Case 2: Tranh chấp về chỉ dẫn “chè Tân Cương”

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) QUYỀN đối với CHỈ dẫn địa lý TRONG sở hữu TRÍ TUỆ và PHÂN TÍCH một số CASE STUDY về QUYỀN CHỈ dẫn địa lý (Trang 28 - 36)

1. Tóm tắt lại vụ việc

Sản phẩm chè của vùng Tân Cương đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) tại Quyết định số: 1144/QĐ-SHTT ngày 20-9-2007 của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Sau khi được bảo hộ, CDĐL “Tân Cương” đã góp phần làm tăng sức cạnh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao được các giá trị về kinh tế, văn hoá, xã hội của sản phẩm. CDĐL “Tân Cương” đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất chè của vùng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng và phát triển CDĐL “Tân Cương” hiện nay còn nhiều hạn chế. Trên thị trường cả trong và ngoài tỉnh hiện vẫn tồn tại nhiều sản phẩm chè xâm phạm quyền SHTT đối với CDĐL “Tân Cương”.

Doanh nghiệp Hồng Bình đóng tại thành phố Thái Ngun tỉnh Thái Nguyên đã lấy tên “Tân Cương” đặt cho nhà máy sản xuất của mình và sản xuất chè, đồng thời sử dụng chỉ dẫn “chè Tân Cương” lên sản phẩm. Điều này bị nhân dân xã Tân Cương phản đối quyết liệt.

Họ cho rằng doanh nghiệp Hồng Bình khơng có nhà máy ở xã Tân Cương,

nguyên liệu chủ yếu thu mua từ nơi khác nhưng vẫn gắn mác chỉ dẫn chè Tân Cương lên sản phẩm, như vậy là sai quy định của pháp luật. Họ cũng cho rằng, sản phẩm chè Tân Cương đã có từ lâu đời và nổi tiếng của địa phương nên việc sử dụng chỉ dẫn chè Tân Cương của doanh nghiệp là mạo nhận tên gọi của địa phương.

Qua vụ việc này, ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp Hồng Bình khơng sử dụng chỉ dẫn “Tân Cương” lên sản phẩm

Phía doanh nghiệp Hồng Bình cho rằng, họ khơng vi phạm quy định của pháp luật vì thực tế họ có thu mua ngun liệu để sản xuất chè Tân Cương ở xã Tân Cương, còn nhà máy sản xuất chè thì họ có thể đặt ở những địa điểm thuận lợi cho việc kinh doanh chứ không nhất thiết phải đặt nhà máy tại xã Tân Cương. Do đó, họ có quyền được sử dụng chỉ dẫn “Tân Cương” lên sản phẩm chè của mình.

2. Xác định vấn đề

Đối tượng Quyền chỉ dẫn địa lý ở đây được xác định là chỉ dẫn ‘ chè Tân Cương’ với 2 bên liên quan:

CƠNG TY CỔ PHẦN CHÈ TÂN CƯƠNG HỒNG BÌNH đóng tại thành

phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên đã lấy tên Tân Cương đặt cho nhà máy sản xuất của mình và sản xuất chè.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản u cầu doanh nghiệp Hồng Bình khơng sử dụng chỉ dẫn Tân Cương lên sản phẩm.

2.2.1 . Hành động của phía bên UBND tỉnh Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên là chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý ‘Tân Cương’; Sở Khoa học- Công nghệ được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chỉ dẫn địa lý này.

Chỉ khi có sự chấp nhận của Sở Khoa học - Cơng nghệ thì cá nhân hay tổ chức mới được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý ‘Tân Cương’ trên bao bì , nhãn mác hoặc biển hiệu của sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý ‘Tân Cương’ cho chè Tân Cương Thái Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng với ba xã : Phúc Xn, Phúc Trìu và Tân Cương có tổng diện tích 4861.8 ha.

Để được trao quyền chỉ dẫn địa lý ‘Tân Cương’ các tổ chức cá nhân phải đáp ứng 3 điều kiện cơ bản sau:

 Chứng minh sản phẩm được sản xuất kinh doanh thuộc khu vực địa danh đã được cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý ‘Tân Cương’.

 Tuân thủ các quy trình sản xuất sản phẩm theo quy định.

 Cam kết thực hiện đúng các quy định trong Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý ‘Tân Cương’ đối với sản phẩm chè và có trách nhiệm gìn giữ, nâng cao giá trị hình ảnh cho chè Tân Cương.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản u cầu doanh nghiệp Hồng Bình khơng sử dụng chỉ dẫn Tân Cương lên sản phẩm.

2.2.2. Hành động bên CƠNG TY CỔ PHẦN CHÈ TÂN CƯƠNG HỒNG BÌNH

Chỉ dẫn chè ‘Tân Cương’ chưa được đăng kí bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý .

Sản phẩm chè Tân Cương đã có từ lâu đời và nổi tiếng của địa phương có thể khẳng định chè Tân Cương là một nhãn hiệu nổi tiếng căn cứ theo khoản 20 điều 4 Luật SHTT (Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam) và thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng quy định tại Điều 75 Luật SHTT

 Do đó hành vi của Doanh nghiệp Hịa Bình khơng xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.

2.1. Các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý đối với chè “Tân Cương” Thái Nguyên

Các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý đối với chè “Tân Cương” Thái Nguyên của công ty cổ phần chè Tân Cương Hồng Bình gồm có:

Sử dụng chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương với sản phẩm chè của cơng ty nhưng khơng có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Tân Cương, Thái Nguyên. Trên thực tế, Cơng ty Cổ phần Chè Tân Cương Hồng Bình có địa chỉ ở xã Quyết Thắng, Thái Nguyên, không hề liên quan tới vùng Tân Cương, nơi xuất phát của thương hiệu và chỉ dẫn địa lý được bảo hộ “Tân Cương”. Và có thể nói hành vi này đang lợi dụng một cách trực tiếp danh tiếng, uy tín của thương hiệu “Tân Cương” nhằm phục vụ cho công ty.

 Sử dụng tên “Tân Cương” cho sản phẩm chè cũng như cho nhà máy sản xuất chè

ở Thái Nguyên, tên thương hiệu cịn xuất hiện trên cả bao bì của sản phẩm. Cụ thể, việc sử dụng thương hiệu “Tân Cương” đưa vào sản phẩm của mình là hành vi sử dụng một chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, bên cạnh đó, việc sử dụng thương hiệu này cịn có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

2.2. Căn cứ pháp lý

Khoản 22, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa

phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ: Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Chỉ dẫn “ chè Tân cương” đã được đăng ký bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý. Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vô thời hạn tại quyết định số:

1144/QĐ-SHTT cấp ngày 20/09/2007:

“Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng với 3 xã: Phúc Xn, Phúc Trìu và Tân Cương với tổng diện tích tương ứng 4.861,8 ha.”

 Đối với việc sử dụng chỉ dẫn “chè Tân Cương” đặt tên cho sản phẩm của doanh nghiệp, hành vi này đã bị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ra văn bản yêu cầu không được sử dụng chỉ dẫn “Tân Cương” lên sản phẩm theo:

Khoản 4, Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ: “ Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam

là Nhà nước.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”

Khoản 1, Điều 19 tại Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

là một trong những cơ quan thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý:

“1. Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;

c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.”

Vậy nên Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có quyền quản lý chỉ dẫn “chè Tân Cương” và đã ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp Hồng Bình khơng được sử dụng chỉ dẫn trên.

Điểm c, Khoản 3, điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:

“ c) Sử dụng bất kì dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm khơng có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.”

Chỉ ra việc sử dụng chỉ dẫn cho sản phẩm chè của doanh nghiệp nhưng sản phẩm lại có nguồn gốc khơng phải xã Tân Cương có thể làm người tiêu dùng hiểu lầm rằng sản phẩm đó có xuất xứ từ xã Tân Cương:

Điểm b, Khoản 3, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:

“ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục địch lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.”

Sản phẩm chè Tân Cương đã có từ lâu đời và nổi tiếng tại địa phương. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh doanh nghiệp Hồng Bình sử dụng chỉ dẫn “ chè Tân Cương” nhằm lời dụng sự uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý thì doanh nghiệp Hịa Bình đã xâm phạm đến quyền về chỉ dẫn địa lý theo Điểm b, Khoản 3, Điều 129 Luật SHTT nêu trên

Có thể khẳng định rằng: “chè Tân Cương” là một nhãn hiệu nổi tiếng căn cứ theo

Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ( nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người

tiêu dung biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam) và thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng quy định tại Điều 75 luật sở hữu trí tuệ.

Hành vi sử dụng “Tân Cương” đặt tên sản phẩm và nhà máy sản xuất của doanh nghiệp Hồng Bình là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng,có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 129 luật

SHTT.

2.3. Kết luận

Case study trên là một trong nhiều case study tiêu biểu về việc vi phạm chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, mà cụ thể ở đây là của Công ty Cổ phần Chè Tân Cương Hồng Bình với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bởi Sở Khoa Học và Công Nghệ là chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè có xuất xứ từ vùng Tân Cương, Thái Nguyên. Có thể đánh giá rằng, Công ty Cổ phần Chè Tân Cương Hồng Bình đã vi phạm khi sử dụng một chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho sản phẩm của mình dù khơng đúng về nguồn gốc. Dù rằng, có thể thấy Cơng ty Cổ phần Chè Tân Cương Hồng Bình vẫn giữ được tên cho sản phẩm của mình nhưng điều đó khơng có nghĩa phía Cơng ty Cổ Phần Chè Tân Cương Hồng Bình khơng mắc sai phạm. Các doanh nghiệp, các cơng ty nên cẩn trọng hơn nữa trong việc tìm và sử dụng một tên nhãn hiệu hợp lý, tránh vi phạm về quyền đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

KẾT LUẬN

Từ việc tìm hiểu lý thuyết và phân tích một số case-study về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý,có thể thấy rằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam vẫn chưa thật chặt chẽ. Vì chưa có tầm nhận thức đúng đắn, đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề từ đó dẫn đến các hành vi sai phạm. Việt Nam là một nước đang phát triển nên luật pháp càng trở nên cần thiết. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất được ưa chuộng trong nước cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới, vậy nên cần có luật pháp chặt chẽ để giữ vững niềm tin của người tiêu dùng cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Để hoàn thành tiểu luận này chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Lữ Thị Thu

Trang, giảng viên bộ môn SHTT khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ

và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian qua. Bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của cơ để bài tiểu luận chúng em thêm hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hồ Thúy Ngọc (chủ biên .Giáo trình pháp luật sở hữu trí tuệ, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội

2. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định về sở hữu trí tuệ

3. Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp

4. Thông tư 01/2007/TT – BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp

5. Lê Nết Giao trình Quyền Sở Hữu Trí Tuệ, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2006.

6. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement On Trade – Related Aspects of IPR – TRIPS)

7. http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/khoa-hoc-cn/chi-dan-dia-ly- %E2%80%9Ctan-cuong%E2%80%9D-dang-bi-xam-pham-quyen-so-huu-tri- tue-233122- 99.html?fbclid=IwAR3iXqmgR5SQsgw13fGpjyWHQ0WL2GIu08NdO_VwrN qylpOHYjLGh7IqZKQ 8. http://cafef.vn/nong-thuy-san/vu-tranh-chap-nhan-hieu-buoi-tan-trieu-muon-su- tu-cuc-so-huu-tri-tue-20111213092651539.chn 9. https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dong-nai-huy-bo-giay-chung-nhan- dang-ky-nhan-hieu-buoi-tan-trieu-20120413012746605.htm 10.http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201112/Rac-roi-tranh-chap-nhan-hieu- buoi-Tan-Trieu-2115954/?fbclid=IwAR2ljAhXnkhrLyp3tAjYiQD4fbTj- BkF_1kL9RkEqSCx9TDJDDBtGhxaMRg 11.http://tamlongvang.laodong.com.vn/kinh-te/vu-tranh-chap-nhan-hieu-buoi- tan- trieu-dn-phai-chiu-trach-nhiem- 21143.bld?fbclid=IwAR0h011Dd0jFSrKVMKuBkucBUXr4lQ7jXp- Hwdj6uFLIjMWdXfh5R745dTM 12.http://www.tinmoitruong.vn/tin-trong-nuoc/huy-bo-giay-chung-nhan-dang- ky- nhan-hieu-buoi-tan-

trieu_2_12402_1.html?fbclid=IwAR0Ibwtdgn0TAlOZB6oEy4Q4Wv5QOCYb bQdXe6KJ6yDQTyz0WEH7ZevCQOA 13.https://laodong.vn/kinh-te/den-luot-buoi-tan-trieu-bi-tranh-chap-nhan-hieu- 52098.bld?fbclid=IwAR2a6TQj6Kuuvvk4FnWxn_D8xHRk5cu7J3QzFEI6KV0Fx gtxzQ_pZ1oF3Lw http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/10782002-.html

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) QUYỀN đối với CHỈ dẫn địa lý TRONG sở hữu TRÍ TUỆ và PHÂN TÍCH một số CASE STUDY về QUYỀN CHỈ dẫn địa lý (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)