CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
3.2 Trách nhiệm của sinh viên trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Trước hết, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân, đồng thời, xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh, giữ vững bản chất truyền thống của ông cha đã dày công vun đắp, tạo dựng nên, huy động nguồn trí tuệ tài năng của sức trẻ, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiếp theo, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của q hương. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong phương thức tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Một điều nữa, cộng đồng sinh viên cần cùng nhau xây dựng mơi trường văn hóa
lành mạnh, đấu tranh phòng, chống và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình” trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Mơi trường văn hóa có vai trị quan trọng to lớn, trực tiếp ni dưỡng, phát triển những
giá trị của thanh niên chúng ta trong thời kỳ mới, nó góp phần nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tình cảm cách mạng, xây dựng nhân cách con người mới vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, vừa phát huy bản chất truyền thống, góp phần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế. Mơi trường văn hóa phải được coi như là “rào chắn” có tác dụng phịng ngừa, ngăn chặn và “miễn dịch” trước những tác động, ảnh hưởng, xâm nhập và phá hoại của các hiện tượng phản văn hóa của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”.
3.3 Một số bài học
Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trị vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Họ đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngồi nhưng khơng ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trị chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, chèo, xẩm, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là khơng ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào dân tộc trên đấu trường nhan sắc quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức còn phát động nhiều chiến dịch tuyên truyền về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mở các khơng gian văn hóa và hội chợ trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống, tổ chức chơi các trị chơi dân gian như ơ ăn quan, kéo co, nhảy dây, đi cà kheo, nhảy bao bố, chơi chuyền, đánh quay,…
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngồi qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngơn từ nước ngồi xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu
và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vơ tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa khơng lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay. Hãy “hòa nhập chứ khơng hịa tan” ! Hãy ln đặt lịng tự tơn, tự hào dân tộc cũng như lịch sự, truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp, lâu đời của nước nhà lên hàng đầu.
KẾT LUẬN
Bản sắc văn hóa dân tộc tuy có nhiều cách hiểu cụ thể khác nhau nhưng đều mang điểm chung là nhắc đến kết quả của một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc, là những đặc trưng riêng có của một dân tộc, giúp dân tộc đó khơng bị lẫn vào các dân tộc khác, là một kho báu quý giá, trường tồn. Bản sắc ấy thể hiện qua nhiều phương diện như phong tục, lễ hội, lối sống, luật lệ, tôn giáo …
Bản sắc văn hóa đối với dân tộc Việt Nam nói riêng là kết quả của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm, là kết quả của công sức, máu xương của cha ông. Ý thức được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt, Đảng và Nhà nước đã có những bước đi hợp lý qua các kì đại hội Đảng, để vận động tồn dân giữ gìn những giá trị thiêng liêng ấy, cả trong thời chiến lẫn thời bình, vừa phát huy những giá trị vốn có vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại: các chính sách, quy định về phong tục tập quán, nghệ thuật, phổ biến giá trị văn hóa đối với người dân Việt Nam cũng như thế giới.
Nhờ những bước đi ấy mà đã có những bước tiến đáng kể như ghi nhận giá trị của các di sản văn hóa ở cấp quốc gia, giúp các di sản văn hóa được ghi nhận ở tầm thế giới, giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam đến bạn bè năm châu, vẫn còn những hạn chế: những làn gió độc đến từ q trình hội nhập, sự mai một những giá trị cổ truyền trong xã hội hiện đại …
Để làm tốt hơn cơng tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cần phải có những kế hoạch, định hướng tốt cho tương lai. Sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước, chính là một nhân tố quan trọng trong công cuộc ấy. Cần phải trau dồi kiến thức về những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước, phổ biến những giá trị ấy ra cộng đồng bằng những hoạt động phong trào, đấu tranh không ngừng nghỉ chống lại những biểu hiện suy đồi, gây ảnh hưởng xấu đến bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng, bóp méo văn hóa dân tộc.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hương Diệp (18/7/2019), “Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp”, Trang thơng tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
<http://mattran.org.vn/hoat-dong/gin-giu-va-phat-huy-nhung-gia-tri-van-hoa-
dao-duc-tot-dep-27315.html>, truy cập ngày 30/11/2019.
2. Thần Thiên Uông, “Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở”, Academia, <shorturl.at/wFRSV>, truy cập ngày 30/11/2019
3. VHVN (28/6/2019), “Tìm hiểu khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liên quan”, Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên,
<http://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/tim-hieu-khai-niem-ve-van-hoa-va-mot-
so-khai-niem-lien-quan.aspx>, truy cập ngày 30/11/2019
4. Hoàng Thị Hương (03/06/2019), “Một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc”, Văn Hóa Học, <http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-
hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/2005-hoang-thi-huong-mot-so-van-de-ly-luan- ve-ban-sac-van-hoa-dan-toc.html>, truy cập ngày 30/11/2019.
5. Nguyễn Tú Anh (12/06/2015), “Vai trị của thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay”, Học viện Chính trị,
<http://www.hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/vai-tro-
cua-thanh-nien-voi-viec-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-hoi-nhap-quoc- te-hien-nay.html-2551>, truy cập ngày 30/11/2019)
6. Đan Anh, Thanh Thủy (16/02/2014), “Vai trị của sinh viên trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, Nhân Dân,
<https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/22387502-vai-tro-cua-sinh-vien-trong-
giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc.html>, truy cập ngày 30/11/2019.
7. Nguyễn Văn Mạnh, (16/04/2016), “Vai trị của thanh niên trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, “Văn hiến Việt Nam”, <http://vanhien.vn/news/vai-tro-
cua-thanh-nien-trong-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-43150>, truy cập ngày
8. Phạm Thị Hải Yến, (11/04/2013), “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình hội nhập quốc tế hiện nay”, 123doc,
<https://123doc.org/document/289480-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-
qua-trinh-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay.htm>, truy cập ngày 30/11/2019.
9. Nguyenqueanh (2019), Hoidap247, <https://hoidap247.com/cau-
hoi/2013?fbclid=IwAR3uSrhaygasnxndoWFgifo4bGXvZCv- 97zrbNt19q5OCnjocgPgdVFxdXk>, truy cập ngày 30/11/2019.