Các giải pháp thúc đẩy

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận kinh tế quốc tế khu vực mậu dịch tự do CAFTA với trung quốc và tác động của nó đến việt nam (Trang 27 - 34)

Chun mơn hóa sản xuất và chế biến các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh hơn so với Trung Quốc

Tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất chế biến hàng nông lâm hải sản để tăng dần tỷ trọng hàng chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu.

Về nơng sản, các nước ASEAN có như cầu về sản phẩm nhiệt đới cịn Trung Quốc lại có ưu thế vể sản phẩm ơn đới và hàn đới. Do vậy, Trung Quốc có nhu cầu nhập sản phẩm nhiệt đới và tài nguyên của ASEAN và như cầu đó chắc chắn sẽ cịn tăng mạnh khi Trung Quốc gia nhập WTO. Việt Nam nên tận

dụng lợi thế này bởi một con đường khôn ngoan là phải biết tận dụng thế mạnh của mình để vươn lên chứ khơng chỉ tìm cách nâng cao sức mạnh thuộc nhiều lĩnh vực khác phải cạnh tranh gay gắt.

Để phát huy thế mạnh trong xuất khẩu các mặt hàng này, Việt Nam có thể tiến hành một số biện pháp như:

- Đầu tư đầu đủ vào việc sản xuất, nuôi trồng những mặt hàng nông sản nhiệt đới nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cũng như tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu.

- Tăng cường đầu tư vào khâu chế biến các loại sản phẩm này nhằm giảm tỷ lệ hàng hóa sơ chế trong tổng lượng hàng nơng sản xuất khẩu. Đây cũng là những biện pháp đảm bảo các mặt hàng nông sản xuất khẩu trở nên đa dạng và phong phú hơn.

- Nghiên cứu thay đổi bao bì sản xuất xuất khẩu theo hướng đa dạng, hấp dẫn hơn những vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hóa đóng gói bên trong và tiết kiệm chi phí bao bì.

- Thống nhất cao tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kĩ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu song song với nới lỏng các hàng rào thuế quan.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản tích cực và chủ động thâm nhập thị trường thế giới, đẩy mạnh công tác đàm phán song phương và đa phương nhằm khai thác không chỉ thị trường Trung Quốc mà cả những thị trường mới.

Tăng cường đẩy mạnh các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ để tạo ra những sản phẩm đạt giá trị gia tăng cao hơn

Việt Nam nên tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm điện tử cơ khí, một số nguyên liệu dùng cho sản xuất hoặc tập trung phát triển những ngành dịch vụ

mà Trung Quốc đang có như cầu lớn như tư vấn, tài chính, giáo dục, quản lý cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị...

Đồng thời, để khắc phục xu hướng ngày càng trở nên yếu thế trước Trung Quốc, những ngành hàng mà cả hai bên đều có ưu thế cạnh tranh sau khi ACFTA được thành lập, cộng thêm với việc Trung Quốc gia nhập WTO, tránh tình trạng hàng hóa TRung Quốc thâm nhập ồ ạt vào thị trường nội địa, Việt Nam cần cố gắng xấp lập lợi thế so sánh bằng cách nhanh chóng tăng năng suất lao động và hàm lượng tri thức trong sản phẩm tiêu thụ cuối cùng để tạo nên những mặt hàng có nét độc đáo. Tùy theo mỗi chủng loại hàng hóa và thị hiếu mà có thể cải thiện theo những hướng khác nhau. Chẳng hạn, đối với hàng may mặc, nên tăng tính thời trang, chú trọng kiểu dánh vì khi tính tới nhân tố giá cả thì mẫu mã và kiểu dáng may mặc là nhân tố thu hút sự chú ý nhất của người tiêu dùng; hay đối với sản phẩm tạp hóa, đồ dụng trong nhà, trong văn phịng cần chú ý sự tiện dụng và hữu ích.

Khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp hơn so với hàng hóa Trung Quốc

Trước hết, lấy ví dụ trong ngành máy móc là ngành mà Việt Nam đang rất nỗ lực xác lập lợi thế so sánh để cạnh tranh với Trung Quốc. Phạm vi các ngành này rất rộng và có thể chia làm ai nhóm chính:

- Nhóm các loại máy móc gia đình và văn phịng. Đối với nhóm này, Trung Quốc hiện đang trong q trình tăng lợi thế so sánh cịn đối với Việt Nam, hiện năng sức sản xuất các loại hàng này còn rất yếu. Do vậy, chiến lược của Việt Nam là phải tạo môi trường để tiếp tục thu hút FDI, thúc đẩy đầu tư và nâng cao chất lượng trong lĩnh vực sản xuất các loại máy móc thuộc nhóm này.

- Nhóm các loại máy móc cao cấp. Đối với những loại máy móc này, trong tương lai hứa hẹn Trung Quốc sẽ nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm

thuộc nhóm này. Những nước xuất khẩu chính sẽ là Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan. Việt Nam mặc dù khơng có nhiều lợi thế để phát triển nhưng có thể cải thiện việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm này dựa trên việc tạo điều kiện để các công ty đa quốc gia chọn khu vực này làm cứ điểm sản xuất một số bộ phận của các loại máy móc đó.

Ngồi ra, trong khi Trung Quốc được coi là trung tâm công nghiệp chế tạo của thế giới, mặc dù Trung Quốc không phải là cơ sở sản xuất duy nhất, sẽ có ngành cơng nghiệp khác như cơng nghiệp chế biến tài nguyên, công nghiệp nguyên liệu thơ mà Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng để phát triển ngành công ngành này, vừa là nhân tố bổ sung cho kinh tế Trung Quốc.

Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa là yếu tố chủ yếu để hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rộng lớn của Trung Quốc, đồng thời có thể cạnh tranh được với hàng hịa các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Để nâng cao sực cạnh tranh, cần quan tâm tới các góc độ: giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, marketing quản lý.

Thúc đẩy cải cách kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại và xúc tiến đầu tư

 Đẩy nhanh tốc độ cải cách kinh tế và tự do hóa thương mại

Việt Nam nên tiếp tục chính sách cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu nhằm đẩy mạnh tiến trính tự do hóa thương mại. Đa dạng hóa xuất khẩu sẽ tiếp tục làm giảm sự phụ thuộc nặng nề vào dầu thô, gạo, hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp; đồng thời tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút các nguồn lực bên ngồi hỗ trợ cho q trình cơng nghiệp hóa đất nước.

Việt Nam cần đảm bảo hơn nữa tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư. Trong những năm bùng nổ kinh tế của ASEAN, nhiều nhà đầu tư nước ngồi sẵn lịng đầu tư vào Việt Nam bởi sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này mang lại. Nhưng khi Trung Quốc mở cửa thị trường thì các nhà đầu tư đã và đang có những thay đổi lớn về địa điểm đầu tư bởi đất nước này mang lại cho họ nhiều lợi ích hon. Để vượt qua thách thức này, Việt Nam cần nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư bằng việc đưa ra những biện pháp khuyến khích, tạo ra mơi trường hợp lý và chính trị thuận lợi, cải thiện cơ sở hạ tầng phù hợp với các tiêu chí chuẩn quốc tế và khuyến khích bảo vệ và bảo đảm lợi ích cho sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Nhà nước cần có những chính sách nhằm đa phương hóa các đối tác đầu tư nước ngồi, thu hút các nguồn vốn có trình độ cơng nghệ cao như Bắc Mỹ, Tây Âu.

Để thu hút FDI nhiều hơn, Việt Nam cần cải thiện các điều kiện để có thể cung ứng các dịch vụ cần thiết cho nên kinh tế như lao động, cơ sở hạ tầng... • Tăng cường cơng tác xúc tiến thương mại

Đối với cơ quan quản lý:

- Nắm bắt kịp thời những thay đổi của bạn để đề ra các giải pháp thích hợp phục vụ tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác xuất khẩu hàng sang Trung QUốc.

- Việt Nam và Trung Quốc cần thỏa thuận ký kết một danh mục hàng hóa trao đổi có tiềm năng và như cầu ổn định, lâu dài.

- Đề nghị Trung Quốc giải quyết hạn ngạch một số mặt hàng, và tăng mức nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng: than đá, dầu thực vật, thủy hải sản, rau quả nhiệt đới.

- Tổ chức các kênh thông tin giao lưu, trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước: triển lãm, trao đổi đoàn cán bộ, hội thảo…

Đối với các doanh nghiệp: nên chủ động tìm ra những biện pháp hợp tác có hiểu quả, đồng thời khơng ngừng nỗ lực tự đổi mới, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để nâng cao kim ngạch thương mại song phương, trở thành đầu cầu và cửa ngõ của Trung Quốc ở thị trường ASEAN.

Tiến hàng đàm phán với Trung Quốc đẻ được hưởng các điều kiện ưu đãi hơn trong việc mở cửa thị trường và thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc cũng như trong việc cung cấp hỗ trợ kinh tế kỹ thuật

Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác • Tích cực hợp tác với các nước trong khối ASEAN để đi đến nhất thể hóa thị trường khu vực nhằm cạnh tranh với thị trường Trung Quốc

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển của thế giới, ASEAN đã ký với Trung Quốc hiệp định tự do thương mại nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế của các bên phát triển. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc được thành lập đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hữu nghị giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời cũng là một quyết định mang tính lịch sử mà hai bên đã đưa ra để tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. ACFTA ra đời hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội tốt đẹp cho tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư của các thành viên. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra thách thức khơng nhỏ đối với các nước thành viên, bao gồm thách thức về loại hình tổ chức, tình trạng phân hóa hai cực, yếu tố cạnh tranh, vai trò chủ đạo trong ACFTA. Tuy nhiên, cần thấy rằng thách thức bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, qua cạnh tranh mỗi bên sẽ nỗ lực hơn, từ đó nền kinh tế mỗi nước sẽ phát triển với tố độ nhanh hơn và đi vào chiều sâu.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng em đã cố gắng bám sát lý luận về liên kết kinh tế quốc tế của mơn Kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra một số nhận định về thuận lợi và thách thức đối với ASEAN khi tham gia CAFTA với Trung Quốc. Nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn chế, tài liệu tản mạn, đồng thời vấn đề nghiên cứu không phải là dễ, vì vậy, đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em hy vọng rằng vấn đề này sẽ được giảng viên ThS. Lê Kiều Phương góp ý và chỉnh sửa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/ 1. http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/ NewDetails.aspx?Id=19 2. http://www.trungtamwto.vn/node/1836 3. http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/tom-tat-cac-cam-ket- cua-viet-nam-trong-khu-vuc-mau-dich-tu-do-asean-trung-quoc-acfta 4. http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/trien-vong-thuong- mai-trung-quoc-asean-trong-dieu-kien-thue-quan-bang-0 5. http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/tac-dong-cua-khu-vuc- mau-dich-tu-do-asean-trung-quoc-0 6. http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/bao-cao-danh-gia-tac- dong-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-asean-trung-quoc-phan-tich-

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận kinh tế quốc tế khu vực mậu dịch tự do CAFTA với trung quốc và tác động của nó đến việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)