Những giải pháp đang được áp dụng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ KINH TẾ VÙNG ĐBSCL

3.1 Những giải pháp đang được áp dụng

3.1.1 Hồn thành nhiều cơng trình chống xâm nhập mặn

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 04/CT-TTg về các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cùng với chính quyền địa phương đã đẩy nhanh tiến độ của các cơng trình đang được thi cơng để kiểm sốt xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Hiện nay, đã có 5 dự án được đưa vào tạm thời vận hành để phịng chống xâm nhập mặn trong thời kì cuối năm 2019, đầu năm 2020. Điển hình là những cơng trình: Trạm bơm Xn Hòa (tỉnh Tiền Giang); Cống âu thuyền Ninh Qưới (tỉnh Bạc Liêu); các cống Tân Dinh, Bơng Bót, Vũng Liêm (Hệ thống thủy lợi Nam Mang Thít); 18 cống kiểm sốt mặn thuộc Dự án Bắc Bến Tre giai đoạn 1; Nạo vét kênh Mây Phốp – Ngã Hậu…

Những cơng trình nói trên đã trực tiếp kiểm soát xâm nhập mặn khoảng 83.000 ha và gián tiếp hỗ trợ kiểm soát ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến 300.000 ha. Trong tương lai gần, Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục triển khai những dự án để đảm bảo chủ động kiểm soát xâm nhập mặn tốt hơn, như: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Cái Lớn- Cái Bé, Tứ giác Long Xuyên,…

3.1.2 Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nơng thơn, trong thời kì xâm nhập mặn, có khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Đứng trước tình hình ấy, từng tỉnh đã có những giải pháp riêng phù hợp để ứng phó với vấn đề:

 Tỉnh Bến Tre: trang bị thiết bị lọc nước nhiễm mặn RO cho 12/35 trạm cấp nước

trong tỉnh để tạo đủ nguồn nước ngọt cung cấp cho nhân dân; Hải đội Bộ Tư lệnh 2 đã dùng tàu hải quân chở được 250 m3 nước ngọt dự trữ cho dân cư ở 3 xã thuộc huyện Ba Tri là xã Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây trong khoảng thời gian bị thiếu nước.

32  Tỉnh Sóc Trăng: mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước thêm 115 km cho khoảng

4.000 hộ dân và sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm 604 km đường ống trong năm 2020 để đảm bảo nguồn nước cho 22.400 hộ dân bị thiếu. Số hộ dân còn lại (2.000 hộ) sẽ tiếp tục tìm nguồn vốn khác để nâng cấp cơng trình cung cấp nước.

 Tỉnh Kiên Giang: đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống, nâng cao công suất nhà máy

cấp nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho 9.000 hộ. Số hộ dân thiếu nước còn lại sẽ sử dụng cấp nước di động (xe bồn, téc,…) trong thời gian xâm nhập mặn lên cao, đồng thời khẩn trương huy động các nguồn vốn khác để sớm giải quyết.

 Tỉnh Cà Mau: do người dân trong tỉnh thuộc khu vực thường xuyên bị thiếu nước

hằng năm, giải pháp trước mắt là chủ động sử dụng các giải pháp cấp nước hộ gia đình.

 Tỉnh Bạc Liêu: đầu tư mở rộng 36 km mạng lưới đường ống và khoan bổ sung 4 giếng

nước ngầm để cấp nước cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

 Tỉnh Long An: hỗ trợ kinh phí mua 160 bồn trữ nước dung tích 1m3 cấp cho các hộ

nghèo, cận nghèo thuộc huyện Cần Giuộc đang bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt.

 Tỉnh Tiền Giang: lắp đặt 50 vịi nước cơng cộng đảm bảo khắc phục hồn tồn tình

trạng thiếu nước của 2.200 hộ dân trong các ngày xâm nhập mặn lên cao.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)