. Mặc dù để khắc phục tình trạng trên cần rất nhiều thời gian và đầu tư cơng sức, tiền của, nhưng vì tương lai của đất nước, những hành động nhanh chóng và kịp thời của chúng ta là rất cần thiết.

Trên đây là những tìm hiểu của nhóm, nghiên cứu về thất bại thị trường liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam hiện nay và sự can thiệp của chính phủ. Hi vọng rằng trong tương lai các nhà chức trách sẽ có thêm những hành động thiết thực và hiệu quả để cải thiện vấn đề này.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận FTU thất bại thị trường liên quan đến biến đổi khí hậu tại việt nam và sự can thiệp của chính phủ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)