Tình hình giao dịch ngoại hối

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường ngoại hối tại một số nước đang phát triển (Trang 31 - 36)

II. Thực trạng thị trường ngoại hối tại Trung Quốc

3. Tình hình giao dịch ngoại hối

3.1. Vàng tiêu chuẩn quốc tế

Từ năm 2001 đến giữa năm 2015, PBoC chỉ 4 lần công khai quy mô và mức tăng trưởng của trữ lượng vàng quốc gia.

- Quý 4 năm 2001: Từ 394 lên 500 tấn (tăng 106 tấn) - Quý 4 năm 2002: Từ 500 lên 600 tấn (tăng 100 tấn) - Tháng 04/2009: Từ 600 lên 1.054 tấn (tăng 454 tấn) - Tháng 07/2015: Từ 1.054 lên 1.658 tấn (tăng 604 tấn)

Nguồn: Bullionstar.com

Sau năm 2009, Trung Quốc không công bố dự trữ vàng suốt thời gian dài. Đến giữa năm 2015 là lần đầu tiên trong 6 năm PBoC thông báo số liệu này, với mức tăng hơn 50% lên 1.658 tấn. Sau đó, Trung Quốc lại tiếp tục dừng nhập khẩu vàng trên thị trường ngoại hối từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2018.

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại với Washington có dấu hiệu leo thang căng thẳng và khả năng bùng phát chiến tranh lạnh về công nghệ, Trung Quốc muốn đa dạng hóa đầu tư, tập trung trữ lượng vàng để tránh phụ thuộc vào đồng USD.

Theo đó, giai đoạn tháng 12/2018 - 04/2019, Trung Quốc mua thêm gần 58 tấn vàng. Cụ thể, tháng 03/2019, PBoC nâng mức dự trữ vàng lên 60,62 triệu ounce, từ 60,26 triệu ounce tháng trước đó. Tính theo tấn, Trung Quốc đã mua vào 11,2 tấn vào tháng 2. Lượng mua vào ba tháng trước đó lần lượt là 9,95 tấn, 11,8 tấn và 9,95 tấn. Tháng 04/2019, lượng vàng dự trữ tiếp tục tăng từ 61,1 triệu ounce lên 61,61 triệu ounce vào tháng 5. Nếu quy ra tấn, nước này đã mua thêm 15,86 tấn trong tháng 5. Tiếp diễn đà này, lượng vàng dự trữ tháng 7 tăng từ 62,26 triệu ounce lên 62,45 triệu ounce tháng 8. Quy ra tấn, PBoC đã mua thêm 5,91 tấn vàng tháng trước, đánh dấu mốc 9 tháng liên tiếp Trung Quốc mua vào vàng tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng số vàng dự trữ quốc gia lên gần 100 tấn.

Điều này gây ảnh hưởng mạnh đến giá vàng trên thị trường ngoại hối. Ngày 07/08/2019, sau khi vượt 1.490 USD/ounce, giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống khoảng 1.485 USD/ounce. Đây là mức giá cao nhất trong 6 năm qua do nhiều ngân hàng trung ương các nước tính giá mua dựa trên tỷ lệ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), coi đây là tín hiệu của suy thối kinh tế giữa bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung kéo dài.

3.2. Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ

Tính đến hết tháng 5/2019, theo báo cáo của Trung tâm Lưu ký và Thanh toán bù trừ Trung ương Trung Quốc cùng cơng ty chun về thanh tốn bù trừ Shanghai Clearing House, các tổ chức ở nước ngồi sở hữu lượng trái phiếu Trung Quốc có tổng trị giá 1.880 tỷ NDT (khoảng 273 tỷ USD). Các nhà đầu tư toàn cầu đang tiếp tục đổ vào trái phiếu Trung Quốc và họ đã mua thêm lượng trái phiếu có trị giá rịng đạt 52,2 tỷ NDT trong tháng Năm. Ngoài trái phiếu, các tổ chức ở nước ngoài cũng đã gia tăng mua cổ phiếu và các quỹ đầu tư của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc, những nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ lượng tài sản tài chính trị giá 444,8 tỷ USD tại nước này tính đến cuối năm 2018. Con số trên đã tăng hơn gấp đôi mức ghi nhận hồi cuối năm 2014. Trong quý đầu tiên của năm 2019, các tổ chức ở nước ngoài cũng đã mua 9,5 tỷ USD trái phiếu Trung Quốc, đánh dấu sự gia tăng mạnh so với quý trước đó và cùng kỳ năm 2018.

Nói về mức tăng trưởng này, Trung Quốc chính thức cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận vào thị trường vốn nước vào năm 2000, khi Trung Quốc đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Tiến trình mở cửa thị trường tài chính của nước này được đẩy nhanh hơn vào năm ngoái sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc như là một người hưởng lợi một chiều từ hệ thống thương mại toàn cầu.

Theo đó, kể từ năm 2000, vào tháng 09/2019, lần đầu tiên Trung Quốc có động thái nới lỏng các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc bắt đầu cho phép các nhà đầu tư sử dụng hạn ngạch để chuyển tiền về nước bất cứ lúc nào. Trước đây Trung Quốc đã đưa ra giới hạn về số tiền mà các nhà đầu tư nước ngồi có thể chuyển ra khỏi nước này trong một lần.

Cụ thể, mức trần giới hạn đầu tư 300 tỷ USD/năm bị xóa bỏ, nhà đầu tư ngoại không cần nhận được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý để rót vốn vào các thị trường cổ phiếu và trái phiếu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã cho phép các ngân hàng nước ngồi và cơng ty bảo hiểm được nắm giữ cổ phần kiểm soát trong liên doanh địa phương của họ. Đến nay Tập đoàn UBS AG, JPMorgan Chase & Co. và Nomura Holdings Inc. đều đã được chấp thuận nắm giữ quyền kiểm soát trong các liên doanh chứng khoán tại Trung Quốc của các định chế này, trong khi Goldman Sachs Group Inc. và DBS Group Holdings Ltd. hiện đang đề xuất.

Có thể thấy, chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế. Quyết định này được ban hành đúng thời điểm Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm thêm vốn nước ngồi để cân bằng cán cân thanh toán trong cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng với Mỹ. Việc hủy bỏ hạn ngạch đầu tư cũng là một bước đi nữa của các nhà hoạch định chính sách trong việc mở cửa thị trường tài chính của Trung Quốc.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ liệu động thái này sẽ thu hút thêm được bao nhiêu vốn nước mới chảy vào thị trường trái phiếu trị giá 13 nghìn tỷ USD và thị trường vốn cổ phần trị giá 6,9 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, bởi tính đến cuối tháng 8, các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ sử dụng 111 tỷ USD trong hạn mức 300 tỷ USD được phê duyệt.

Theo số liệu thống kê của PBoC, tính đến cuối tháng 6/2019, các nhà đầu tư nước ngồi đang nắm giữ khoảng 2 nghìn tỷ CNY trái phiếu Trung Quốc và 1,6 nghìn tỷ CNY chứng khốn tại Trung Quốc đại lục. Chỉ số FTSE China A50 tương lai đã tăng 0,6% tại Singapore khi giới hạn này được loại bỏ.

KẾT LUẬN

Như vậy, thị trường ngoại hối đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển. Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi ngoại tệ, là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế; ngồi ra cịn cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó thị trường ngoại hối cịn là cơng cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm điều hướng nền kinh tế theo những mục tiêu khác nhau. Qua bài tiểu luận “Thực trạng thị trường ngoại hối tại một số nước đang phát triển”, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường ngoại hối, cũng như sự phát triển của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.

Trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm cịn những điều thiếu sót, nhóm rất mong được cơ và các bạn góp ý để hồn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê

2. Kinh nghiệm áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm của Trung Quốc, số ra ngày 27/04/2016, Viện chiến lược và chính sách tài chính quốc tế, Bộ tài chính. 3. Phạm Thị Hồng Anh, Tỷ giá và thị trường ngoại hối Việt Nam trong năm

2018, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201 Tháng 1&2. 2019 4. Đinh Xuân Cường & Nguyễn Thị Nhung, 2017, Thị trường ngoại hối Việt Nam

sau hơn 1 năm thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm, Tạp chí Ngân hàng số ra 25/10.

5. Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính các năm của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia.

6. Website:

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam: https://sbv.gov.vn/ - Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn

- Bảo Việt Securities: http://www.bvsc.com.vn - Investing.com: https://www.investing.com

- China Foreign Exchange Rate System: http://www.chinamoney.com.cn - Bullion star: https://www.bullionstar.com/

- Báo VNExpress: https://vnexpress.net/

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường ngoại hối tại một số nước đang phát triển (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)