Khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ( Outbound Tourism)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự PHÁT TRIỂN LĨNH vực KINH tế đối NGOẠI của TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2008 2018 (Trang 26 - 33)

III. Sự phát triển du lịch quốc tế của Trung Quốc

2. Khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ( Outbound Tourism)

Trung Quốc là thị trường gửi khách số một thế giới về số lượng khách và khả năng chi tiêu. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2016, đã có trên 135 triệu lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, tăng 6% so với 2015, chi tiêu 261 tỉ USD (chiếm 21% tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế toàn cầu). Năm điểm đến hàng đầu của khách du lịch Trung Quốc năm 2017 là: Thái Lan (9,5 triệu lượt), Nhật Bản (7,4 triệu), Hàn Quốc (4,17 triệu), Việt Nam (4 triệu), Indonesia (2,06 triệu). Khách Trung Quốc đi du lịch nước ngồi có đặc điểm là thường đi theo các đồn lớn, qua các cơng ty lữ hành gửi khách với tour du lịch trọn gói giá cạnh tranh. Khách Trung Quốc chi tiêu nhiều cho hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí tại điểm đến.

Thị trường khách Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu đối với nhiều điểm đến trong khu vực và trên thế giới. Nhiều quốc gia rất coi trọng và áp dụng các chính sách nhằm thu hút khách Trung Quốc. Do đó, cạnh tranh điểm đến để thu hút thị trường khách này giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt, đặc biệt tại khu vực Châu Á và Đông Nam Á.

Đối với Việt Nam, thị trường khách Trung Quốc luôn chiếm tỉ lệ 28-30% trong tổng lượng khách quốc tế đến. Năm 2017, Việt Nam đón hơn 4 triệu lượt khách Trung Quốc trong tổng số gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 48,6% so với năm 2016. Sáu tháng đầu năm 2018, khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt 2,568 triệu lượt, tăng 36,1% so với năm 2017. Các địa bàn đón khách Trung Quốc chủ yếu là Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh…Tại Khánh Hòa, lượng khách Trung Quốc chiếm tới 60% tổng lượng khách quốc tế đến, trong khi đó con số này lần lượt là 30% và 20% tại Đà Nẵng và Quảng Ninh.

2.1. Khách Trung Quốc ngày càng có xu hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 160.0 45.8 47.7 57.4 70.3 83.2 98.2 116.6 127.9 135.1 143.0 149.7 Trung Quốc

Biểu đồ 14: Lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài giai đoạn 2008-2018 (Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: https://world-statistics.org/

Lượt khách Trung Quốc ra nước ngoài du lịch tăng nhanh trong hơn 1 thập kỉ qua. Năm 2008, có khoảng 45 triệu lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Đến năm 2017, con số này đã tăng lên 143 triệu lượt, tức là tăng gấp gần 3 lần. Trung bình, mỗi năm Trung Quốc có them 10 triệu lượt người đi du lịch nước ngồi.

Chỉ số này có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2009 – 2014. Giai đoạn này là khi Trung Quốc vừa vực dậy khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Chính sách được cải tổ nhằm nâng cao mức sống của người dân, từ đó đẩy mạnh tiêu dung và du lịch.

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 45,844 47,656 57,386 70,250 83,182 98,185 116,593 127,860 135,130 143,035 1,100,157 1,059,959 1,140,059 1,190,659 1,246,496 1,311,316 1,334,402 1,397,711 1,475,136 1,566,927

Trung Quốc Toàn thế giới

Biểu đồ 15: Biểu đồ lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài so với thế giới

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: https://world-statistics.org/

Lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài chiếm tỉ trọng ngày càng cao so với thế giới. Năm 2008, tỉ lệ này rơi vào khoảng 4,1% thì đến năm 2017, tỉ lệ lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài so với thế giới đã lên đến xấp xỉ 10%.

Vậy tại sao Trung Quốc lại là nước có số lượng người dân đi du lịch nước ngoài lớn đến như vậy?

Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là bởi chính sách cấp thị thực nhập cảnh (visa) nới lỏng, cộng với việc có thêm nhiều chuyến bay thẳng quốc tế kết nối đến các thành phố nhỏ hơn ở Trung Quốc, và thu nhập tăng là những yếu tố quan trọng giúp việc đi du lịch nước ngoài trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với người dân nước này.

Theo Dan Wang, nhà phân tích của Economist Intelligence Unit (EIU), nhóm người "thu nhập cao" của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên 480 triệu vào năm 2030, chiếm khoảng hơn 1/3 dân số. Wang cho rằng, trừ khi có khủng hoảng kinh tế, sẽ ngày càng có nhiều người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.

Thứ hai, Trung Quốc cịn là một quốc gia đơng dân nhất trên thế giới, vì vậy mà

nhu cầu tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ của người dân tại đất nước này là rất cao, là một thị trường đẻ trứng vàng quý giá. Điều này thể hiện từ việc đồng Nhân dân tệ được người dân nhiều quốc gia chào đón. Nhiều quốc gia chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền của Trung Quốc từ dịch vụ taxi, cửa hàng tiện lợi…

Nguyên nhân thứ ba, vào ngày 27/09 vừa rồi, Trung Quốc đã khai trương sân

bay quốc tế Đại Hưng tại thủ đô Bắc Kinh, với diện tích lên tới 700.000 km2, được cho là nhà ga trong một tòa nhà đơn lẻ lớn nhất thế giới, đủ sức đón 100 triệu lượt khách mỗi năm. Sân bay Đại Hưng được xây dựng nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Bắc Kinh, hiện đã và đang đón 100 triệu lượt khách mỗi năm và quan trọng hơn là góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch cả trong và ngoài nước tại Trung Quốc.

2.2. Chi tiêu du lịch của Trung Quốc

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 36.2 43.7 54.9 72.6 102.0 129.0 227.0 250.0 250.0 258.0

Chi tiêu du lịch của Trung Quốc

Biểu đồ 16: Chi tiêu du lịch của Trung Quốc giai đoạn 2008-2017 (Đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: https://world-statistics.org/

Người Trung Quốc càng ngày càng có xu hướng chi tiêu mạnh tay cho các chuyến du lịch của mình. Nếu như năm 2008, người Trung Quốc đã bỏ ra 36,157 tỉ USD cho du lịch nước ngồi thì 2017, nó đã tăng lên đến 258 tỉ USD. Tính trung bình, mỗi năm người Trung Quốc bỏ thêm 21,3 tỉ USD cho chi tiêu du lịch nước ngoài. Đặc biệt, giai đoạn 2013 – 2014, chỉ tiêu này đã tăng đột phá từ 129 tỉ (2013) lên đến 227 tỉ (2014) ( triệu USD), tức là tăng gấp gần 2 lần.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự tăng mạnh này là do Trung Quốc đã có những

chính sách kinh tế đúng đắn và kịp thời trong giai đoạn này để có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình, giúp tăng tiêu dùng, tăng thu nhập thực tế của người dân, vực dậy nền kinh tế do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Từ năm 2012, Trung Quốc đã sốn ngơi Mỹ để trở thành quốc gia đứng đầu về lượt khách du lịch nước ngoài và mức chi tiêu du lịch trên toàn thế giới.

Thứ

hạng Quốc gia

Chi tiêu du lịch toàn cầu (tỉ USD)

2015 2016

1 Trung Quốc 249,8 261,1

2 Mỹ 114,7 123,6

3 Đức 77,5 79,8

4 Vương quốc Anh 63,3 63,6

5 Pháp 39,3 40,5 6 Canada 30,1 29,1 7 Hàn Quốc 25,3 26,6 8 Ý 24,4 25,0 9 Úc 23,8 24,9 10 Hong Kong (Trung Quốc) 23,1 24,2

Bảng 7: Top 10 quốc gia chi tiêu cho du lịch toàn cầu 2015 – 2016 Nguồn: UNWTO

Thứ hai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày càng khuyến khích hoạt

động du lịch outbound vì đây là một cách để lan toả quyền lực mềm của Bắc Kinh ra thế giới. Chi tiêu nhiều hơn trong mỗi chuyến du lịch nước ngoài thể hiện mức tăng trong thu nhập của người dân.

Sự bùng nổ trong hoạt động du lịch ra nước ngoài của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu. Giới đầu tư nên "nhắm" những điểm đến, các ngành và doanh nghiệp có khả năng thu hút du khách Trung Quốc. Các chuỗi khách sạn đa quốc gia như Marriott, các công ty du lịch trực tuyến như Ctrip, các hãng hàng không và các hệ thống bán lẻ hàng hiệu cao cấp của nước ngoài đều cần phải tận dụng xu hướng này.

KẾT LUẬN

Trong 40 cải cách mở cửa nói chung và 10 năm trở lại gần đây nói chung, kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một trong những gã khổng lồ về kinh tế

của thế giới, có tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế toàn cầu. Bốn mươi năm

cải cách phát triển kinh tế, trung bình 10% một năm, đã đưa Trung Quốc vào nhóm đi đầu về cơng nghệ và sản xuất. Kết quả cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc đều chiếm vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, dân số đơng với mức sống tăng cao làm kích thích du lịch ngồi nước. Khơng thể khơng kể đến điều kiện thiên nhiên ban tặng, các chính sách thúc đẩy du lịch của chính phủ Trung Quốc khiến cho lượng khách nước ngoài đến Trung Quốc cũng tăng cao trong 10 năm trở lại đây. Có thể nói rằng, giai đoạn 2008-2018 là giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và bành trướng nhất. Tuy nhiên tới giai đoạn cuối năm 2018 đầu năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc lại rơi vào hồn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết, bao gồm bất đồng thương mại với Mỹ, các khoản nợ khổng lồ và tình

trạng ơ nhiễm ở quốc gia này. Số phận của gã khổng lồ này ra sao sẽ cịn phải phụ thuộc vào chính sách kinh tế và cả chính trị của chính phủ Trung Quốc, điều mà nhân loại thế giới đang chờ đợi trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://world-statistics.org/ 2. http://www2.unwto.org/ 3. https://wits.worldbank.org/

4. Hồng Yến, Thời báo Tài chính Việt Nam, 2/2/2014, “10 sự kiện kinh tế thế giới đáng chú ý năm 2013”, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xuan-giap-ngo- 2014/2014-01-18/10-su-kien-kinh-te-the-gioi-dang-chu-y-nam-2013-7188.aspx 5. Quang Thiều, Báo Nhân Dân, 17/9/2010, “Kinh tế Trung Quốc sau 30 năm mở

cửa” https://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/14008102-.html

6. China Trade Summary 2008-2017, WITS World Bank (World Intergrated Trade Solution)

https://wits.worldbank.org/CountryProfile/en/Country/CHN/Year/2014/ Summary

7. TTXVN, Tạp chí Tài chính, 14/6/2018, “Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008-2009” http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien- cuu-dieu-tra/bai-hoc-tu-cuoc-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau-2008-2009-

140338.html

8. TS. Phạm Thái Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, 18/3/2013, “Kinh tế - Chính trị Trung Quốc năm 2008” http://www.inas.gov.vn/480-kinh-te-chinh-tri-trung- quoc-nam-2008.html

9. Daniel Workman, World’s Top Export, 2/11/2019, “China’s Top 10 Exports” http://www.worldstopexports.com/chinas-top-10-exports/

10. Exports of goods and services (% of GDP),

https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.ZS?end=2018&start=2008 11. Hà Thu, VnExpress, 30/9/2019, “Biến đổi kinh tế Trung Quốc 70 năm qua”

https://vnexpress.net/kinh-doanh/bien-doi-kinh-te-trung-quoc-70-nam-qua- 3987743.html

https://www.pauldeng.com/teaching/chinaecon/readings/Is%20China %20export%20led%20-Jon%20Anderson,%20UBS.pdf

13. Andrew Bloomenthal, 29/05/2019, Six Factors Driving Investment in China https://www.investopedia.com/articles/economics/09/factors-drive-investment- in-china.asp

14. Luming Chen & Lian Lian, 2010, China Issues New Policies to Attract Foreign Investment, https://www.jonesday.com/en/insights/2010/05/china-issues-new- policies-to-attract-foreign-investment

15. ThS. Trần Tiến Dũng , 07/04/2018 , , Những thay đổi căn bản của kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- quoc-te/nhung-thay-doi-can-ban-cua-kinh-te-trung-quoc-trong-thoi-ky-nha-lanh- dao-tap-can-binh-137423.html

16. Helms, 5/5/2019, BEIJING’S RAPID EXPANSION – China looks to accommodate

for ever-growing travel demands,

https://china-outbound.com/2019/07/05/beijings-rapid-expansion-china-looks- to-accommodate-for-ever-growing-travel-demands/

17. Ngọc Trang, 13/11/2018, Trung Quốc sốn ngơi quốc gia hút du khách nước ngoài nhất thế giới vào 2030, http://vneconomy.vn/trung-quoc-soan-ngoi-quoc-gia- hut-du-khach-nuoc-ngoai-nhat-the-gioi-vao-2030-2018111210193818.htm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự PHÁT TRIỂN LĨNH vực KINH tế đối NGOẠI của TRUNG QUỐC GIAI đoạn 2008 2018 (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)